Chương 3: Các kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán NVL để sản xuất
3.2 Các đề xuất, kiến nghị
3.2.1. Các yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán NVL
Hoàn thiện kế toán NVL tại công ty TNHH Tân Mỹ phải tuân thủ theo luật kế toán, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán hiện hành. Hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán NVL để xây dựng các công trình nói riêng là việc cần thiết. Trong quá trình hoàn thiện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tôn trọng chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán hiện hành đồng thời phải xét đến xu hướng vận động trong tương lai, áp dụng đúng các chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành, áp dụng đúng các phương pháp hạch toán NVL nhằm đảm bảo thống nhất trong công tác hạch toán, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lãnh đạo.
Trong nền kinh tế hiện đại ngày càng biến động, đặc biệt sau khi Việt Nam hội nhập kinh tế thê giới các chế độ chính sách, văn bản pháp lý về kế toán cũng ngày càng hoàn thiện cho phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi kế toán của các DN phải thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất nhằm đảm bảo công tác hạch toán phù hợp với hiện tại nhưng vẫn có khả năng thích ứng trong tương lai
- Hoàn thiện công tác kế toán NVL phải dựa trên cơ sở phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Mỗi một công ty có đặc điểm SXKD riêng nên công tác quản lý cũng khác nhau. Để quản lý SXKD có hiệu quả các DN phải biết vận dụng các chế độ kế toán một cách sáng tạo và phù hợp với hình thức kinh doanh của DN mình. Vận dụng sáng tạo nhưng vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc nhất định trong hệ thống kế toán, tránh vận dụng một cách sai lệch và sửa đổi quá nhiều
- Hoàn thiện kế toán NVL phải đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả. Vì bất kỳ DN nào khi KD đều vì mục đích lợi nhuận, với chi phí bỏ ra thấp nhất nhưng lợi nhuận đạt được phải cao nhất. Trong công tác kế toán NVL vì chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành
sản phẩm, nên việc hoàn thiện kế toán NVL phải đảm bảo tính khả thi và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của DN
3.2.2 Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán NVL
Qua nghiên cứu trên cả phương tiện lý thuyết và thực tiễn chúng ta có thể thấy rõ vai trò quan trọng của vật tư và tổ chức hạch toán vật tư trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty TNHH SX & TM Tân Mỹ nói riêng cần mọi biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao lợi nhuận. Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán vật tư là một trong những yếu tố đáp ứng yêu cầu đó với các biện pháp sau:
Thứ nhất: Xây dựng sổ danh điểm vật tư thống nhất cho toàn công ty
“Sổ danh điểm vật tư” là tổng hợp toàn bộ các vật tư mà Công ty đang sử dụng.
Trong sổ danh điểm, vật tư được theo dõi từng loại, từng nhóm, từng thứ một cách chặt chẽ giúp cho công tác quản lý và hạch toán vật tư được quy định một cách riêng. Sắp xếp một cách trật tự, rất tiện khi tìm những thông tin về một thứ, một nhóm, một loại vật tư nào đó.
Để lập được sổ danh điểm vật tư, điều quan trọng nhất là xây dựng được bộ mã vật tư chính xác, đầy đủ, không trùng lặp, có dự trữ để bổ sung những vật tư mới thuận tiện và hợp lý. Do vậy, Công ty có thể xây dựng cụ thể bộ mã vật tư dựa vào những đặc điểm sau.
+ Dựa vào loại vật tư
+ Dựa vào nhóm vật tư trong mỗi loại
+ Dựa vào quy cách, tính chất, đặc điểm vật tư
Ví dụ: Inox loại nguyên vật liệu chính có thể lấy ký hiệu là:1521.01.
Vậy Công ty TNHH SX & TM Tân Mỹ có thể lập sổ danh điểm nguyên vật liệu như sau:
Sổ danh điểm nguyên vật liệu (phụ lục 3.1)
Thứ hai: Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Vật tư tại Công ty có giá trị lớn và giá cả thị trường thường xuyên biến động. Vì vậy, để chủ động trong các trường hợp rủi ro giảm giá vật tư hàng hoá Công ty nên tiến
hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Việc lập dự phòng được tiến hành vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính.
Dự phòng thực chất làm tăng chi phí, đồng nghĩa với việc làm giảm thu nhập ròng của niên độ báo cáo. Nó giúp doanh nghiệp có một quỹ tiền tệ để khắc phục trước mắt những thiệt hại xảy ra trong kinh doanh.
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để đề phòng vật tư giảm với giá ghi trên sổ. Các nguyên tắc để lập dự phòng giảm giá NVL:
- Chỉ lập dự phòng giảm giá đối với những NVL mà giá thị trường hiện tại thấp hơn giá gốc (giá hạch toán).
- Việc trích lập dự phòng giảm giá NVL không được vượt quá số lợi nhuận thực tế phát sinh của Công ty sau khi đã hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích từ năm trước.
- Trước khi lập dự phòng, Công ty phải lập Hội đồng thẩm định mức độ giảm giá của NVL.
* Công thức xác định số dự phòng như sau:
= x
* Phương pháp hạch toán:
- Cuối niên độ N, kế toán lập dự phòng giảm giá NVL:
Nợ TK 632: Chi phí dự phòng Có TK 159: Trích dự phòng
- Cuối niên độ N+1, tính mức dự phòng cần lập:
+ Nếu mức dự phòng giảm giá NVL cuối niên độ sau cao hơn mức dự phòng giảm giá NVL đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được lập thêm:
Nợ TK 632: Mức trích lập thêm Có TK 159
+ Nếu mức dự phòng giảm giá NVL cuối niên độ sau thấp hơn mức dự phòng giảm giá NVL đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được hoàn nhập dự phòng:
Mức chênh lệch giảm giá mỗi
loại Số lượng hàng
tồn kho mỗi loại Mức dự phòng
thực tế cần thiết
Nợ TK 159: Hoàn nhập dự phòng Có TK 632
Thứ ba: Áp dụng phương pháp sổ số dư trong việc hạch toán chi tiết
Việc áp dụng phương pháp sổ số dư trong việc hạch toán chi tiết về nguyên vật liệu sẽ phù hợp với một doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư và việc nhập - xuất diễn ra thường xuyên như Công ty TNHH Tân Mỹ. Phương pháp này có thể khắc phục đựơc hạn chế của phương pháp sổ chi tiết và sẽ tạo điều kiện thực hiện kiểm tra thường xuyên, có hệ thống giữa kế toán và thủ kho, đảm bảo số liệu kế toán chính xác, kịp thời
Thứ tư: Cần phân loại công nợ thành ngắn hạn và dài hạn
Công ty cần theo dõi chặt chẽ tình hình công nợ của doanh nghiệp nên việc phân loại công nợ thành ngắn và dài là cần thiết. Điều này tạo điều kiện cho việc chuẩn bị tài chính để thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty đảm bảo khả năng thanh toán.
Bảng theo dõi tổng hợp tình hình thanh toán với người bán (phụ lục 3.2)
Thứ năm: áp dụng phần mềm kế toán máy trong hạch toán
Là một doanh nghiệp có quy mô khá lớn, khối lượng công việc kế toán nhiều nhưng Công ty TNHH Tân Mỹ vẫn chưa áp dụng phần mềm kế toán mà chủ yếu vẫn làm thủ công, tính toán trên excel. Điều này làm cho số liệu thiếu chính xác, tốn nhiều thời gian, các thông tin kế toán không cung cấp kịp thời cho quản lý nói chung và trong từng hoạt động từng phần hành nói riêng. Vì vậy, Công ty cần lựa chọn một phần mềm kế toán thích hợp với khả năng và trình độ của kế toán viên. Bên cạnh đó cần đào tạo cho kế toán sử dụng thành thạo phần mềm này. Tuy nhiên, muốn sử dụng phần mềm kế toán máy thì công ty phải lập hệ thống danh điểm vật tư thống nhất, hợp lý giữa kho và phòng kế toán (cũng như ở các phòng liên quan) như đã trình bày ở trên.
Phải mã hoá toàn bộ các đối tượng như: khách hàng, nhà cung cấp, NVL, CCDC, tài sản cố định...
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm kế toán tiện ích như EFECT, Asplus 3.0, AC soft, Misa ...giúp ích rất nhiều trong công việc kế toán mà hầu hết các doanh nghiệp đã và đang áp dụng. Việc áp dụng phần mềm kế toán phải áp dụng cho tất cả các phần hành kế toán để tạo ra sự đồng bộ về hệ thống sổ sách, tài khoản sử dụng,
giảm thiểu được những sai sót tính toán, tiết kiệm thời gian ghi chép và các tính năng của phần mềm được phát huy hết tác dụng.
Trên đây là một số kiến nghị về công tác hạch toán NVL tại công ty TNHH Tân Mỹ đó là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận cơ bản kết hợp với thực tế tại công ty TNHH Tân Mỹ. Mong rằng những ý kiến đó phần nào giúp được công ty khắc phục được những vấn đề còn tồn tại để hoàn thiện hơn công tác hạch toán NVL tại công ty TNHH Tân Mỹ.
3.3 Điều kiện thực hiện
Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kế toán NVL và tìm hiểu thực tế công tác quản lý nói chung, công tác kế toán NVL nói riêng tại công ty TNHH Tân Mỹ, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa kế toán NVL tại công ty. Tuy nhiên để thực hiện được các giải pháp trên một cách hiệu quả, về phía nhà nước cũng như công ty TNHH Tân Mỹ cũng cần quan tâm đến các điều kiện sau:
3.3.1 Về phía nhà nước
-Cần tạo ra khung pháp lý chặt chẽ, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp để các doanh nghiệp phấn đấu và ngày càng phát triển.
- Cần có những chủ trương nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như giảm thuế ở những ngành nghề cần thiết
-Có những biện pháp siết chặt hơn nữa đảm bảo các doanh nghiệp phải thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước tránh hiện tượng trốn thuế hay khai khống thuế 3.3.2 Về phía doanh nghiệp
-Để thực hiện các giải pháp trên một cách hiệu quả, trước hết cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành. Hơn nữa sự nỗ lực từ tất cả các nhân viên trong công ty từ các phòng ban là vô cùng cần thiết. Nhân viên kế toán cần thường xuyên trau dồi nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức để phản ánh các nghiệp vụ chính xác, mở các tài khoản phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp
-Ban lãnh đạo cần có sự chỉ đạo và giám sát chặt chẽ đối với quá trình kinh doanh nói chung và công tác kế toán nói riêng.
- Công ty cần có những chính sách thống nhất, quán triệt tư tưởng làm việc cho nhân viên , tổ chức nhân sự hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên, có thể tổ chức các buổi tập huấn để nâng cao kiến thức cũng như trình độ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán.
- Cần tạo ra môi trường làm việc thuân lợi cho nhân viên kế toán, trang bị đầy đủ các công cụ làm việc cũng như trang thiết bị mới, hiện đại tránh đầu tư trang thiết bị lỗi thời, lạc hậu