Trẻ ở tuổi tiểu học là một thực thể, một chỉnh thể trọn vẹn nhưng chưa hoàn thiện mà các em đang tiếp tục lớn lên, đang phát triển không chỉ về thể xác mà cả về trí tuệ. Trong mỗi em, mỗi bộ phận, mỗi cơ quan của cơ thể với chức năng riêng cũng phát triển không đồng đều. Về mặt tâm lí cũng vậy, các quá trình và các thuộc tính tâm lí cũng phát triển chưa đều. Vì vậy, tất cả những sự kiện, hiện tượng gì xảy ra trong thời điểm này cũng có thể gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho các em.
Chính vì vậy, việc GDKNS cho các em là hết sức cần thiết để định hướng và rèn luyện cho các em những kĩ năng sống cơ bản, xây dựng cho các em những hành vi lành mạnh và đúng đắn.
Với học sinh tiểu học, nhất là với học sinh lớp 3 đang chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 2 về mặt tâm lí và nhận thức thì tri giác góp phần quan trọng vào việc thu nhận kiến thức. Nhờ trực giác, học sinh cảm nhận được tức thì mọi sự vật, hiện tượng. Bước đầu các em đã biết đi sâu vào tìm hiểu bản chất sự vật, biết phân tích, suy luận mỗi khi tri giác, biết đi vào cấu tạo bên trong của sự vật. Các em đã bước đầu nắm được mục đích quan sát, phát biểu được mục đích quan sát một cách gẫy gọn, rõ ràng. Sau khi quan sát các sự vật, hiện tượng với các chi tiết riêng lẻ, các em đã có năng lực tổng hợp các chi tiết đó ở mức độ đơn giản.
Về tưởng tượng và tư duy, với học sinh lớp 3, hình ảnh của tưởng tượng hình thành trong tư duy của các em còn đơn giản và chưa bền vững, hoạt động phân tích, tổng hợp về hình thức và nội dung rất đơn giản. Khi tiến hành phân tích, tổng hợp, các em thường căn cứ vào những đặc điểm bên ngoài, cụ thể và trực quan. Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em.
Về ngôn ngữ với học sinh lớp 3, hầu hết các em có ngôn ngữ nói thành thạo, ngôn ngữ viết đang hoàn thiện và bắt đầu hướng tới hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau, thông qua khả năng ngôn ngữ ta có thế đánh giá được sự phát triển trí tuệ của các em. Đặc điểm này rất phù hợp để giáo dục cho học sinh kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng mang tính xã hội.
Về chú ý: Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của học sinh còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiến chú ý còn hạn chế. Lên đến lớp 3 các em dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, các em đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài,... Trong sự chú ý của các em đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định.
Về Trí nhớ: Ở đầu tuổi tiểu học, loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic. Ghi nhớ máy móc phát triến tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Lên lớp 3 ghi nhớ có chủ định bước đầu phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em...
Về ý chí: Ở đầu tuổi tiểu học Hành vi mà các em thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người. Lên lớp 3 các em bắt đầu đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành động của mình. Tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể trở thành nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi chủ yếu vẫn phụ thuộc vào hứng thú nhất thời.
1.3.2. Đặc điểm sinh lí
Ở lứa tuổi tiểu học, đây là thời kì trẻ có những biến đổi rất quan trọng trong các điều kiện sống cũng như hoạt động học tập và vui chơi
Đặc điểm về thể chất của trẻ: Cơ thể trẻ em là nền tảng vật chất của trí tuệ và tâm hồn. Nền tảng có vững thì trí tuệ và tình cảm mới có khả năng phát triển tốt.
“Thân thể khoẻ mạnh thì chứa đựng một tinh thần sáng suốt”, ngược lại “tinh thần sáng suốt thì cơ thể có điều kiện phát triển”. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, hệ cơ, xương đang trong thời kì phát triển nên xương dễ bị cong, vẹo, gãy, dập, ... mà trẻ lại rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa,... Vì thế mà trong các hoạt động học tập và vui chơi cần phải chú ý quan tâm, hướng dẫn các em tư thế ngồi học sao cho ngay ngắn, chơi các trò chơi vận động đơn giản để đảm bảo các hoạt động vui chơi được an toàn, lành mạnh.
Trong cuộc sống thực tế cho thấy những trẻ có thể lực yếu thường hay ỷ nại, phụ thuộc nhiều vào những người thân trong gia đình những việc làm tự phục vụ mà lẽ ra chính trẻ phải tự làm, tự lập dần: rửa chân tay, mặc quần áo,... Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến việc tự lập của học sinh là hệ thần kinh của trẻ. Hệ thần kinh của trẻ tiểu học đang trong thời kì phát triển mạnh. Bộ óc của các em phát triển về khối lượng, trọng lượng và cấu tạo. Đến 9, 10 tuổi hệ thần kinh của trẻ căn bản được hoàn thiện do vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan sinh động sang tư duy trừu tượng. Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ,.... Tuy nhiên khả năng kìm hãm(khả năng ức chế) của hệ thần kinh còn yếu, trong khi đó bộ óc và hệ thần kinh của các em đang phát triển đi dần đến hoàn thiện nên các em dễ bị kích thích. Thầy cô giáo và cha mẹ, người thân của các em cần chú ý đến đặc điểm này để giúp trẻ hình thành tính tự chủ, lòng kiên
trì, sự kìm hãm của bản thân trước những kích thích của hoàn cảnh xung quanh, biết giữ gìn trật tự nơi công cộng và trong lớp học.
1.3.3. Đặc điểm học tập kĩ năng
Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập.
+ Trong hoạt động học tập, học sinh sẽ được tiếp thu kiến thức của các ngành khoa học tự nhiên và xã hội để phát triển, hoàn thiện nhân cách cũng như rèn luyện để hình thành các KNS phù hợp với cuộc sống dưới sự dẫn dắt, chỉ đạo của giáo viên.
Song song với hoạt động học tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác như:
+ Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đối đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vật sang các trò chơi vận động.
+ Hoạt động lao động'. Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân và gia đình như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa,...Ngoài ra, trẻ còn còn tham gia lao động tập thế ở trường lớp như trực nhật, trồng cây, trồng hoa,...
+ Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của trường, của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,...
- Trong gia đình: các em luôn cố gắng là một thành viên tích cực, có thể tham gia các công việc trong gia đình. Điều này được thể hiện rõ nhất trong các gia đình neo đơn, hoàn cảnh, các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn,...các em phải tham gia lao động sản xuất cùng gia đình từ rất nhỏ.
- Trong nhà trường’, do nội dung, tích chất, mục đích của các môn học đều thay đối so với bậc mầm non đã kéo theo sự thay đối ở các em về phương pháp, hình thức, thái độ học tập. Các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ý thức học tập tốt.
- Ngoài xã hội: các em đã tham gia vào một số các hoạt động xã hội mang tính tập thể (đôi khi tham gia tích cực hơn cả trong gia đình). Đặc biệt là các em muốn thừa nhận mình là người lớn, muốn được nhiều người biết đến mình.
Với giai đoạn lớp 3, các em đã có sự phát triển và dần hoàn thiện về mặt thể chất và tư duy, các em đã có khả năng tự phục vụ cho bản thân và mọi người xung quanh những công việc đơn giản, tham gia vào các công việc của trường lớp, nhận biết được những việc nên làm và không nên làm,... Tuy nhiên sự phát triển đó chưa bền vững. Chính vì vậy mà những người làm công tác giáo dục cần phải phát huy tối đa những biểu hiện tốt, những việc làm tốt để các em học theo và làm theo nhằm hình thành cho các em các kĩ năng sống cơ bản qua đó giúp các em tránh được những rủi ro hoặc những khó khăn mắc phải trong cuộc sống hằng ngày.