CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN THANH KHÊ GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
3.2 Một số giải pháp phát triển ngành giáo dục – đào tạo quận Thanh Khê giai đoạn
3.2.1 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật.
Kêu gọi vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, ngân sách UBND thành phố Đà Nẵng và ngân sách quận để phát triển giáo dục – đào tạo có hiệu quả.
Vận động sự hưởng ứng của người dân để chung tay tạo môi trường học tập tốt cho con em. Kêu gọi sự giúp đỡ của các doanh nghiệp trên địa bàn quận để tăng nguồn vốn đầu tư.
Từng bước hiện đại hóa trường lớp. Đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng trường lớp theo kế hoạch. Xây dựng đầu tư các phòng học chức năng, phòng làm việc của giáo viên và cán bộ quản lý, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn. Trang thiết bị mới phù hợp với nội dung và phương pháp giảng dạy của chương trình cải cách. Quy hoạch lại quỹ đất để xây dựng trường học và sân chơi phù hợp, mở rộng diện tích đất cho các trường nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
Xem xét chất lượng và những sai sót trong giáo dục để khắc phục, kiểm định các công trình và trang thiết bị có phù hợp với nhu cầu, vốn và bố trí một cách có khoa học. Kiểm tra giám sát các công trình đang thi công đối với hoạt động mở rộng lớp, trường học.
Xây dựng hệ thống thư viện điện tử và kết nối giữa các trường, xây dựng các khu ký túc xá cho sinh viên, nhà nội trú cho các trường phổ thông và nhà chức năng cho giáo viên và cán bộ quản lý.
3.2.2 Phát triển đội ngũ giáo viên.
Phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng.
Củng cố và hoàn thiện phương pháp giảng dạy phù hợp với chương trình mới, bồi dưỡng thêm để đội ngũ giáo viên yên tâm công tác.
Luân chuyển công tác của các giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục, trao đổi kiến thức và sử dụng các phương pháp dạy tốt hơn. Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp dạy học. Chuyển từ phương pháp dạy rập khuôn thầy đọc trò chép sang hướng dẫn người học chủ động, tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức. Giáo viên hướng dẫn học sinh học theo hướng chủ động, tư duy, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống, phân tích tổng hợp và biết chọn lọc kiến thức. Hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, bạo lực học đường và nâng cao đạo đức nhà giáo. Khơi dậy tiềm năng sáng tạo và tinh thần trách nhiệm trong mỗi học sinh.
Đảm bảo có đủ giáo viên thực hiện giáo dục toàn diện theo chương trình giáo dục mầm non và phổ thông, dạy học 2 buổi/ ngày, giáo viên dạy ngoại ngữ, giáo viên
tư vấn học đường và hướng nghiệp, giáo viên giáo dục đặc biệt và giáo viên giáo dục thường xuyên.
Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá các nhà giáo và cán bộ quản lý hành chính. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh, sinh viên.
Khuyến khích giáo viên tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học trong sự nghiệp giáo dục nhằm giúp giáo viên có kiến thức sâu rộng và được nâng cao.
Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo đến năm 2020 100%
giáo viên mầm non và phổ thloong đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó cso 60% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học, 88% giáo viên trung học cơ sở và 16,6% giáo viên trung học phổ thông đath trình độ đào tạo trên chuẩn, 38,5% giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 60% giảng viên cao đẳng và 100% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên, 100% giảng viên đại học và cao đẳng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ.
Tăng cường các khóa bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho giáo viên theo chương trình mới. Đẩy mạnh chương trình hợp tác với nước ngoài để lĩnh hội kiến thức và kinh nghiệm dạy học quý bấu. Đặc biệt là chú trọng bồi dưỡng kiến thức cho các giáo viên ở những vùng khó khăn.
Tiến tới thực hiện dạy hợp đồng thay cho biên chế trong quá trình sử dụng và tuyển dụng giáo viên để tạo sự cạnh tranh lành mạnh và ý thức phấn đấu trong đội ngũ nhà giáo
Có chính sách khuyến khích thực sự đối với đội ngũ nhà giáo thông qua chế độ đãi ngộ xứng đáng. Thực hiện các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần tạo động lực cho giáo viên và cán bộ quản lý hành chính. Có chính sách đặc biệt nhằm thu hút giáo viên giỏi, chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín. Mức lương phải phù hợp, dựa trên công tác của cá nhân ở các cơ sở giáo dục.
3.2.3 Đổi mới quản lý giáo dục.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ làm cơ sở triển khai thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Đẩy mạnh cãi cách hành chính, thực hiện thống nhất đầu mối quản lý và hoàn thiện tổ chức bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về giáo dục. Thực hiện đồng bộ phân cấp quản lý, hoàn thiện và triển khai cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương theo hướng phân định roc chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền. Cổng cố, xem xét cụ thể đội ngũ giáo viên, công nhân viên để phân công đúng chức năng, trình độ.
Bảo đảm dân chủ hóa trong giáo dục. Thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá người dạy, giáo viên, giảng viên tham gia đánh giá cán bộ quản lý, cán bộ quản lý cấp dưới tham gia đánh giá cán bộ quản lý cấp trên, các cơ sở giáo dục tham
gia đánh giá chất lượng giáo dục của nhau và đánh giá cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.
Thực hiện quản lý theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và quy hoạch phát triển nhân lực của từng ngành từng địa phương trong từng giai đoạn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Tập trung vào quản lý chất lượng giáo dục : Chuẩn hóa đầu ra, ứng dụng thành tựu mới về khoa học giáo dục, khoa học công nghệ và khoa học quản lý, công khai về chất lượng giáo dục, các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và tài chính của các cơ sở giáo dục. thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục, xây dựng hệ thống kiểm định về chất lượng giáo dục, thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục của các cấp học, trình độ đào tạo và kiểm định các chương trình giáo dục đại học, nghề nghiệp.
Đẩy mạnh công nghệ thông tin và truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ở các cấp.
3.2.4 Đổi mới mục tiêu, nội dung và chương trình đào tạo.
Đổi mới từng bước vững chắc toàn bộ hệ thống giáo dục theo hướng nâng cao chất lượng và đạt hiểu quả thiết thực. Cung cấp thêm những nội dung mới và đặc sắc để giúp hoạt động giáo dục – đào tạo đạt hiệu quả tốt nhất. Toàn bộ hệ thống giáo dục đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng và đạt hiệu quả thiết thực.
Mở rộng quy mô một cách hợp lý, thực sự gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình đào tạo cũ sẽ được thay bằng những chương trình đào tạo mới để đạt kết quả như mong đợi. Từng bước hoàn thiện hơn về công tác giáo dục.
Mục tiêu, nội dung và chương trình đào tạo – giáo dục phải đổi mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa tiếp cận với trình độ tiên tiến. Từng bước phát triển quy mô, vừa đáp ứng đầy đủ về số lượng vừa thỏa mãn nhu cầu học tập, cơ cấu ngàng nghề chất lượng lao động kỹ thuật cho nhu cầu phát triển các ngành kinh tế quốc dân, nâng cao dân trí của nhân dân nhằm tạo môi trường lành mạnh, giúp tự phát triển toàn diện.
Quan tâm đến giáo dục phẩm chất, đạo đức, sức khỏe, giáo dục và thẩm mỹ cho học sinh. Mục tiêu cần phải đạt được là giúp cho chương trình đào tạo có nội dung mới đầy sáng tạo và thiết thực giúp cho nền giáo dục được phát triển rộng hơn.
3.2.5 Về y tế.
Tích cực tăng cường y tế trong trường học . Đặc biệt là hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo và tiểu học nhằm đảm bảo tốt sức khỏe của các cháu trong quá trình học tập
Làm tốt việc tuyên truyền phổ biến kiến thức, nuôi dạy giáo dục, chăm sóc trẻ có khoa học đến tận phụ huynh học sinh.Tránh những tình trạng đáng tiếc xảy ra do thiếu sự quan tâm và kiến thức. Phối hợp với các trung tâm y tế địa phương để tiến
hành kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêm chủng và khám sức khỏe định kỳ cho các cháu. Công tác này phải thương xuyên diễn ra để không xảy ra những sự cố ngoài ý muốn.
Thực hiện việc cân đối sức khỏe theo định kỳ bằng biểu đồ, theo dõi nâng cao chất lượng nuôi dạy và tăng dinh dưỡng các suất ăn của học sinh bán trú, ăn uống đúng chế độ và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tích cực tìm kiếm những giải pháp tốt nhất để truyền đạt những thông tin cần thiết về sức khỏe đến người dân. Bổ sung những kiến thức về y tế mà phụ huynh và hệ thống y tế trong trường học còn thiếu sót. Cải thiện cơ sở vật chất trong phòng y tế của các trường đảm bảo khi xảy ra sự cố thì được khắc phục kịp thời.
3.2.6 Thực hiện đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục – đào tạo.
Xã hội hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước là phương pháp có tính chiến lược nhằm tác động trong toàn xã hội, cùng chăm lo, coi trọng sự nghiệp giáo dục.
Đẩy mạnh vai trì của giáo dục – đào tạo nâng cao hơn. Mang yếu tố chiến lược con người, vì vậy cần nhiều hình thức biện pháp tích cực mới thực hiện được trong thời gian tới. Trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền để các cấp, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức, hội phụ huynh học sinh, hội khuyến học, các tập thể, cá nhân và toàn thể người dân trong quận hiểu sâu sắc ai trò và vị trí của giáo dục – đào tạo trong sự nghiệp phát triển của đất nước.
Giúp người dân thấy được tầm quan trọng của giáo dục – đào tạo. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, trách nhiệm chăm lo, góp phần xây dựng ngành đạt được nhiều thắng lợi. Góp phần xây dựng chủ trương của nhà nước để giúp cho xã hội văn minh hơn. Tạo tinh thần ham học, thúc đẩy học sinh và phụ huynh cho con em đến trường
Sự phối hợp của các Ban, Ngành, Đoàn thể, các bậc cha mẹ học sinh và đặc biệt là sự nổ lực, học tập nâng cao trình độ mọi mặc, phát huy lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành đã làm cho hoạt động giáo dục của quận ổn định, đi vài nề nếp và từng bước phát triển vững chắc.
Kịp thời uốn nắn học sinh hư hỏng, phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em. Giúp các em hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất, giúp các em vượt lên các tệ nạn xã hội và vươn lên trong cuộc sống.
Phát huy hết những tài năng mà các em chưa bộc lộ hết. Vận động toàn dân tham gia xây dựng quỹ “ vì tài năng trẻ”, phát huy và xây dựng quỹ khen thưởng, giúp đỡ học sinh nghèo. Đồng thời phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” và tôn trọng nghề nhà giáo.