Chương 3: Các kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán NVL để sản xuất
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
Trải qua 12 năm xây dựng trưởng thành và phát triển Công ty TNHH SX & TM Tân Mỹ ngày càng phấn đấu và trưởng thành về mọi mặt như bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất hoạt động kinh doanh, về chỉ tiêu kinh tế tài chính, về trình độ cán bộ nhân viên.... sản phẩm của Công ty ngày càng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về quy cách, mẫu mã, số lượng cũng như chất lượng đặc biệt là sản phẩm bồn chứa nước inox của công ty. Cùng
với sự phát triển của Công ty, công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng không ngừng được củng cố và hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác quản lý trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay. Sổ kế toán, tài khoản kế toán, phương pháp kế toán được điều chỉnh kịp thời do các quy định của Bộ tài chính. Về cơ bản, Công ty đã tiến hành kinh tế đầy đủ mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến mọi chi phí về nguyên vật liệu, phản ánh hệ thống sổ kế toán chi tiết và tổng hợp thể hiện mọi yêu cầu quản lý cao.
Nhìn một cách tổng thể, công tác kế toán tại Công ty TNHH SX & TM Tân Mỹ đã đạt được một số kết quả sau:
Về công tác tổ chức bộ máy kế toán
Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung. Theo mô hình này, mỗi kế toán viên vẫn đảm nhận chức năng, nhiệm vụ của mình dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng. Như vậy mỗi cán bộ kế toán đều phát huy được trình độ chuyên môn của mình mà vẫn đảm bảo hiệu quả công tác kế toán nói chung.
Về hệ thống tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, Công ty đã nhanh chóng chuyển đổi và áp dụng chế độ kế toán mới vào hạch toán, luôn cập nhật kịp thời, chính xác những thông tin về chế độ, chuẩn mực kế toán trong đó có những vấn đề về kế toán NVL. Cụ thể hiện nay Công ty đang thực hiện công tác kế toán theo đúng những qui định mới nhất trong quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và các chuẩn mực kế toán có liên quan:
- Công ty xây dựng cho mình một hệ thống biểu mẫu chứng từ phù hợp với qui định hiện hành của Bộ tài chính. Trình tự nhập, xuất vật tư ở kho được ghi chép hợp lý, chi tiết, rõ ràng trên các chứng từ này. Sau đó mới nhập vào hệ thống sổ sách kế toán. Việc vào sổ sách cũng được tiến hành thường xuyên, đầy đủ, số liệu giữa thủ kho và kế toán luôn được đối chiếu, so sánh nên những sai sót đều được phát hiện kịp thời. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được thực hiện trên các sổ tổng hợp có liên quan.
- Công ty đã lựa chọn phương pháp đánh giá vật tư phù hợp đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình. Giá NVL nhập kho được xác định theo giá thực tế, giá xuất kho tính
theo đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ đã tuân thủ nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành. Đồng thời đáp ứng nhu cầu quản lý vật tư, phản ánh chính xác giá trị vật liệu xuất dùng để xác định được chi phí nguyên vật liệu trong kế toán, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX giúp cho phòng kế toán theo dõi, nắm bắt được tình hình nhập, xuất, tồn vật tư hàng hóa thường xuyên.
- Kế toán vật tư đã vận dụng tài khoản kế toán một cách phù hợp để theo dõi sự biến động của vật tư, đảm bảo luân chuyển chứng từ khoa học hạn chế việc ghi chép trùng lặp nhưng vẫn đảm bảo nội dung hạch toán.
- Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, là hình thức có mẫu sổ đơn giản, dễ hiểu, dễ ghi chép, phù hợp cho việc áp dụng phần mềm máy tính vào công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng.. Công ty còn mở hệ thống sổ chi tiết, lập các bảng biểu theo yêu cầu quản lý để kế toán dễ theo dõi, tìm và cung cấp thông tin một cách kịp thời.
Về việc tổ chức, bảo quản, lưu trữ vật tư và nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu
Hiện nay Công ty đã có hệ thống kho tàng tương đối tốt, vật tư đã được xếp gọn gàng phù hợp với đặc điểm tính chất lý, hoá của từng loại vật tư, đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và mỗi kho đều có dấu niêm phong của kho tránh hiện tượng xâm phạm tài sản bên ngoài.
Khâu thu mua vật tư đảm bảo cho sản xuất về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, mẫu mã của Công ty tương đối tốt, phản ánh tôt việc xử lý vật tư, cung cấp đầy đủ, kịp thời cho sản xuất tránh tình trạng lãng phí hay thiếu vật tư. Phế liệu thu hồi cũng được nhập kho lại đầy đủ và được phản ánh trên sổ sách về số lượng cũng như giá trị. Hệ thống kho tàng của Công ty được trang bị khá đầy đủ về các phương tiện đo lường về mặt hiện vật, kích cỡ, quy cách. Nguyên vật liệu được sắp xếp khoa học, thuận tiện cho việc nhập kho và kiểm tra.
Cùng với việc tổ chức kế toán công tác thu mua, vận chuyển, giữa kho và phòng kế toán có sự kết hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, quản lý vật liệu nhằm đảm bảo chất lượng
yếu tố đầu vào cho sản xuất. Công việc hạch toán tại kho được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên đối chiếu với hạch toán NVL tại phòng kế toán.
Ngoài ra Công ty còn có chế độ thưởng phạt một cách hợp lý đối với công nhân trực tiếp sản xuất nhằm khuyến khích sử dụng vật tư một cách tiết kiệm và có hiệu quả.
3.1.2 Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác kế toán vật tư ở Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải tiến hành và hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu quản lý trong nền kinh tế thị trường, cụ thể là:
Thứ nhất: ở công ty TNHH SX & TM Tân Mỹ chưa có sổ danh điểm vật tư trong khi đó vật tư ở Công ty gồm rất nhiều loại, nhiều thứ, nhiều quy cách khác nhau khó có thể nhớ được hết. Mặc dù ở Công ty đã tạo lập được bộ mã vật tư để phục vụ công tác quản lý nhưng việc xây dựng sổ danh điểm vật tư sẽ giúp cho kế toán theo dõi được từng vật tư một cách dễ dàng và chặt chẽ hơn.
Thứ hai: Về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Tại Công ty, vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất có nhiều chủng loại rất phong phú, đa dạng. Thêm vào đó giá cả thị trường lại luôn biến động nhưng hiện tại Công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Thứ ba: Về mẫu sổ chi tiết NVL của Công ty được thiết kế chưa khoa học vì nó chưa theo dõi được lượng tồn kho NVL một cách thường xuyên, liên tục (vào mỗi lần nhập, xuất) mà chỉ theo dõi số tồn kho NVL ở đầu kỳ và cuối kỳ.
Thứ tư: Do đặc điểm vật liệu Công ty có nhiều chủng loại nên việc sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là chưa phù hợp, công việc ghi chép nhiều, trùng lặp và tốn nhiều công sức.
Thứ năm: Công nợ phải trả người bán của công ty đã theo dõi chi tiết theo từng nhà cung cấp (như phụ lục số 2.11) nhưng chưa phân loại thành công nợ ngắn hạn và công nợ dài hạn để trình bày BCTC theo chuẩn mực kế toán số 21. Do đó, công ty phải thiết kế lại nội dung ghi chép trên sổ chi tiết thanh toán với người bán để phục vụ thông tin trình bảy trên BCTC
Thứ sáu:: Do công ty hoạt động trên địa bàn cách xa nhau mà công tác kế toán lại tập trung ở một nơi nên việc kiểm tra là rất khó khăn, thông tin cập nhật hằng ngày là chưa đầy đủ, vì vậy việc luân chuyển chứng từ còn chậm trễ. Nhiều khi, chứng từ ở các Công ty được luân chuyển dồn dập vào cuối niên độ hoặc cuối quý, một cách không hợp lý.