CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TP ĐÀ NẴNG
2.4. Đánh giá thực trang phát triển du lịch Tp Đà Nẵng trong thời gian qua
Qua 55 năm xây dựng và phát triển, ngày nay ngành Du lịch Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế – xã hội, góp phần lớn vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, tạo nhiều việc làm cho người dân, bảo tồn và phát huy được giá trị văn hóa dân tộc. Trong thời gian hoạt động, ngành đã danh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Ngành Du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Đà Nẵng nói riêng, trong thời gian qua, sau ngày giải phóng đất nước, tiền thân là công ty Du lịch Quảng Nam – Đà Nẵng với một vài khách sạn trung tâm thành phố chủ yếu phục vụ các chuyên gia Nga và khách nội địa đi công tác, qua 40 năm xây dựng và phát triển, ngành Du lịch Đà Nẵng cũng có những bước phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựa quan trọng trong nhiều lĩnh vực.
x Những bước phát triển vượt bậc của ngành
Từ sau ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975), ngành Du lịch thành phố Đà Nẵng đã có những giai đoạn phát triển vượt bậc. Giai đoạn từ sau ngày giải phóng đến khi trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương (giai đoạn 1975 đến1977), ngành du lịch Đà Nẵng đã có nhiều thay đổi về cơ sở vật chất phục vụ ngành, từ một vài khách sạn thưa thớt sau khi giải phòng, đến năm 1977 Đà Nẵng đã có 58 khách sạn với 1984 phòng, trong đó có một số khách sạn 3 sao tiêu chuẩn quốc tế.
Trong giai đoạn tiếp theo, từ 1977 đến 2008, ngành Du lịch Đà Nẵng đã có những bước phát triển rõ rệt, nhất là sau năm 2003, ngành du lịch được định hướng hát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Hệ thống cơ sở lưa trú cho du khách đã phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Đến năm 2008, thành phố đã có đến 138 khách sạn với 4239 phòng.
Trong giai đoạn này, ngành du lịch Đà Nẵng đã phát triển một bước tiến mới, thị trường khách du lịch quốc tế đã có những chuyển dịch quan trọng, lượng khách du lịch đường bộ Thái Lan đến Việt Nam đạt từ 20,000 đến 30,000 khách/năm. Thành phố còn đầu tư xây dựng hạ tầng tại bán đảo Sơn Trà và Công viên biển Đông ( hiện nay là Công viên biển Đông), xây dựng hai bãi tắm kiểu mẫu là Mỹ Khê và T18.
Từ 2008 đến nay, du lịch Đà Nẵng đã thực sự khởi sắc và có dấu ấn riêng. Hệ thống cơ sở vật chất tiếp tục được phát trển với nhiều nhà đầu tư, hình thành nhiều hệ thống khách sạn, khu nghỉ mát ven biển cao cấp, và nhiều khách sạn cao cấp từ 3 đến 5
sao trong thành phố và các khách sạn khác với tiêu chuẩn 1-2 sao, đáp ứng được nhu cầu từ khách du lịch nghỉ dương cao cấp đến khách công vụ, khách du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, khách vãng lai. Dần dần các thương hiệu du lịch nổi tiếng đã có mặt tại Đà Nẵng: InterContinental, Novotel, Vinpearl, Pullman, Hyart, …
Cũng theo đà phát triển đó mà hệ thống doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành cũng phát triển mạnh, cuối năm 2014, trên địa bàn có 183 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 108 doanh nghiệp lữ hành quốc tế.
Trong 5 năm gần đây (2011 đến 2015) lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng 20,14%/năm, lượng khách quốc tế trong đó tăng 25,4%, khách nội địa tăng 18,6%.
Doanh thu chuyên ngành du lịch tăng bình quân 30,6%/năm. Năm 2014, tổng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng đạt 3,8 triệu lượt, tăng 21,9% so với năm 2013.
Trong giai đoạn này, thành phố đã có nhiều chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng của thành phố nói chung và của ngành nói riêng phát triển mạnh mẽ. Rất nhiều công trình lớn được xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng như Cáp treo Bà Nà, khu giải trí Fantasy, Vòng quay mặt trời (Sun wheel, Công viên Á Châu, Khu giải trí phức hợp Helio, …
Trong những năm gần đây, Đà Nẵng liên tiếp được nhiều tổ chức du lịch quốc tế có uy tín bình chọn là điểm đến hấp dẫn. Nhiều sản phẩm của thành phố đã đạt những giải thưởng lớn như Khu nghỉ dưỡng 5 sao InterContinental Danang Sun Peninsula Resort đã đạt giải khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất châu Á 2014 do Word Travel Awards trao giải thưởng. Tạp chí Smart travel Asia bình chọn Đà Nẵng là top 10 điểm đến hấp dẫn của châu Á năm 2014. Và lọt top 10 điểm đén mới nổi trên thế giới năm 2015 theo kết quả bình chọn trên trang thông tin điện tử du lịch uy tín TripAdvisor.
Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và nâng cao về chất lượng. Nhiều khu, điểm tham quan, du lịch trên địa bàn thành phố đã được xây dựng mới hoặc nâng cấp và bổ sung thêm nhiều sản phẩm du lịch mới phục vụ du khách. Du lịch nghỉ dưỡng biển được phát triển theo hướng mở rộng cung ứng các dịch vụ vui chơi thể thao biển như canô, kayak, lặn biển, dù kéo, jetski,… kết hợp với hàng loạt các khu nghỉ mát, biệt thự cao cấp dọc tuyến biển cung cấp những dịch vụ ngày càng hoàn thiện cho du khách.
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 2.4.2.1. Hạn chế còn tồn tại
Công tác đầu tư vẫn còn những bất cập, quá trình triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch vẫn chưa theo kịp yêu cầu tăng trưởng kinh tế. Số cơ sở kinh doanh có các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao còn ít. Việc chậm đầu tư phát triển các dự án tại các địa bàn mới, các loại hình dịch vụ du lịch mới,
các khu vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm quy mô lớn, hiện đại… làm ảnh hưởng đến cơ cấu, loại hình sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch của địa phương, tác động đến sự phát triển của ngành du lịch trong thời gian qua
Các dự án đầu tư về du lịch - dịch vụ đăng ký nhiều, nhưng triển khai chậm và bắt đầu năm 2010 mới hình thành nhiều khu du lịch lớn như: Hyatt, Ariyana, Azura, Vinpearl, Bãi Bắc, Sunrise resort, Silver Shores, sân Golf… với cấp hạng 4 đến 5 sao;
Du lịch đường sông chậm phát triển; chưa có đội tàu du lịch, bến tàu phục vụ du lịch đường sông do thiếu cầu tàu, bến neo đậu tàu du lịch và khó khăn về vốn đầu tư, thủ tục đầu tư;
Việc triển khai thực hiện các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch vẫn còn lung túng, nhất là trong phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú, cấp thể Hướng dẫn viên…
Công tác quản lý Nhà nước về du lịch còn nhiều bất cập, chưa chặt chẽ. Việc giá cả du lịch tăng, chất lượng dịch vụ kém, nạn làm giá dịch vụ luôn diễn ra trong các ngày lễ, Tết…
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay cả về số lượng và chất lượng. còn thiếu cán bộ quản lý giỏi và nhân viên phục vụ có kỹ năng chuyên môn cao, thiếu kỹ năng nghiệp vụ và yếu về ngoại ngữ giao tiếp
2.4.2.2. Nguyên nhân
Trong 5 năm qua, một số yếu tố biến động về thị trường như: khủng hoảng kinh tế - tài chính, bệnh dịch, bão lũ lớn ở miền Trung đã có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành;
Chưa có các cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư phát triển dịch vụ du lịch tại các khu du lịch như Bán đảo Sơn Trà (đang làm công tác quy hoạch chi tiết), các bãi biển du lịch… (chỉ có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư và phát triển tàu du lịch trên sông Hàn và các tuyến sông);
Công tác quy hoạch và phối hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ;
Đội ngũ cán bộ về quản lý và kinh doanh du lịch còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đầu tư phát triển cho nguồn nhân lực trong quản lý nhà nước và kinh doanh du lịch chưa được quan tâm đúng mức;
Đội ngũ nhân viên phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn, các khu mua sắm chưa được chú trọng bồi dưỡng nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ
cũng như thái độ phục vụ đối với khách du lịch.