Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HƯỚNG DẪN VIÊN TẠI KHU DU LỊCH VÀ BẢO TỒN DI
3.2. Những giải pháp khác
3.2.8. Những kiến nghị và đề xuất khác
A, Bảo tồn tôn tạo di tích ATK gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Một trong những mô hình phát triển kinh tế cố thể kết hợp được trong việc bảo tồn tôn tạo di tích ATK Định Hóa là kinh tế rừng và du lịch sinh thái. Để làm được điều đó, trước hết cần mở rộng việc khoanh vùng bảo vệ di tích, ngoài phạm vi mỗi di tích đã được khoanh vùng nên mở rộng quy hoạch những vùng đệm để phát triển kinh tế rừng và du lịch sinh thái. Bảo tồn tôn tạo du lịch ATK là cơ hội để khôi phục rừng, cải tạo sinh thái bằng việc kết hợp bảo tồn di tích
gắn vớ các đề án phát triển kinh tế rừng và du lịch sinh thái của huyện Định Hóa nói riêng, tỉnh Thái Nguyên nói chung.
B, Kết hợp bảo tồn di tích với công tác giáo dục truyền thông.
Giáo dục truyền thông là mục tiêu quan trọng hang đầu của công tác bảo tồn, tôn tạo di tích. Kinh nghiệm bảo tồn di tích ở nhiều địa phương cho thấy việc giáo dục truyền thông có thể được thực hiện ngay trong quá trình bảo tồn, tôn tạo di tích thông qua việc xã hội hóa công tác này. Có thể huy động mọi tầng lớp nhân dân, đặc biết là lực lượng thanh niên góp công, góp của, tổ chức các đợt lao động tình nguyện tham gia bảo tong, tôn tạo di tích. Một số hạng mục quan trọng tạo điểm nhấn cho khu di tích có thể xây dựng theo mô hình “ công trình tình nguyện” của các địa phương, các ngành, các đơn vị. Trong khu di tích ATK Định Hóa có khá nhiều di tích lien quan đến một số ban, ngành Trung ương và các cơ quan, đơn vị Quân đội, trong đó có một số di tích đã được tôn tạo theo mô hình này. Tuy nhiên các di tích đó vẫn chưa khai thác, phát huy được nhiều giá trị của nó bởi thiếu những mối lien hệ bền vững giũa chủ đầu tư xây dựng và chủ quản lý những “ công trình tình nguyện” đó. Phối hợp chặt chẽ với các quan, ban, ngành, đơn vị và từng tham gia đầu tư bảo tồn, tôn tạo các hoạt động tuyên truyền giới thiệu quảng bá về di tích, tổ chức các cuộc “ hành hương về nguồn” kết hợp với du lịch sinh thai. Làm được như vậy không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả của cồn tác giáo dục truyền thông, mà có tang sức hấp dẫn cho di tích.
C, Xác định rõ trách nhiệm cùa Trung ương và của địa phương trong việc bảo tồn tôn tạo di tích ATK Định Hóa.
Di tích ATK Định Hóa là một di tích lịch sữ cách mạng, kháng chiến có tầm cỡ quốc gia đặc biết. Chính vì vậy mà việc bảo tồn tôn tạo cũng như phát huy hiệu quả giá trị to lớn của khu di tích này cần có sự đầu tư thích đáng của nhà nước, sự chung tay góp sức của các địa phương, cơ quan, ban, ngành, các đơn vị lực lượng vũ trang. Chính phủ nên đứng ra chủ trì hoặc giao cho ngành
văn hóa kết hợp với tỉnh Thái Nguyên, với Bộ Quốc Phòng và các ngành có liên quan tái quy hoạch khu di tích ATK Định Hóa với những đề án tổng thể về tôn tạo kết hợp với chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Mỗi đề án nên chú ý gắn kết những hạng mục bảo tồn tôn tạo với phát triển kinh tế- xã hội và khai thác, phát huy tác dụng.
Cùng với việc quan tâm đầu tư đúng mức, phát huy hiệu quả giá trị của di tích ATK Định Hóa, cần phải coi trọng ý kiến phản biện xã hội từ phía các nhà khoa học các nhà chuyên môn. Thực tế ở nhiều địa phương trong thời gian qua không ít những di tích lịch sửn được đầu tư kinh phí bảo tồn tôn tạo rất lớn nhưng lại bị dư luận phản ứng, gây những phản cảm cho du khách khi thiếu hiểu biết về lịch sử, văn hóa, của lối làm việc theo tư duy “ thích hiện đại hóa” bất cứ công trình gì, kể cả di tích lịch sử- văn hóa. Đó còn là hệ quả của việc xem nhẹ thậm chí phớt lờ phản biện xã hội, không chú ý đến vai trò của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực bảo tồn tôn tạo du lịch. Môt khi việc bảo tồn tôn tạo bị sai lệch thì không thể trông chờ ở việc phát huy hiệu quả giá trị của di tích.
Một di tích mà không phát huy được hiệu quả đưa di tích đó hòa nhập với cuộc sống hiện tại và bảo tồn giá trị vĩnh hằng cho các thế hệ mai sau thì di tích đó trở thành” di tích chết”. bảo tồn tôn tạo di tích phải đi đôi với khai thác hiệu quả và phát huy giá trị của di tích đó.