Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển giáo dục – đào tạo của quận

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Giải pháp pháp phát triển ngành Giáo dục Đào tạo quận Thanh Khê giai đoạn 2016 2020 (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN THANH KHÊ GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

3.1 Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển giáo dục – đào tạo của quận

3.1.1 Quan đim.

Phát triển giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, nhà nước và của toàn dân. Là nhu cầu rất cần thiết vì con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Phát triển giáo dục – đào tạo phải phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của quận trong xu thế hội nhập phát triển của đất nước. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo dục, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương. Ưu tiên ngân sách nhà nước dành cho phát triển giáo dục – đào tạo.

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện, đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến các hoạt động quản lý của các cơ sở giáo dục – đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và của bản thân người học, đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.

Trong quá trình đổi mới cần kế thừa và phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọ những kinh nghiệm của các ngành giáo dục trên thế giới, kiên quyết chấn chỉnh những hành động và nhận thức sai lệch. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học, các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình và bước đi phù hợp.

Phát triển giáo dục đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực , bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo ạo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Phát triển giáo dục – đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học và công nghệ. Chuyển sự phát triển giáo dục – đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiểu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu về số lượng. Chủ động tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc dân tọc, giữ vững độc lập tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa. Mở rộng giao lưu hợp tác với các nền giáo dục trên thế giới, nhất là với các nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, phát triển và khai thác kịp thời các cơ hội thu hút nguồn lực có chất lượng.

Tăng cường đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật các trường học lớp học bị hư hỏng, xuống cấp, hiện đại hóa trang thiết bị giảng dạy. Thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, tư vấn. Dành một nguồn ngân sách thỏa đáng cho ngành giáo dục – đào tạo phát triển. Mặc khác, bằng nhiều hình thức huy động sự đóng góp của mọi người dân cho sự phát triển của ngành.

Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến, hiện đại, xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất lượng vùng khó khăn để cân bằng hiệu quả giáo dục trên địa bàn quận. Tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học tập đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, con em diện chính sách.

3.1.2 Mc tiêu.

Mục tiêu chính của công tác giáo dục – đài tạo là đổi mới nâng cao chất lượng dạy và học. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng , bổ nhiệm và luân chuyển đi vào nề nếp, kịp thời và đạt chất lượng ngày càng cao, trên tinh thần trẻ hóa đội ngũ, lưu ý và quan tâm đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý có trình độ cao. Phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, giảm tỷ lệ học sinh có sức học và đạo đức yếu. Phần đấu 100% các trường mầm non và tiểu học đạt trường học tiên tiến, 100% giáo viên có tri thức cao.

Xây dựng mạng lưới trường học và cơ sở vật chất đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập cho học sinh. Đây là nền tảng để phát triển giáo dục lên tầm cao mới. Giảm tỷ lệ học sinh bỏ học và tránh những sai lầm đã mắc phải. Phấn đấu đạt những mục tiêu đã đề ra.

Tăng cường giáo dục – đào tạo ngành nghề cho lực lượng lao động chân tay

Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường thực sự là cách chim đầu đàng của mỗi đơn vị. Họ luôn được trẻ hóa và luôn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Huy động sự tham gia của toàn xã hội cho sự nghiệp phát triển giáo dục – đào tạo. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo cơ hội cho mọi người đóng góp và hưởng thụ thành quả mà giáo dục mạng lại. Tạo môi trường lành mạnh cho các em có một cuộc sống tươi đẹp hơn. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại hóa vào quá trình dạy học. Đảm bảo điều kiện và thời gian tự học của học sinh. Giúp quận từng bước cải thiện nền giáo dục của đất nước để xứng tầm với các nước trên thế giới.

Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt.

Cơ cấu và phương pháp giáo dục hợp lý, đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng, chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế về hệ thống. Thực hiện đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục, từng bước “ nâng cao dân trí và chất lượng hiệu quả giáo dục, đào tạo nhân lự và bồi dưỡng nhân tài”, hoàn thành phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, đúng tiến độ.

3.1.3 Định hướng.

Tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục – đào tạo phát triển. Triển khai tư tưởng xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các loại hình trường lớp,phát triển mạnh loại hình tư thực ở mầm non, trung học cơ sở và dạy nghề đến năm 2020, đảm bảo tối thiểu cho 20% cháu trong độ tuổi ra nhà trẻ, trên 70% cháu trong độ tuổi ra mẫu giáo, 100%

cháu trong độ tuổi học tiểu học, 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học được vào học trung học cơ sở và 90% tốt nghiệp trung học cơ sở được vào học phổ thông.

Tích cực thực hiện chủ trương đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục - đào tạo, áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học.

Duy trì và phát triển các lớp học linh hoạt cho đối tượng trẻ em vì nhiều lý do phải thất học, các lớp xóa mù và bổ túc văn hóa cho người lớn tuổi, hoàn thành phổ cập bậc trung học vào năm 2020.

Từ nay đến năm 2018 củng cố và nâng cấp hệ thống mạng lưới các trường tiểu học và trung học cơ sở, các phường đều có trung học cơ sở và có từ một đến hai trường tiểu học.

- Đối với các trường trung học cơ sở :

+ Tập trung đầu tư xây dựng các phòng bộ môn, thư viện đạt chuẩn, áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

+ Xây dựng trường chuẩn quốc gia. Đến năm 2020 có hơn 80% trường đạt chuẩn quốc gia.

- Đối với tiểu học :

+ Đầu tư xây dựng các phòng học liệu, phòng giáo dục nghệ thuật, trang bị các thiết bị giảng dạy hiện đại, đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Đối với mầm non:

+ Giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm , hiểu biết, thẩm mỹ. hình thành các yếu tố đầu tiên trong nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1.

+ Hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi vào năm 2018, nâng cao chất lượng giáo dục cho những năm tiếp theo.

Tăng cường công tác truyền bá văn hóa dân tộc và dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài. Góp phần phát huy sức mạnh của văn hóa dân tộc, tạo ra sự gắn bó với quê hương đồng thời xây dựng tình đoàn kết và hữu nghị với nhân dân các nước.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Giải pháp pháp phát triển ngành Giáo dục Đào tạo quận Thanh Khê giai đoạn 2016 2020 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)