CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN THANH KHÊ GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
2.3 Đánh giá chung về tình hình phát triển giáo dục – đào tạo
2.3.1 Kết quả đạt được.
Được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng và chính quyền đại phương nên sự nghiệp giáo dục quận Thanh Khê không ngừng phát triển vững mạnh về mợi mặt . Ngành đã có nhứng bước phát triển rõ rệt về quy mô cũng như chất lượng và ngày càng đáp ứng đầy dủ và hoàn thiện trong công tác giảng dạy và quản lý. Hằng năm, số học sinh ở các cấp học ngày càng tăng lên và ổn định. Tỷ lệ lớp đúng độ tuổi đạt chỉ tiêu, số học sinh bỏ học được hạn chế.
Qui mô trường lớp không ngừng phát triển, bước đầu đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Ngân sách của quận đầu tư cho giáo dục tăng lên, năm 2010 đạt 17,8% thì đến năm 2015 đạt 23,4%. Đó là dấu hiệu đáng mừng, cho thấy quận đã quan tâm đến vấn đề giáo dục – đào tạo. Công tác xã hội hóa giáo dục đã đạt những kết quả quan trọng, nhất là huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng trường học, cơ sở vật chất và đ Đến nay, giáo dục mầm non có 13 trường công lập, khoảng 22 trường tư thục và hơn 80 nhóm lớp độc lập thu nhận hơn 8763 cháu. Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo có tiến bộ. Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của học sinh, sinh viên được nâng cao. Số đông học sinh, sinh viên tốt nghiệp có hoài bão lập thân, lập nghiệp, đại đa số sinh viên tốt nghiệp đã có việc làm. Phát triển giáo dục và đào tạo đã chuyển theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn, mở thêm nhiều ngành nghề đào tạo mới, bước đầu đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Công tác quản lý giáo dục chuyển biến tích cực theo hướng: khắc phục tiêu cực trong ngành, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới cơ chế tài chính của ngành giáo dục, tăng cường phân cấp quản lý giáo dục, quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, hình thành giám sát xã hội đối với chất lượng giáo dục và đào tạo, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng từ Trung ương đến địa phương và các các cơ sở quản lý giáo dục, đẩy mạnh cải cách hành chính trong toàn ngành, mở rộng môi trường giáo dục thân thiện, khuyến khích tính tích cực, chủ động của học sinh, sinh viên, đổi mới và tăng cường giáo dục truyền thống và văn hóa dân tộc.
Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý tăng nhanh về số lượng, nâng dần về chất lượng, từng bước khắc phục một phần bất hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục, phát triển các cấp học và trình độ đào tạo.
2.3.2 Hạn chế tồn tại.
Hệ thống giáo dục còn cứng nhắc, thiếu tính liên thông giữa các trình độ đào tạo và các phương thức giáo dục chưa phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Chất lượng giáo dục – đào tạo có chuyển biến nhưng chưa có sự đồng đều giữa các khu vực và còn khá thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới, với các trình độ của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong trên thế giới. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng với yêu cầu nâng cao chất lượng, năng lực nghề nghiệp của học sinh, sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, có biểu hiện lệch lạc về hành vi, lối sống trong một bộ phận học sinh, sinh viên. Giáo dục còn nặng bệnh thành tích, đánh giá kết quả ở nhiều cơ sở giáo dục thiếu thực chất. Do cơ sở vật chất và chương trình dạy học chưa đổi mới kịp để phù hợp với yêu cầu hiện tại của xã hội. Chênh lệch về tỷ lệ học sinh khá giỏi trong trường còn khá cao.
Quản lý giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, còn mang tính bao cấp, ôm đồm, quyền hạn quản lý chưa đi đôi với trách nhiệm. . Hệ thống pháp luật và chính sách về giáo dục thiếu đồng bộ, chậm được bổ sung, sửa đổi. Sự phối hợp giữa ngành giáo dục và các bộ, ngành, địa phương chưa chặc chẽ. Chính sách huy động và phân bổ nguồn lực tài chính cho giáo dục chưa hợp lý, hiểu quả sử dụng nguồn lực chưa cao. Nhà nước cho giáo dục chưa đúng chỗ và chưa tập trung cao cho những mục tiêu ưu tiên, phần chi cho hoạt động chuyên môn còn thấp. Quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục chưa được quy định đầy đủ, sác thực.
Một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. Đội ngũ giáo viên vừa thừa vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn. Tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học trong giáo dục còn thấp, tỷ lệ số lượng giáo viên trên một lớp chưa đạt định mức đề ra. Một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý có biểu hiện thiếu trách nhiệm và tâm huyết với nghề, vi phạm đạo đức và lối sống làm ảnh hưởng không tốt về uy tín của nhà giáo trong xã hội. Năng lực của một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý còn thấp. Kinh nghiệm quản lý, dạy học chưa năng động và linh hoạt. Đặc biệt trong các trường mẫu giáo và mần non có sự chênh lệch về chất lượng đào tạo giữa trường công lập và trường tư thục gây ra tình trạng quá tải hoặc thiếu học sinh trầm trọng. Cần trẻ hóa đội ngũ giáo viên tạo ra sự nhanh nhẹn, năng động, tâm huyết và nhiệt tình trong công tác giảng dạy. Các chế độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đặc biệt là chính sách lương và phụ cấp theo lương chưa thỏa đáng, chưa thu hút được nhân tài
cho ngành và chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên cho cán bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra và đánh giá chậm được đổi mới. Nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết, phương pháp dạy học lạc hậu, chưa chuyển mạnh sang đào tạo giáo dục theo nhu cầu xã hội, chưa chú trọng giáo dục kỹ năng sống, chưa phát huy được tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên.
Hệ thống các nhà trẻ chưa đáp ứng đầy đủ về chất lượng và y tế chưa đảm bảo, chưa có các phương pháp theo dõi sức khỏe của các cháu đúng đắn, chưa có các giải pháp tuyên truyền hết những thông tin cần thiết về sức khỏe, y tế đến các giáo viên và các bậc phụ huynh. Cơ sở vật chất đa số các trường học đã bị xuống cấp, cần phải được xây dựng và cải tạo lại. Các phòng học cũ và thư viện cần được tu sửa, nâng cấp để giúp việc học tập của học sinh được tiến bộ. Hệ thống trường tiểu học ở các phường phân bố chưa hợp lý, một số công trình vệ sinh chưa đảm bảo đúng quy định, thiếu các phòng chức năng, khu bãi tập thể dục thể thao.
Do ngân sách của quận còn hạn chế, mức sống của người dân còn thấp nên việc huy động các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các hoạt động giáo dục gặp nhiều khó khăn.
Giáo viên cũng gặp khó khăn về thu nhập nên không hoàn toàn yên tâm giảng dạy.
2.3.3 Nguyên nhân chủ yếu.
2.3.3.1 Nguồn kinh phí còn hạn chế.
Trong khi các nguồn thu ngân sách nhà nước của quận có hạn chế thì lại có rất nhiều khoản cần phải chi trả để đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội: y tế, môi trường…
Cho nên nguồn chi cho giáo dục bị hạn chế .Vì vậy nguồn đầu tư cho giáo dục thấp, nhất là đầu tư từ ngân sách nhà nước chi cho thường xuyên như: lương, phụ cấp cho giáo viên… Việc huy động vốn từ nhân dân chưa được chủ động và còn nhiều bất cập.
Chính vì vậy nó làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trên địa bàn quận là đều dễ hiểu.
2.3.3.2 Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học chưa được trang bị đầy đủ.
Hàng năm số lượng các cháu, học sinh đều tăng nhưng cơ sở vật chất ở các trường chưa đáp ứng kịp thời. Dó đó số lượng học sinh ở các lớp quá tải, không đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Bên cạnh đó các lớp tin học cũng chưa đáp ứng được, số lượng phòng máy còn hạn chế. Còn nhiều trường không có hệ thống thư viện gây ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy và học.
2.3.3.3 Qũy đất để xây dựng trường học không được phân bổ hợp lý.
Những quỹ đất dành riêng cho trường học là rất lớn, một phần để xây dựng phòng học, một phần để xây dựng sân bãi học thể dục, nhà xe, nhà vệ sinh… nên quỹ đất dành cho trường học còn lại ít, thiếu đất xây dựng lớp học, sân trường nên hoạt động học và giải trí bị hạn chế. Một phần do đô thị hóa nên đất dành cho xây dựng trường lớp ít, có nhiều trường chất lượng giáo dục tốt nhưng diện tích trường thì không đạt chuẩn.
2.3.3.4 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên , nhân viên còn nhiều bất cập.
Hoạt động nào cũng cần tới năng lực và kinh nghiệm để quản lý. Đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Nhưng sự linh động, nhạy bén ngày càng cần được phát huy mà nó chỉ tồn tại ở tuổi trẻ, tài năng bị bỏ phí.
Đa số giáo viên, cán bộ trẻ đều đang bị thất nghiệp nhưng trong hệ thống giáo dục – đào tạo thì lại quá già, giáo viên trẻ thì không được tận dụng và phát huy tài năng, giáo viên đã lớn tuổi thì không được thay thế dẫn đến cả hệ thống không còn linh hoạt và năng động. Một bộ phận giáo viên thì trình độ không đảm bảo, không có tâm huyết với nghề. Những giáo viên giỏi thì phải chuyển nghề vì đông lương giáo viên không đủ để họ nuôi sống gia đình. Việc quản lý cũng có nhiều thiếu sót, cán bộ quản lý thiếu tinh thần trách nhiệm, không giám sát, thanh tra, kiểm tra tốt mọi hoạt động giáo dục. Áp dụng chưa đúng đối với các hình thức thưởng phạt.
2.3.3.5 Tiêu cực trong thi cử.
Tiêu cực là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, không riêng gì đối với ngành giáo dục. Giáo dục là một ngành thanh cao, là giáo dục đạo đức, đào tạo nhân cách nhưng vấn đề tiêu cực vẫn diễn ra hàng ngày. Đặc biệt là trong mùa thi cử, học sinh sử dụng tài liệu rất nhiều mà một bộ phận giáo viên lại là người tiếp sức cho các hoạt động đó, một số giáo viên thì nhận quà để nương tay cho học sinh. Nhiều người thì mua bằng giả thay thế mấy năm đèn sách
Mặc dù đã có nhiều biện pháp để giảm thiểu tình hình tiêu cực trong thi cử nhưng công tác quản lý dù chặt chẽ đến đâu cũng có kẻ hở.