Phát triển du lịch về tài nguyên – môi trường

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Các giải pháp phát triển du lịch TP Đà Nẵng giai đoạn 2016 2020 (Trang 47 - 52)

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

3.3. Các giải pháp phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2020

3.3.3. Phát triển du lịch về tài nguyên – môi trường

3.3.3.1. Bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch.

Kiểm kê đa dạng sinh học.

Thiết lập mạng lưới quản lí thông tin, xây dựng ngân hàng dữ liệu về đa dạng sinh học một cách khoa học.

Đào tạo đa dạng sinh học.

Xây dựng hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh đối với các đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành trên hai khu bảo tồn.

Khuyến khích, hỗ trợ, đồng thời kêu gọi các cá nhân, tổ chức, chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia nghiên cứu khoa học cơ bản.

Ứng dụng và phát triển thông tin công nghệ du lịch.

Xây dựng chế tài, xử phạt nghiêm minh.xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch.

Khuyến khích các dự án đầu tư du lịch phát triển có những cam kết cụ thể về bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch.

Phát triển các chính sách tiêu thụ xanh có ý nghĩa với môi trường, quản lí tốt nguồn năng lượng, tiết kiệm nước và quản lí chất thải.

Xây dựng một chương trình về nâng cao ý thức của cộng đồng địa phương trong việc gìn giữ, tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.

3.3.3.2. Bảo vệ và cải thiện môi trường du lịch.

a. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cộng đồng, du khách tham gia bảo vệ môi trường.

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch và cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, banner, áp phích…

In các loại ấn phẩm có các thông tin liên quan đến các khu vực sinh thái.

b. Giải pháp về đào tạo.

Tổ chức các lớp tập huấn về du lịch sinh thái.

Hình thành đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái thông thạo địa hình, có kiến thức về sự đa dạng của các loại động thực vật trong khu vực bảo tồn (biển, núi), hiểu biết về các phương pháp, các nguyên tắc bảo vệ môi trường, tài nguyên.

Phối hợp, lồng ghép đào tạo và giáo dục về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch.

Trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường, các biện pháp ứng cứu trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường.

c. Giải pháp quản lí Nhà nước.

Thành phố cần có chế tài đối với công trình xây dựng ven biển.

Yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng các báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Quản lí mật độ và công suất phục vụ của các nhà trọ, nhà nghỉ tại các khu điểm du lịch.

Áp dụng tiêu chuẩn xanh để đánh giá việc bảo vệ môi trường sinh thái đối với khách sạn, đơn vị du lịch.

Xây dựng nội quy bảo vệ môi trường phù hợp đặc thù của khu bảo tồn, điểm du lịch.

Xây dựng các nguyên tắc tham quan, bảo vệ tài nguyên phù hợp với từng điểm du lịch sinh thái.

Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm bảo vệ môi trường du lịch.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu của đề tài là đưa ra các giải pháp để phát triển ngành du lịch Tp Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2020, trên cơ sở tổng hợp các số liệu thu thập được để tiến hành phân tích, đề tài “Các giải pháp phát triển ngành du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020” đã hoàn thành những nội dung sau đây:

Giới thiệu tổng quan về du lịch, khái niệm về du lịch, nội dung và các tiêu chí về phát triển du lịch, vai trò của phát triển du lịch đối với kinh tế xã hội, đồng thời đã đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch. Bên cạnh đó, đã học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch của 1 số quốc gia có hoạt động du lịch phát triển trong khu vực Asean, để rút ra một số kinh nghiệm thiết thực trong quá trình phát triển du lịch tại Đà Nẵng

Trên cơ sở phân tích sự phát triển của kinh tế xã hội và ngành du lịch Tp Đà Nẵng trong giai đoạn 2010 – 2015 đã chỉ ra những hạn chế, vướng mắc cần được khắc phục. Trong đó, đã chỉ ra sự bất cập trong quá trình phát triển du lịch hiện nay là: thiếu các trung tâm mua sắm hàng hóa lớn, hiện tại, hoạt động xúc tiến, quảng bá chưa được chuyên nghiệp, công tác quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập…

Với mục tiêu và định hướng của ngành du lịch Đà nẵng đến năm 2020, em đã mạnh dạn đưa ra một số các giải phát nhằm phát triển du lịch Đà nẵng nhanh và đúng hướng trong giai đoạn 2016 – 2020. Mong du lịch Đà nẵng thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển, xứng đáng trở thành trung tâm du lịch của cả nước và khu vực

Trên đây là bài báo cáo thực tập tốt nghiệp “ Các gii pháp phát trin ngành du lch Tp Đà nng giai đon 2016- 2020” của em. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn giao viên hướng dẫn Lê Thị Hồng Dương và tập thể phòng Kế Hoạch – Đầu tư đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Em xin cảm ơn quý thầy cô đã bỏ thời gian xem xét và đánh giá bài báo cáo. Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC THAM KHẢO

1. Niên giám thống kê 2015.

2. http://www.cucthongke.danang.gov.vn/

3. http://www.cst.danang.gov.vn/\

4. https://www.google.com.vn

5. Sách, báo, các tài liệu liên quan…

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Đà Nẵng,ngày tháng năm 2016 (Ký,họ tên và đóng dấu)

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Các giải pháp phát triển du lịch TP Đà Nẵng giai đoạn 2016 2020 (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)