Hiệu quả kinh tế và khả năng ứng dụng của nước biển nhân tạo Dietrich và Kalle cải tiến (Thạch Thanh et al., 2004) trong sản xuất giống tôm càng xanh

Một phần của tài liệu ứng dụng nước biển nhân tạo trong thực tiễn sản xuất giống tôm càng xanh (Trang 37 - 40)

Kalle cải tiến (Thạch Thanh et al., 2004) trong sản xuất giống tôm càng xanh bằng quy trình nước xanh cải tiến

5.1. Giá thành nước biển nhân tạo Dietrich và Kalle cải tiến (Thạch Thanh et

al., 2004)

Giá thành nước biển nhân tạo Dietrich và Kalle cải tiến (Thạch Thanh et al., 2004)

có độ măn 80%o khoảng 235.000 đ/m3 (bảng 10) thấp hơn so với giá nước 1m3 có độ mặn

tương tự được chuyển đến An Giang, Đồng Tháp (300.000 – 400.000đ). Vì thế về phương diện sản xuất, giá thành này có thể chấp nhận được. Hơn nữa, việc sử dụng nước biển nhân tạo còn giúp người sản xuất chủ động được cả về sử dụng, vận chuyển và bảo quản (Thạch Thanh et al., 2004).

Bảng 10. Giá thành của 1 m3 nước biển nhân tạo pha theo công thức Dietrich và Kalle cải tiến (Thạch Thanh et al., 2004) có độ mặn 80%o

STT Thành phần hóa chất Khối lượng ĐVT Đơn giá Thành tiền

1 NaCl 41,00 kg 750 30.750 2 MgCl2,6H2O 18,50 kg 7.000 129.500 3 CaCl2 2,00 kg 7.500 15.000 4 KCl 1,20 kg 7.000 8.400 5 Na2SO4,10H2O 15,50 kg 3.000 46.500 6 NaHCO3 0,70 kg 7.000 4.900 7 EDTA 0,02 kg 5.000 100 8 Nước ngọt 1,00 m3 500 500 Tổng cộng 235.650

Từ kết quả của các thí nghiệm 1 đến 4, cho thấy nước biển nhân tạo Dietrich và

Kalle cải tiến (Thạch Thanh et al., 2004) có thể thay thế hoàn toàn nước ót pha loãng ở

các giai đoạn gây tảo, ấp trứng Artemia và ấp trứng tôm càng xanh. Nhưng đến giai đoạn

ương ấu trùng cần phải phối hợp với nước ót pha loãng vời tỉ lệ 1A:3N mới cho tỉ lệ sống cao (47,25%) nhưng vẫn thấp hơn so với sử dụng 100% nước ót pha loãng (51,53%).

Vậy hiệu quả kỹ thuật đã rõ, nhưng về phương diện kinh tế, cần kiểm chứng hiệu quả sử dụng của nước biển nhân tạo và nước ót với hoạch toán kinh tế với ương 1.500.000 ấu trùng tôm càng xanh bằng quy trình nước xanh cải tiến với nước biển nhân tạo Dietrich và Kalle cải tiến và nước ót.

Trong quy trình sản xuất giống tôm càng xanh theo quy trình nước xanh cải tiến có 4 giai đoạn cần sử dụng nước mặn là gây màu tảo (độ mặn 10%o), ấp bào xác Artemia (độ mặn 35%o), ấp trứng tôm càng xanh (độ mặn 5%o) và ương ấu trùng tôm càng xanh (độ mặn 10%o). Nhưng, giai đoạn ương ấu trùng sử dụng nguồn nước từ giai đoạn gây tảo nên thực chất ở quy trình này chỉ có 3 giai đoạn cần sử dụng nước mặn. Vậy để thuận tiện cho việc kiểm chứng hiệu quả kinh tế, giả sử bố trí ương với 5 trường hợp:

- Trường hợp 1 (đối chứng): sử dụng hoàn toàn nước ót trong các giai đoạn của

quy trình nước xanh cải tiến.

- Trường hợp 2, 3, 4, 5: sử dụng 100% nước biển nhân tạo Dietrich và Kalle cải

tiến ở giai đoạn gây màu tảo, ấp bào xác Artemia, ấp trứng tôm càng xanh. Đến giai đoạn ương, lần lượt thêm 75%, 50%, 25% nước ót vào bể nước xanh các trường hợp 2, 3, 4 để ương ấu trùng tôm càng xanh. Riêng trường hợp 5 sử dụng 100% nước biển nhân tạo đã được gây màu để ương ấu trùng.

Ngoài ra, để có 1.500.000 ấu trùng ban đầu cần 6 kg tôm mẹ để ấp và 4,5 kg

Artemia cho ấu trùng ăn (theo Nguyễn Thanh Phương, 2003), vậy số lượng nước mặn

80%o cần dùng là 4,92m3 (không kể lượng nước thất thoát) (bảng 11).

Bảng 11. Thể tích nước mặn 80%o cần dùng để ương 1.500.000 ấu trùng

Các giai đoạn dùng nước mặn Số lượng (kg) Mật độ Độ mặn (%o)

Thể tích nước mặn (m3) Thể tích nước mặn 80%o (m3)

Gây màu tảo bằng phân cá rô phi 10

Ấp bào xác Artemia 4,5 2 g/l 35 2,25 0,98

Ấp trứng tôm càng xanh 6,0 2 kg/m3 5 3,00 0,19

Ương ấu trùng tôm càng xanh 1.500.000 50 ấu trùng/l 10 30,00 3,75

Tổng 4,92

Từ kết quả hoạch toán kinh tế Phụ lục 17, nhận thấy giống như hiệu quả kỹ thuật tỉ lệ lợi nhuận và chi phí sản xuất cao nhất ở trường hợp 1 (4,84) kế là trường hợp 2 (4,45), trường hợp 3 (2,82), trường hợp 4 (0,63) và thấp nhất ở trường hợp 4 (lổ với tỉ lệ 0,36). Vậy, về phương diện kinh tế, ở trường hợp 1 cho hiệu quả cao hơn trường hợp 2 và trường hợp 3, nhưng khi xuất hiện tình trạng khan hiếm nước ót, thì hiệu quả kinh tế ở

trường hợp 2 và trường hợp 3 vẫn có thể chấp nhận trong sản xuất. Đây sẽ là phương pháp hữu hiệu cho các trại sản xuất giống tôm càng xanh duy trì hoạt động khi khán hiếm nước ót.

Tóm lại, nước biển nhân tạo theo Dietrich và Kalle cải tiến (Thạch Thanh et al.,

2004) có thể áp dụng trong toàn bộ các giai đoạn sử dụng nước mặn trong quy trình nước xanh cải tiến, nhưng cần thêm 50 – 75 % nước ót pha loãng vào bể nước xanh trước khi ương ấu trùng để cho hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu ứng dụng nước biển nhân tạo trong thực tiễn sản xuất giống tôm càng xanh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)