CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TP ĐÀ NẴNG
2.3. Thực trạng phát triển ngành du lịch TP Đà Nẵng trong thời gian qua
2.3.1. Tình hình phát triển du lịch TP Đà Nẵng trong thời gian qua
2.3.1.1. Quy mô,số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Bảng 2.3. Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Số lượng
doanh nghiệp 324 485 578 689 924
Nguồn: Sở Văn Hóa- Thể Thao và Du lịch
Năm 2011, toàn Tp có 252 doanh nghiệp, đến nay đã có trên 900 doanh nghiệp đăng ký tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch( kể cả doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả), trong đó có 33 doanh nghiệp nhà nước, 30 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 150 công ty cổ phần, 400 công ty trách nhiệm hữu hạn, 415 doanh nghiệp tư nhân, 50 chi nhanh và 18 đơn vị - tổ chức khác kinh doanh du lịch.
Như vậy so với năm 2011, thì số lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch hiện nay đã
tăng hơn 3,2 lần. Mặc dù có tăng trưởng về quy mô, nhưng còn tồn tại một số doanh nghiệp chất lượng và năng lực kinh doanh chưa được hiệu quả. Vì vậy, cần phải tiếp tục rà soát để sắp xếp lại các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, nhằm hướng đến khi tăng trưởng về quy mô thì luôn đi kèm với chất lượng năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp
2.3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch
Bảng 2.4: Tình hình khách và doanh thu du lịch S
T T
Chỉ
tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014
Tốc độ tăng bình quân
1
Tổng lượt khách
Lượt
khách 1.770.000 2.375.023 2.659.553 3.117.558 3.800.000 16,96%
Khách quốc tế
Lượt
khách 367.000 534.134 630.908 734.183 955.000 21,37%
Khách nội địa
Lượt
khách 1.400.000 1.840.889 2.028.645 2.374.375 2.845.000 15,31%
2 Tổng thu
Tỷ
đồng 3.100 4.600 6.000 7.784 9.740 28,41%
Nguồn: Sở Văn Hóa- Thể Thao và Du lịch
Ngành du lịch Đà Nẵng có sự tăng trưởng không ngừng về lượng du khách, doanh thu và thị trường. Tổng lượt khách du lịch năm 2014 đạt 3,8 triệu lượt, doanh thu đạt 9.740 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2020 Đà Nẵng sẽ đón 8,1 triệu lượt, trong đó có 1,4 triệu lượt khách quốc tế, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2020 là 20,98%.
Đà Nẵng được bầu chọn là điểm đến mới nổi hấp dẫn nhất thế giới năm 2015.
Trong giai đoạn từ năm 2010-2015, ngành du lịch Đà Nẵng đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, thương hiệu du lịch Đà Nẵng từng bước được khẳng định. Tổng lượt khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng năm 2015 đạt 4,4 triệu lượt khách, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2010; tổng thu du lịch năm 2015 đạt 11.800 tỷ đồng, tăng 3,8 lần so với năm 2010.
Theo đó, để đặt được mục tiêu trên cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu du lịch Đà Nẵng thông qua việc tập trung hình thành các sản phẩm du lịch chủ lực, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch và có sức cạnh tranh cao. Tiếp tục đầu tư phát
triển các cụm dịch vụ du lịch ven biển, khu nghỉ dưỡng chất lượng cao, xem đây là sản phẩm chủ lực, có khả năng cạnh tranh cao của du lịch thành phố.
Đồng thời, tiến hành quy hoạch xúc tiến đầu tư xây dựng Bán đảo Sơn Trà thành khu du lịch quốc gia. Mở rộng không gian và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ khách tại quần thể khu du lịch sinh thái Bà Nà-Suối Mơ; xây dựng sân Golf Bà Nà,... Xây dựng các bảo tàng và công viên chuyên đề, nâng cấp và xây dựng các khu điểm du lịch sinh thái, làng nghề, tổ chức các chuỗi sự kiện, lễ hội theo dọc hai bên sông Hàn, gắn với việc phát triển mạnh du lịch đường sông, hình thành các tour, tuyến du lịch và các loại hình giải trí về đêm trên sông Hàn…
Năm 2015, trong bối cảnh ngành du lịch cả nước nói chung đối mặt với nhiều khó khăn, lượng khách quốc tế sụt giảm thì Đà Nẵng vẫn tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả ấn tượng với sự tăng trưởng mạnh về lượt khách và doanh thu. Tổng lượt khách đến thăm quan, du lịch Đà Nẵng là đón 4,6 triệu lượt khách, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó khách quốc tế đạt 1,2 triệu lượt (lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 1 triệu lượt), tăng 34,1% so với cùng kỳ năm 2014, khách nội địa đạt 3,4 triệu lượt, tăng 19,2 % so với năm 2014. Tổng thu du lịch trong năm cán mốc 12.768 tỷ đồng, tăng 29% và đạt 108,2% kế hoạch.
2.3.1.3. Tình hình cơ sơ vật chất của ngành
Bảng 2.5: Tình hình đầu tư xây dựng các cơ sở cư trú
Năm 2013 Năm 2014
Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài
Số lượng
Vốn đầu tư (tỷ đồng)
Số lượng
Vốn đầu tư (tỷ đồng)
Số lượng
Vốn đầu tư (tỷ đồng)
Số lượng
Vốn đầu tư (tỷ đồng)
49 91.460 12 30.063 56 136.760 15 35.039
Nguồn: Nguồn: Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du lịch
Những năm gần đây, các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố đã có sự gia tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là các cơ sở lưu trú đẳng cấp cao, góp phần thay đổi diện mạo thành phố, nâng cao đẳng cấp cho du lịch Đà Nẵng. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 71 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 172 ngàn tỷ đồng, 15 dự án nước ngoài với tổng vốn đầu tư 1.668,5 triệu USD (35.039 tỷ đồng); 56 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 6.512,4 triệu USD (136.760 tỷ đồng). Nổi bật là các dự án lớn mang tầm quốc tế như khu InterContinental Danang Sun, Peninsula Resort, Hyatt Regency, Vinpearl Luxury, khu du lịch sân golf của Vinacapital…
Trong năm 2013, thành phố có 65 cơ sở lưu trú mới đưa vào hoạt động với 3.064 phòng, trong đó có 12 khách sạn 3 - 5 sao, tương đương với 1.200 phòng, nâng tổng cơ sở lưu trú lên 391 cơ sở với 13.634 phòng, căn hộ. Trong năm 2014 đã có 44 khách sạn đưa vào hoạt động, nâng tổng số khách sạn trên địa bàn thành phố lên 435 cơ sở lưu trú với 15.625 phòng
Cơ sở vật chất du lịch ngày càng được đầu tư mạnh mẽ, trong năm 2015 có 62 cơ sở lưu trú du lịch đưa vào hoạt động với 2.783 phòng, nâng tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn lên 490 cơ sở với 18.233 phòng… Tính đến nay, thành phố có 20 đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng, trong đó 10 đường bay trực tiếp thường kỳ và 10 đường bay trực tiếp thuê chuyến.
Nổi bật là các khách sạn, resort có phòng hội nghị theo tiêu chuẩn quốc tế có sức chứa từ 50 đến 1.200 người như Crowne Plaza (900 người), Minh Toàn Galaxy (900 người), Furama (750 người), Pullman (700 người), InterContinental (700 người). Điều này thuận lợi cho việc thúc đẩy loại hình du lịch công vụ MICE, giúp Đà Nẵng dần trở thành địa điểm du lịch MICE lý tưởng ở khu vực châu Á
Bảng 2.6. Cơ cấu lao động trong ngành du lịch
STT Nhóm nhân lực
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Tỷ lệ phần trăm trên tổng số lao động của ngành
năm 2014
1 Khách sạn 6.564 8.000 9.500 10.595 50,2
2 Nhà hàng 4.755 4.900 5.000 5.231 24,8
3 Lữ hành 796 1.090 1.360 1.089 5,2
4 Khu điểm du
lịch 966 1.006 1.060 1.129 5,4
5 Hướng dẫn
viên 560 594 825 1.608 7,6
6
Lái xa vận chuyển đạt chuẩn du lịch
0 152 856 974 4,6
7 Cán bộ quản
lý du lịch 69 220 240 240 1,1
8 Giáo viên 193 193 193 230 1,1
Tổng cộng 13.903 16.155 19.034 21.096 100
Nguồn: Sở Văn Hóa- Thể thao và Du lịch
Tổng số lao động phục vụ trong ngành dịch vụ du lịch có hơn 21 ngàn người trong đó tập trung chủ yếu vào khách sạn (50,2%) và nhà hàng (24,8%) trong năm 2014.
Lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch như hướng dẫn viên có khuynh hướng gia tăng về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt trong những năm gần đây, từ 560 người năm 2011 lên 1.608 người năm 2014. Nhóm nhân lực trong lữ hành, khu điểm du lịch chiếm tỷ lệ khoảng 5,2% và 5,4% trong tổng số laođộng của ngành trong năm 2014.
2.2.1.4. Chất lượng dịch vụ du lịch
Chất lượng dịch vụ du lịch thành phố Đà nẵng thời gian qua ( 2010- 2015) đã đạt được những thành công nhất định. Cụ thể:
Một là,thành công về việc giải quyết các mối quan hệ giữa các đối tác có liên quan. Vai trò của chính quyền địa phương được thể hiện trên góc độ có tầm nhìn trong quy hoạch và phát triển hạ tầng. Tầm nhìn này đảm bảo cho sự phát triển bền vững của TP Đà Nẵng trong mấy chục năm nữa vẫn không gặp phải những thách thức về tình trạng quá tải. Chính quyền cũng đã ban hành những chính sách đúng đắn, hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược.
Hai là,thành công về quản lý điểm đến thông qua việc kết nối các điểm đến trên địa bàn với các sản phẩm ở trung tâm TP kết hợp mua sắm và giải trí, sản phẩm nghỉ dưỡng biển, sản phẩm nghỉ dưỡng núi… Bên cạnh đó là sự kết nối liên tỉnh với Hội An, Mỹ Sơn… ở phía Nam, Huế, Quảng Bình… ở phía Bắc. Như vậy là Đà Nẵng không chỉ phát triển du lịch của mình mà còn hỗ trợ và mang đến dòng khách quốc tế và nội địa cho các điểm đến khác trong vùng.
Ba là,thành công trong việc quảng bá hình ảnh Đà Nẵng, mà phải nói đến vai trò chính là của khách du lịch. Đến một điểm du lịch như thế này, du khách cảm thấy hài lòng khi được sử dụng dịch vụ đạt chất lượng, đi trong không gian của một thành phố phát triển nhưng rất yên bình, rất an toàn. Họ cảm nhận được sự thân thiện từ những nụ cười của người dân Đà Nẵng. Và chính họ trở thành những người tuyên truyền, quảng bá cho Đà Nẵng, cho du lịch của thành phố. Năm 2015, trong bối cảnh ngành du lịch cả nước nói chung đối mặt với nhiều khó khăn, lượng khách quốc tế sụt giảm thì Đà Nẵng vẫn tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả ấn tượng với sự tăng trưởng mạnh về tổng lượt khách và doanh thu. Đặc biệt, trong năm qua, lần đầu tiên lượng khách quốc tế đến thành phố đã vượt qua ngưỡng 1 triệu lượt, tăng 34,1% so với cùng kỳ năm 2014.
Bốn là,thành công về doanh thu du lịch, cũng như đi đúng với định hướng phát triển của Đà Nẵng là đưa du lịch- dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.
2.2.1.5. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch.
Trong những năm qua, du lịch Đà Nẵng đã từng bước đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch; đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để thu hút khách du lịch; nhiều loại hình, sản phẩm du lịch mới được xây dựng đưa vào khai thác như các tuyến du lịch sinh thái núi: nghỉ mát, thể thao leo núi, du lịch đồng quê, tham quan lễ hội,… Ngoài ra, còn tổ chức liên kết các cụm, trung tâm và điểm du lịch.
Tuy nhiên, so với lợi thế về tài nguyên, thiên nhiên, các loại hình và sản phẩm du lịch của thành phố Đà Nẵng vẫn chưa được khai thác tương xứng, các sản phẩm du lịch chưa phong phú, đặc sắc: chưa mở rộng được các chủng loại, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, các loại hình du lịch, như xây dựng các tour, các tuyến du lịch, các sản phẩm đặc trưng… Chính vì vậy, trong thời gian qua, các sản phẩm du lịch của thành phố vẫn chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của khách du lịch, điều này đã làm cho thời gian lưu trú của khách du lịch tại Đà Nẵng ngắn hơn so với các trung tâm du lịch khác trong nước, đây là yếu tố làm ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của Đà Nẵng trong các năm qua.
2.3.1.6. Khai thác tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch bao gồm cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người có giá trị và được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch
Tuy nhiên quá trình phát triển kinh tế xã hội, chủ yếu là phát triển đô thị, khu dân cư trong thời gian qua tại một số địa phương đã làm nảy sinh một số tồn tại, đặc biệt trong công tác quản lý nguồn tài nguyên du lịch. Môi trường, cảnh quan khu vực ven biển ở một số khu vực trọng điểm phát triển du lịch biển như Hạ Long, Cát Bà, Sầm Sơn, Cửa Lò, Huế - Đà Nẵng, Khánh Hòa,…đang có hiện tượng suy thoái. Một hiện tượng không mấy tích cực đang xuất hiện: tài nguyên du lịch càng hấp dẫn bao nhiêu thì sự xuống cấp của tài nguyên đó có chiều hướng gia tăng bấy nhiêu. Vấn đề bảo tồn các tiềm năng du lịch biển đặc sắc, đặc biệt là hệ sinh thái, cảnh quan, danh thắng và di tích văn hóa chưa được thực sự quan tâm bằng những biện pháp cụ thể và có hiệu quả.
Hoạt động kinh tế - xã hội, xây dựng và phát triển các khu đô thị mới, khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng đô thị, kể cả các khu du lịch đang dẫn đến nguy cơ ô nhiễm, hủy hoại và xuống cấp cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa là những tài nguyên vô giá, yếu tố hình thành và là động lực phát triển chủ yếu của các đô thị, khu dân cư ven biển.
Nguyên nhân của thực trạng trên đây là xu hướng khai thác tài nguyên đất đai, môi trường nhằm đạt mục tiêu tối đa về kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh đất đai,
bất động sản, phát triển khu đô thị mới, khu du lịch; thiếu sự phối kết hợp liên ngành, liên vùng trong phát triển KTXH và du lịch, đặc biệt trong quản lý đầu tư xây dựng các công trình kinh tế, xã hội, phát triển đô thị, nông thôn; tình trạng chồng chéo trong khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch; trong quản lý phát triển khu vực ven biển, thiếu những chính sách bảo tồn, khai thác hợp lý các vùng tài nguyên có giá trị phục vụ phát triển du lịch;
Chất lượng Quy hoạch xây dựng nhìn chung vẫn còn yếu, chưa bám sát nhu cầu và biến động của thị trường giữa ngành với lãnh thổ và thiếu sự tham gia của dân cư; hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý quy hoạch xây dựng, đặc biệt là những tiêu chuẩn, quy phạm quy hoạch, đầu tư xây dựng, bảo vệ môi trường cảnh quan phù hợp với đặc thù khu vực ven biển còn thiếu và chưa được ban hành đồng bộ,…
Đối với dải ven biển Huế - Đà Nẵng - Hội An, nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc của vùng du lịch Bắc Trung bộ mà tiêu biểu là di sản văn hóa thế giới, hệ sinh thái môi trường, cảnh quan biển hấp dẫn, các cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng du lịch quan trọng của cả nước, việc phát triển du lịch không chỉ có ý nghĩa đối với phát triển du lịch Việt Nam và khu vực mà còn góp phần quan trọng để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung. Vì vậy vấn đề bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên, môi trường, cảnh quan du lịch khu vực ven biển đang là một trong những nhiệm vụ bức xúc đặt ra đối với mọi ngành, mọi cấp, trước hết trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn tại khu vực này.