Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu để sản xuất bồn chứa nước inox tại
2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán NVL để sản
2.1.1 Tổng quan về NVL để sản xuất bồn chứa nước inox trong công ty TNHH Tân Mỹ
2.1.1.1 Đặc điểm NVL để sản xuất bồn chứa nước inox trong công ty
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty là sản xuất để bán theo đơn đặt hàng nên chủng loại rất phong phú mà mỗi đơn đặt hàng yêu cầu đòi hỏi khác nhau về kích thước, quy cách mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm.
Nguồn nguyên liệu chính của công ty là Inox Sus304 nhập khẩu từ các nước Châu âu, Nhật Bản mang đặc tính của một loại thép không gỉ, có độ bền và độ dẻo cao, chống oxy
hoá và sự ăn mòn tốt. Và nhiều nguyên vật liệu cần thiết khác mà công ty nhập từ các cơ sở vật tư cùng ngành hay mua từ các cá nhân, đơn vị bán lẻ trong nước.
Mỗi loại NVL đều có đặc tính lý hóa riêng hoặc chịu ảnh hưởng của khí hậu môi trường bên ngoài nên đòi hỏi phải bảo quản và dự trữ một cách phù hợp. Đặc biệt là các kim loại như nhôm, sắt, thép, crôm… rất dễ bị ăn mòn và ô xi hóa nên phải bảo quản trong điều kiện phù hợp để chống sự han gỉ. Hay các loại hoá chất như: axit Sunfuric, Natri hiđroxit...phải được bảo quản đúng nơi qui định trong kho. Ngoài ra nhiên liệu của công ty là gas là chất dễ cháy, dễ nổ nên phải để nơi an toàn, cấm lửa. Hiện nay việc bảo quản dự trữ NVL ở kho của công ty sắp xếp theo từng kho riêng biệt. Khi có nhu cầu sản xuất thì bộ máy cung ứng vật tư có thể xuất dùng.
2.1.1.2 Phân loại NVl
Hiện nay, công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Mỹ chuyên sản xuất các loại bồn chứa nước inox và bình nước nóng cao cấp với dung tích lớn, nhỏ, kiểu dáng đứng, nằm khác nhau. Cấu thành nên các sản phẩm này, công ty cần rất nhiều NVL. Vì vậy, để phục vụ tốt yêu cầu quản lý cũng như sử dụng tốt hiệu quả từng loại vật liệu, nhằm góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, thường xuyên. Công ty đã phân loại NVL thành 2 loại chủ yếu là nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ.
Nguyên vật liệu chính:
- Inox Sus304, Inox 201, Inox 202
- Hạt nhựa nguyên sinh
- Xốp bảo ôn, ống thủy tinh chân không, bulông inox
- Nhôm Billet, thép cuộn D6, D8, crôm
- Các loại hoá chất
- ...
Nguyên vật liệu phụ:
- Que hàn
- Đinh, ốc, vít
- ống trúc
- Gas
- Xi phông chậu đơn inox
- Rắc co nhựa 25
- Chất keo dính (chất tạo màng)
- Bột độn, bột màu
Đơn giá bình quân Giá thực tế tồn đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳ SL vật tư tồn đầu kỳ + SL vật tư nhập trong kỳ
- ....
2.1.1.3 Tính giá nguyên vật liệu
* Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho
Do nhu cầu về NVL rất đa dạng cho nên Công ty TNHH SX & TM Tân Mỹ vừa phải mua trong nước, vừa phải nhập khẩu từ nước ngoài. Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho được tính theo công thức:
Giá thực tế nhập
kho = Giá mua ghi trên
hoá đơn + Chi phí thu
mua + Thuế không
được hoàn lại - Các khoản giảm giá
(nếu có)
Chi phí thu mua bao gồm : chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, chi phí bốc dỡ, tiền thuê kho bãi, công tác phi cho cán bộ thu mua…
Ví dụ 1: Ngày 1 tháng 3 năm 2013 Công ty mua 4800 kg Inox Sus 304, đơn giá 16.500đ/kg và 16 que hàn, đơn giá 135.000đ/cái của Công ty TNHH Phụng Diên bằng tiền gửi ngân hàng (chưa thuế VAT 10%), chi phí vận chuyển về công ty là 5.000.000đ --> Trị giá nhập kho của NVL nhập kho = (16.500 x 4800 + 135.000 x 16) + 5.000.0000 = 81.365.000đ
* Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho
Do quy mô sản xuất lớn nên hàng tháng giá trị NVL xuất kho tại Công ty là rất lớn, do vậy để theo dõi chính xác, cụ thể từng loại vật tư kế toán hạch toán giá trị vật tư xuất kho theo phương pháp “bình quân gia quyền”, tính theo đơn giá bình quân cho cả kỳ dự trữ.
== = x
=
Ví dụ 2: Tại công ty có số liệu như sau(tháng 3/2013) Inox Sus 304:
- Tồn đầu kỳ : 3000kg, đơn giá 16.000đ/kg - Tổng nhập trong kỳ:
+ Số lượng : 20420 kg Giá thực tế vật
tư xuất kho
Số lượng vật tư xuất kho
Đơn giá bình quân
+ Tổng giá thực tế: 336.930.000 đồng - Tổng xuất trong kỳ:
+ Số lượng : 20000kg Giá đơn vị của Inox Sus 304
xuất kho =
3000 x 16.000 + 336.930.000
3000 + 20420
= 16.436đ/kg
--> Tổng trị giá Inox Sus 304 xuất kho = 16.436 x 20000 = 328.720.000đ
2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán NVL để sản xuất bồn chứa nước inox tại công ty TNHH Tân Mỹ
2.1.2.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp -Môi trường thể chế pháp luật:
Các nhân tố thuộc về cơ chế quản lý của nhà nước chi phối trực tiếp tới kế toán nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Các quy định kế toán đối với từng loại hình doanh nghiệp, phương pháp tính giá NVL, phương pháp hạch toán chi tiết NVL…có ý nghía rất quan trọng trong việc hạch toán kế toán NVL của doanh nghiệp. Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra thuận lợi hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng..
-Môi trường kinh tế:
Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư các ngành, các khu vực. Các yếu tố tác động đến nền kinh tế:
lãi suất, lạm phát..ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định hình thành nguyên vật liệu theo nguồn nào. Các chính sách kinh tế của chính phủ như giảm thuế, trợ cấp..giúp doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
-Môi trường công nghệ:
Để thực hiện công tác kế toán nhanh gọn và khoa học thì các doanh nghiệp ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào hệ thống kế toán của doanh nghiệp mình. Hiện nay, các doanh nghiệp đã áp dụng các phần mềm kế toán như phần mềm kế toán máy, phần mềm hỗ trợ kê khai quyết toán thuế…nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán đồng thời tiết kiệm thời gian và giảm nhẹ công việc của kế toán. Do vậy, sự phát triển của khoa học - công nghệ có ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp hiện nay. Lãnh đạo doanh nghiệp cần quan tâm đến sự thay đổi trong lĩnh vực công nghệ để thích ứng kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
-Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường:
Trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp đang tồn tại và phát triển, một doanh nghiệp muốn được thị trường chấp nhận, phát triển và không bị đào thải thì buộc doanh nghiệp đó phải tìm đường đi nước bước cho mình. Nguyên vật liệu là yếu tố nòng cốt tạo nên sản phẩm của doanh nghiệp. Để tạo ra sản phẩm kịp thời cung cấp ra thị trường thì khâu cung cấp nguyên vật liệu phải được đáp ứng nhanh chóng, vấn đề bảo quản và hạn chế nguyên vật liệu tồn kho tránh thất thoát hao hụt cần phải được chú trọng, có như thế mới giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, tăng lợi nhuận. Chính vì vậy kế toán nguyên vật liệu tồn kho cần được các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn.
2.1.2.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp:
Đó là những nhân tố chủ quan của chính bản thân doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến kế toán NVL cũng như quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Công tác kế toán của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm kinh doanh thực tế của đơn vị để lựa chọn hình thức kế toán, tổ chức bộ máy kế toán và chế độ kế toán cho phù hợp. Mỗi doanh nghiệp có một đặc đỉêm hoạt động khác nhau, do đó công tác kế toán của mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau và để công tác kế toán có hiệu quả thì DN phải biết lựa chọn hình thức kế toán phù hợp . Công tác kế toán nói chung và kế toán NVL nói riêng chịu sự chi phối rất lớn của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh
nghiệp, do đó áp dụng chế độ kế toán phù hợp có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc mang lại thành công cho doanh nghiệp.
-Trình độ, năng lực quản lý của nhà lãnh đạo
Trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng loại hình công ty, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhà lãnh đạo sẽ lựa chọn mô hình, hình thức kế toán, chế độ kế toán và tổ chức sổ sách, luân chuyển chứng từ sao cho phù hợp.Các thông tin về NVL cho sản xuất luôn là thông tin quan trọng cho nhà quản trị doanh nghiệp xem xét và lập các kế hoạch sản xuất. Vì thế kế toán NVL luôn được các nhà lãnh đạo chú trọng. Trình độ, năng lực của nhà lãnh đạo càng cao thì công tác kế toán nói chung và kế toán NVL nói riêng sẽ được tổ chức càng khoa học, hợp lý và hiệu quả.
-Trình độ, năng lực của đội ngũ kế toán
Nhân viên kế toán là người trực tiếp thực hiện các chính sách, quy định của nhà nước về chế độ kế toán mà DN áp dụng, vì vậy trình độ của nhân viên kế toán là rất cần thiết ảnh hưởng đến mức độ chính xác, nhanh chóng và hiệu quả của công tác kế toán.
Trên đây là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến kế toán NVL trong doanh nghiệp. Ngoài ra còn có thể có những nguyên nhân khác ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình hạch toán kế toán nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét một cách kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố tìm ra nguyên nhân, nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu làm sao đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của quá trình hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp.
2.2 Thực trạng công tác kế toán NVL để sản xuất bồn chứa nước inox tại công ty TNHH Tân Mỹ
2.2.1 Chứng từ kế toán
Để hạch toán NVL công ty TNHH SX &TM Tân Mỹ sử dụng các loại chứng từ sau:
- Hoá đơn GTGT (Mẫu 01 GTKT- 3LL)
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư (Mẫu 08- VT) - Phiếu nhập kho (Mẫu 01- VT)
- Phiếu xuất kho (Mẫu 02- VT)
- Giấy đề nghị xuất vật tư ((Mẫu 03- VT) - Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật liệu - Thẻ kho (Mẫu số S12 - DN)
- Sổ chi tiết nguyên vật liệu (Mẫu số S10 - DN) 2.2.2 Kế toán tổng hợp NVL
Hạch toán tổng hợp NVL là một phần quan trọng trong công tác hạch toán NVL bởi nó có vai trò trong việc cung cấp những số liệu cần thiết phục vụ cho công tác quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty TNHH Tân Mỹ áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán tổng hợp nhập-xuất-tồn NVL. Việc áp dụng phương pháp này giúp kế toán có thể theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập-xuất-tồn vật tư trên sổ kế toán tại bất kỳ thời điểm nào trong kế toán.
*Tài khoản sử dụng :
- TK 152 “Nguyên vật liệu” chi tiết thành các tài khoản cấp 2:
+ TK 1521- Nguyên vật liệu chính + TK 1522 - Nguyên vật liệu phụ + TK 1523 - Nhiên liệu
+ TK 1524 - Phụ tùng thay thế + TK 1526 - Phế liệu thu hồi
- TK 151 “Hàng mua đang đi đường”
Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: TK 111, 112, 331, 133, 621,...để hạch toán tình hình nhập xuất NVL trong kỳ.
*Kế toán nhập kho NVL:
Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất khác, NVL của công ty cũng được nhập từ nhiều nguồn khác nhau và chủ yếu là do mua ngoài. Do các nghiệp vụ phát sinh liên quan
đến NVL nhiều cho nên việc hạch toán NVL phải đầy đủ và chính xác giá thực tế của NVL mua về và tình hình thanh toán với người bán.
Mua NVL bên ngoàivề nhập kho : Nguồn cung cấp vật tư nhiều và thường xuyên là những bạn hàng quen thuộc. Tại công ty quá trình mua NVL được thực hiện và giám sát chặt chẽ. Khi nhận được phiếu báo giá của các loại vật tư mà công ty cần mua, trên cơ sở chọn những nhà cung cấp đảm bảo về chất lượng và yêu cầu về giá cả, công ty tính toán số lượng NVL cần mua. Tùy theo khả năng của mình công ty có thể trả ngay tại thời điểm mua hoặc nợ nhà cung cấp.
Ví dụ : Ngày 1 tháng 3 năm 2013 Công ty mua 4800 kg Inox Sus 304, đơn giá 16.500đ/kg và 16 que hàn, đơn giá 135.000đ/cái của Công ty TNHH Phụng Diên bằng tiền gửi ngân hàng (chưa thuế VAT 10%).
Sau khi hàng và hoá đơn GTGT (phụ lục 2.1) cùng về thì nhân viên vật tư tiến hành kiểm tra đúng với hợp đồng mua bán, lập biên bản kiểm nghiệm vật tư (phụ lục 2.2) thành 2 bản giống nhau và giao cho: - Thủ kho 1 bản
- Phòng kế toán 1 bản
Sau khi tất cả các thủ tục kiểm tra đã hoàn tất, nếu chất lượng hàng nhập đảm bảo đúng yêu cầu như trong hợp đồng mua bán, thủ kho tiến hành các thủ tục nhập kho và ghi phiếu nhập kho(phụ lục 2.3, phụ lục 2.4). Cụ thể như sau:
Bảng nhập kho được lập thành 4 liên:
-01 liên phòng kế hoạch giữ
-01 liên thủ kho giữ để ghi thẻ kho trong công tác hạch toán chi tiết
-01 liên được giao lên phòng tài chính – kế toán để kế toán vật tư hạch toán chi tiết -01 liên được giao cho người cung cấp để làm thủ tục thanh toán sau này
Trong trường hợp có sai sót về số lượng thì ban kiểm nghiệm sẽ lập biên bản báo cáo cho bên bán biết để xử lý đúng như hợp đồng quy định
Nếu có sai sót về chất lượng, hàng giao không có đủ quy cách phẩm chất thì sẽ bị trả lại người bán mà không được làm thủ tục nhập kho ( ngoại trừ công ty chấp nhận với một mức giảm giá nào đó thì sẽ nhập kho bình thường).
Khi NVL về nhập kho, căn cứ vào phiếu nhập kho, nghiệp vụ được phản ánh vào nhật ký chung . Nghiệp vụ này được định khoản:
Nợ TK1521: 79.200.000 Nợ TK 1522 : 2.160.000 Nợ TK 133: 7.920.000 Nợ TK 133 : 216.000 Có TK 112: 87.120.000 Có TK 112 : 2.376.000
Từ nhật ký chung kế toán vào sổ cái TK 152, thuế GTGT đầu vào sổ cái TK 133 đồng thời phản ánh tiền thanh toán ngay vào sổ cái TK 111, 112…
Để thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm tra, quản lý, đến cuối tháng, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp NVL nhập kho (phụ lục 2.5) theo dõi cả số lượng và giá trị của các loại nguyên vật liệu nhập trong một tháng
*Kế toán xuất kho NVL:
Khi có yêu cầu, đề xuất của bộ phận sản xuất, phòng vật tư sẽ xem xét nếu thấy hợp lý thì sẽ lập phiếu xuất kho hoặc theo kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên:
Liên 1: Người lĩnh vật tư giữ Liên 2: Giao cho phòng kế toán Liên 3: Thủ kho giữ
Khi thực hiện xuất đúng số lượng, thủ kho và người lĩnh vật tư ký vào giấy đề nghị cung cấp vật tư và phiếu xuất kho. Thủ kho sẽ lưu lại 1 liên để vào thẻ kho, 1 liên giao cho kế toán vật tư để vào sổ chi tiết.
Ví dụ: Theo yêu cầu, đề nghị cung cấp vật tư ngày 05 tháng 3 năm 2013 của anh Trần Minh Đức (tổ sản xuất), doanh nghiệp xuất kho 4000kg Inox Sus 304 và 8 que hàn để sản xuất bồn chứa nước inox theo PXK số 65/10, PXK số 67/10
Căn cứ vào giấy đề nghị xuất vật tư có kế hoach (phụ lục 2.6), kế toán lập phiếu xuất kho: Phiếu xuất kho số 65 (phụ lục 2.7) và phiếu xuất kho số 67 (phụ lục 2.8).
Khi NVL xuất kho, căn cứ vào phiếu xuất kho, nghiệp vụ được phản ánh vào nhật ký chung . Nghiệp vụ này được định khoản:
Nợ TK 621: 65.744.000 Nợ TK 621 : 1.079.048
Có TK 152: 65.744.000 Có TK 152 : 1.079.048
Từ nhật ký chung kế toán vào sổ cái TK 152, sổ cái TK chi phí NVL trực tiếp ( TK 621)
Định kỳ phiếu xuất kho được chuyển lên phòng kế toán để lập bảng tổng hợp xuất vật tư (phụ lục 2.9) trong tháng, làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm
Sau khi lập xong bảng tổng hợp NVL nhập kho và NVL xuất kho, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn NVL cuối tháng (phụ lục 2.10)
*Sổ kế toán:
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Mỹ đã sử dụng hình thức Nhật ký chung. Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian và theo nội dung (định khoản kế toán) vào sổ Nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên nhật ký chung để vào Sổ Cái cho phù hợp.
- Sổ Nhật ký chung (Mẫu S03a-DN )
- Sổ Cái TK 152, TK 331, TK621,TK 133, TK 112 (Mẫu S03b - DN)
Ngoài ra, để theo dõi tình hình nhập vật liệu do mua ngoài va tình hình thanh toán với người bán, Công ty sử dụng “Sổ chi tiết thanh toán với người bán”. Cùng với việc ghi vào bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn sau khi nhận được hoá đơn, các phiếu chi chi trả người bán về số lượng hàng đã mua, các phiếu nhập kho hàng mua về chưa thanh toán, kế toán ghi vào “sổ chi tiết thanh toán với người bán”. NVL được thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng được theo dõi trên Nhật ký chung.
Sổ chi tiết thanh toán với người mua (bán) (Phụ lục 2.11) Sổ Nhật ký chung tháng 3 năm 2013 (Phụ lục 2.12)
Sổ cái TK 152 (Phụ lục 2.13) Sổ cái TK 331 (phụ lục 2.14) Sổ cái TK 133 (Phụ lục 2.15) Sổ cái TK 621 ( Phụ lục 2.16)