Phân tích nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh ba đình (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG VIETINB ANK - CHI NHÁNH B A ĐÌNH

2.1. Những kết quả đạt được

2.1.2. Hoạt động tín dụng

2.1.2.3. Phân tích nợ quá hạn

Khi xem xét hiệu quả hoạt động cho vay phải xem xét trên nhiều mặt, một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khoản vay có lành mạnh hay không đó là nợ quá hạn.

Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh trong những năm qua được thể hiện qua số liệu sau:

Bảng 2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Ngân hàng TMCP VietinBank – Chi nhánh Ba Đình (2014 – 2016)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

2015/2014 2016/2015

Số tương đối

Tỷ lệ (%)

Số tương đối

Tỷ lệ (%) NQH 150.040 201.550 193.490 51.510 34,33 (8.060) (4,00) Tổng dư nợ 2.676.380 3.042.700 3.585.580 366.320 13,69 542.880 17,84

Tỷ lệ NQH (%)

5,61 6,62 5,40 1,02 18,16 (1.23) (18,53)

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ của Ngân hàng TMCP VietinBank – Chi nhánh Ba Đình năm 2014 - 2016)

Báo cáo cho thấy: tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ của chi nhánh có sự biến động qua các năm.

Cụ thể như sau: Năm 2014, tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ của chi nhánh là 5,61%; năm 2015 tỷ lệ này là 6.62%, tăng 18,16% so với năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu do tốc độ tăng nợ quá hạn nhanh hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ, tổng dư nợ quá hạn tăng từ 150.040 triệu đồng năm 2014 lên 201.550 triệu đồng, tương ứng tăng 34,33%. Nguyên nhân do trong năm thường xuyên sâu bệnh ở cây trồng và các dịch bệnh ở vật nuôi làm ảnh hưởng xấu đến thu nhập của người dân. Thêm vào đó, việc kinh dooanh thua lỗ của các doanh nghiệp cũng là một nguyên nhân làm cho tổng số nợ quá hạn tăng. Ngoài ra, nợ quá hạn tăng chủ yếu còn do nợ nhóm 2 tăng mạnh, do đó tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh không tăng nhiều so với năm 2014. Ngân hàng cần phân tích, đánh giá chính xác nguyên nhân để

38

đưa ra những giải pháp hợp lý để hạn chế việc nợ nhóm 2 bị đánh giá xếp hạng xuống nợ nhóm thấp hơn và rơi vào nợ xấu, đồng thời giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nâng cao hiệu quả cho vay của chi nhánh.

Năm 2016, tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ có sự biến động theo hướng tích cực, tỷ lệ này là 5,40%, giảm 18,53% so với năm 2015. Có được điều này là do Ngân hàng đã chú trọng tăng doanh số cho vay trong những lĩnh vực an toàn và giảm doanh số cho vay trong những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro để hạn chế rủi ro trong cho vay, dẫn đến tỷ lệ nợ quá han. Điều này cho thấy chi nhánh đã có những biện pháp quản lý nợ tốt, theo dõi sát sao các khoản nợ đến hạn, có biện pháp xử lý nợ hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của Chi nhánh.

Nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ là tỷ lệ được dùng phổ biến để đánh giá chất lượng cho vay của một ngân hàng. Tỷ lệ này của chi nhánh được tổng hợp trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.4. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân hàng TMCP VietinBank – Chi nhánh Ba Đình (2014-2016)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014

Năm

2015 Năm 2016

2015/2014 2016/2015 Số tương

đối

Tỷ lệ (%)

Số tương đối

Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 2.676.380 3.042.700 3.585.580 366.320 13,69 542.880 17,84

Nhóm 1 2.525.910 2.840.150 3.391.390 314.240 12,44 551.240 19,41 Nhóm 2 60.040 93.650 85.960 33.610 55,98 (7.690) (8,21) Nhóm 3 48.000 53.100 68.550 5100 10,63 15.450 29,10 Nhóm 4 32.630 38.050 29.320 5420 16,61 (873) (22,94)

39

Nhóm 5 9800 17.750 10.360 7950 81,12 (7.390) (41,63) Nợ xấu 90.430 108.900 108.230 18.470 20,42 (670) (0,62)

% Nợ xấu 3.38 3.58 3.02 0.20 5,93 (0.56) (15,66)

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ của Ngân hàng TMCP VietinBank – Chi nhánh Ba Đình năm 2014-2016)

Báo cáo cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh có sự biến động qua các năm nhưng tỷ lệ này đều ở mức thấp so với tỷ lệ nợ xấu của ngành Ngân hàng và của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP VietinBank nói chung. Cụ thể như sau: Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh năm 2014 là 3,38%, tỷ lệ này trong năm 2015 là 3,58%, tăng 5,93% so với năm 2014.

Nguyên nhân do bối cảnh kinh tế có nhiều biến động gây thiệt hại lớn cho người nông dân, làm giảm khả năng trả nợ của họ, dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu tăng, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu trong năm tăng.

Trước tình hình đó, Ngân hàng đã phối hợp với các cấp ủy chính quyền, các xã trên địa bàn, tổ chức vận động tuyên truyền cho người vay nắm được tính chất của tín dụng là hoàn trả. Đối với các trường hợp cố tình không chịu trả nợ thì Ngân hàng phối hợp với các cơ quan luật pháp để xử lý những món nợ đã đến hạn hoặc quá hạn. Đối với các trường hợp khách hàng không trả được nợ do nguyên nhân bất khả kháng, Ngân hàng làm rõ nguyên nhân để khoanh nợ và có phương pháp xử lý, đồng thời xem xét người vay bị rủi ro mà có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, Ngân hàng sẽ tiếp tục cho vay để người vay có vốn sản xuất và có thu nhập để trả nợ Ngân hàng. Kết quả là trong năm 2016, tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 3,02%, giảm 15,66% so với năm 2015. Điều này cho thấy, Ngân hàng TMCP VietinBank – Chi nhánh Ba Đình đã thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nợ, nâng cao hiệu quả cho vay. Tuy nhiên, với tỷ lệ nợ xấu này cũng đặt ra những rủi ro cho ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ và vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng. Do đó, NH cần phải có biện pháp quản trị rủi ro một cách hợp lý và kịp thời, nhằm hạn chế tối đa rủi ro đối với NH.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh ba đình (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)