Kỹ thuật bắt, giữ động vật

Một phần của tài liệu Xu ly so lieu trong nghien cuu duoc ly (Trang 22 - 31)

2. KỸ THUẬT BẮT GIỮ, TIÊM VÀ CHO ĐỘNG VẬT UỐNG THUỐC

2.1. Kỹ thuật bắt, giữ động vật

Bắt và giữ động vật là công việc thường xuyên trong thực hành và nghiên cứu thuốc trên động vật. Việc bắt giữ động vật đúng cách sẽ giúp cho thực hiện các thao tác tiêm hoặc cho động vật uống thuốc được chính xác và dễ dàng hơn đồng thời hạn chế được sai số nghiên cứu do động vật sợ hãi quá mức gây nên. Với mỗi loài động vật sẽ có các thao tác khác nhau tuy nhiên nguyên tắc chung khi bắt, giữ các loài động vật là: động tác nhẹ nhàng, từ từ nhưng dứt khoát và đúng kỹ thuật.

2.1.1. Kỹ thuật bắt và giữ chuột

- Cách 1: Bắt chuột bằng cách túm đuôi sát vùng thân chuột nhấc lên. Đặt chuột lên bề mặt cứng, tốt nhất là đặt chuột lên các vật dụng có dạng lưới bằng thép để chuột có thể bám chặt như nắp hộp nhốt chuột. Một tay cầm đuôi kéo nhẹ về phía sau, tay còn lại túm vào gáy chuột sát phần gốc tai và giữ thật chặt đầu chuột sao cho chuột không thể quay đầu lại để tấn công hoặc cắn được. Nhấc chuột lên, xoay ngửa bàn tay để chuột nằm lọt hẳn trong lòng bàn tay và kẹp đuôi chuột vào giữa bàn tay và ngón tay đeo nhẫn hoặc ngón út để giữ cho chặt (hình 1.4).

Hình 1.4. Kỹ thuật bắt và giữ chuột theo cách 1

- Cách 2: Bắt giữ chuột bằng cách dùng một tay nắm vòng quanh lấy thân chuột ở vùng ngực, ngón tay cái và ngón trỏ đặt ở hai bên đầu con vật ở phần hàm dưới giữ chắc chắn để chuột không thể quay đầu lại cắn nhưng không được giữ quá chặt vì có thể làm con vật ngạt thở. Với những con chuột to có thể phải dùng tay còn lại để đỡ 2 chân sau (hình 1.5).

23

Hình 1.5. Kỹ thuật bắt và giữ chuột theo cách 2

- Cách 3: dùng dụng cụ hỗ trợ để giữ chuột. Những dụng cụ này thường có hình trụ hoặc hình nón với các kích thước khác nhau được làm bằng nhựa cứng, bằng thép hoặc nylon có các lỗ thông khí để chuột có thể hít thở dễ dàng. Ngoài ra, tùy thuộc vào yêu cầu của từng thí nghiệm mà có thể sử dụng các dụng cụ có chỗ để thò đuôi ra ngoài thuận tiện cho các thao tác tiêm tĩnh mạch đuôi hoặc lấy máu ở vùng đuôi (hình 1.6).

Hình 1.6. Cách giữ chuột sử dụng dụng cụ hỗ trợ 2.1.2. Kỹ thuật bắt và giữ thỏ

Khác với chuột, thỏ có 2 chân sau rất khoẻ vì vậy bắt thỏ luôn phải dùng 2 tay - Cách 1: Bắt thỏ bằng cách dùng 1 tay túm vào lớp da vùng gáy thỏ, tay còn lại đỡ ở phần hai chân sau và nhấc lên (hình 1.7). Chú ý không túm gáy hoặc túm tai thỏ xách lên vì các động tác này khiến thỏ giẫy giụa mạnh, có thể gây trật khớp đốt sống thắt lưng hay gãy xương hoặc có thể sẽ làm tổn thương các mạch máu ở tai ảnh hưởng tới nghiên cứu sau đó.

24

Hình 1.7. Kỹ thuật bắt và giữ thỏ theo cách 1

- Cách 2: cho con vật rúc đầu vào vùng khuỷu tay và ôm chặt vào người. Cách này thường dùng trong trường hợp cần chuyển thỏ từ chuồng này sang chuồng khác ở khoảng cách ngắn.

Hình 1.8. Kỹ thuật bắt và giữ thỏ theo cách 2

- Cách 3: Dùng hộp nhốt thỏ. Hộp nhốt thỏ thường làm bằng gỗ hoặc bằng thép không gỉ có khoét lỗ để thuận tiện cho việc cố định phần đầu thỏ. Toàn bộ phần thân thỏ được giữ trong hộp, phần đầu thỏ được để ở bên ngoài hộp và khoảng giữa đầu và thân thỏ có một thanh hãm để cố định đầu thỏ không cho thỏ rụt đầu vào hộp nhưng đảm bảo thỏ vẫn có khả năng hít thở dễ dàng. Dụng cụ này rất thuận tiện cho các thao tác tiêm hoặc lấy máu vùng tai. Thỏ cũng có thể được giữ bằng cách sử dụng một chiếc khăn quấn quanh cơ thể và tùy vào yêu cầu của từng thí nghiệm mà có thể để lộ những phần trên cơ thể thỏ cần thao tác.

25

Hình 1.9. Giữ thỏ bằng hộp nhốt thỏ theo cách 3 2. 2. Kỹ thuật tiêm và cho động vật uống thuốc

Có nhiều đường đưa thuốc vào cơ thể động vật nghiên cứu, thông thường là tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm phúc mạc và đường uống.

2.2.1. Kỹ thuật tiêm thuốc

Trước khi tiêm thuốc cần làm sạch vị trí tiêm, sát trùng bằng cồn 70o. Chọn kích cỡ bơm và kim tiêm phù hợp với từng loại động vật và lượng thuốc cần đưa vào cơ thể. Hiện nay thường dùng bơm và kim tiêm 1 lần để đảm vô trùng và kim nhọn sắc dễ thực hiện thao tác hơn. Lưu ý, nên chọn loại kim nhỏ nhất có thể để hạn chế tổn thương mô nơi tiêm và gây đau cho động vật.

2.2.1.1. Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch

Tiêm tĩnh mạch đu i chuột

Để tiêm tĩnh mạch đuôi chuột nên sử dụng kim và bơm tiêm loại 1 ml. Các bước thao tác như sau:

- Lấy thuốc vào bơm tiêm

- Nhốt chuột vào hộp thò đuôi ra ngoài, xoa nhẹ nhàng đuôi chuột để giãn nở mạch máu, sát trùng vị trí cần tiêm.

- Tay trái cầm đuôi chuột, tay phải cầm bơm tiêm đã lấy thuốc. Đặt kim tiêm chếch 1 góc 20 độ vào vị trí tĩnh mạch đuôi ở khoảng 1/3 chiều dài đuôi chuột tính từ chóp đuôi. Đưa kim nhẹ nhàng vào sâu tĩnh mạch. Cần phải kiểm tra xem đã đưa kim vào đúng tĩnh mạch hay chưa bằng cách kéo pít-tông lại, nếu máu được hút vào bơm tiêm là đúng. Từ từ bơm thuốc vào tĩnh mạch cho đến khi hết thuốc (hình 1.10).

26

Hình 1.10. Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch đuôi chuột

Tiêm tĩnh mạch tai thỏ:

Có thể dùng loại bơm tiêm 3-5ml, tùy lượng thuốc cần đưa vào, các thao tác tương tự như khi tiêm chuột gồm:

- Nhốt thỏ vào hộp thò đầu ra ngoài, cố định chặt đầu thỏ. Xoa nhẹ nhàng vào vùng tai thỏ để giãn nở mạch máu vùng vành tai. Sát trùng vùng cần tiêm thuốc. Lấy thuốc vào bơm tiêm.

- Tay trái cầm vào vùng vành tai thỏ, vuốt căng vùng tĩnh mạch vành tai thỏ định tiêm, tay phải cầm bơm tiêm đã được lấy thuốc. Đưa kim nhẹ nhàng vào tĩnh mạch vành tai thỏ. Cần phải kiểm tra xem đã đưa kim vào đúng tĩnh mạch hay chưa bằng cách kéo pít-tông lại nếu máu được hút vào bơm tiêm là đúng. Từ từ bơm thuốc vào tĩnh mạch cho đến hết thuốc.

- Rút kim ra khỏi mạch máu. Dùng 1 miếng bông tẩm cồn sát trùng, đặt vào vị trí vừa tiêm và giữ chặt trong khoảng 1 phút, không cho máu chảy ra ngoài.

Hình 1.11. Kỹ thuật tiêm tĩn mạch tai thỏ

Tiêm tĩnh mạch đùi thỏ

- Gây mê, buộc ngửa thỏ cố định trên bàn cố định. Sát trùng vùng cần tiêm.

- Bộc lộ tĩnh mạch đùi bằng cách dùng dao mổ rạch một đường nhỏ qua lớp da, kích thước khoảng 2 cm. Dùng kéo nhẹ nhàng bóc tách phần cơ bám xung quanh tĩnh mạch để lộ tĩnh mạch đùi. Luồn chỉ xuống dưới phần tĩnh mạch vừa được bóc tách.

27

Tay phải nhẹ nhàng nhấc sợi chỉ lên rồi đặt ngón tay trỏ trái xuống dưới tĩnh mạch để đỡ và giữ cố định tĩnh mạch.

- Tay phải cầm bơm tiêm đã được lấy thuốc, đưa kim nhẹ nhàng vào tĩnh mạch.

Cần phải kiểm tra xem đã đưa kim vào đúng tĩnh mạch hay chưa bằng cách kéo pít- tông lại nếu máu được hút vào bơm tiêm là đúng. Bơm thuốc chậm vào tĩnh mạch cho đến hết thuốc.

2.2.1.2. Tiêm bắp

Các thao tác chuẩn bị cho tiêm bắp tương tự như tiêm tĩnh mạch.

Vị trí, cách thức tiêm bắp trên chuột và thỏ tương tự nhau. Vị trí tiêm bắp thường ở mặt ngoài đùi nơi có bắp cơ dày, không có mạch máu lớn. Một người bắt, giữ động vật, người thứ hai dùng tay trái giữ chân con vật, tay phải cầm bơm tiêm đặt mũi kim tiêm vào vị trí cần tiêm. Lý tưởng nhất là tiêm vào điểm giữa của nhóm cơ tứ đầu.

Hình 1.12. Kỹ thuật tiêm bắp trên chuột 2.2.1.3. Tiêm dưới da

Tiêm dưới da là kỹ thuật được thực hiện dễ dàng trên chuột cũng như thỏ. Các thao tác chuẩn bị cho tiêm dưới da tương tự như đã mô tả ở trên.

Tiêm dưới da chuột

Tiêm dưới da chuột có thể thực hiện ở nhiều vị trí nhưng thường hay tiêm vào vùng gáy, bụng hoặc lưng chuột. Cách tiến hành như sau:

Sau khi đã xác định được vị trí tiêm, dùng 1 tay véo lớp da cần tiêm lên, đâm kim vào giữa nếp gấp của da (hình 1.13). Có thể kiểm tra xem đã tiêm đúng vào dưới da hay chưa bằng cách kéo pít-tông của ống tiêm lại nếu không thấy máu hoặc dịch theo vào bơm tiêm là được. Sau đó, thả lại pít-tông và tiêm thuốc từ từ cho đến hết thuốc. Nếu tiêm vào vùng sườn thì đưa mũi kim vào vị trí cần tiêm theo hướng song song với động vật. Nhẹ nhàng nâng kim tạo 1 góc hẹp và tiêm vào qua lớp da, nâng da lên để khẳng định vị trí tiêm là chính xác.

28

Tiêm dưới da thỏ

Tương tự như thực hiện trên chuột. Đối với thỏ, tiêm dưới da thường ở vị trí da gáy. Dùng một tay nhấc lớp da gáy thỏ kẹp giữa ngón cái và ngón trỏ, tay thuận cầm bơm tiêm đưa mũi kim tiêm vào vị trí da được kẹp giữa hai ngón tay, nhẹ nhàng bơm thuốc vào.

Hình 1.13. Kỹ thuật tiêm dưới da chuột 2.2.1.4. Tiêm phúc mạc

Các thao tác chuẩn bị cho tiêm phúc mạc tương tự như đã mô tả ở trên.

Tiêm phúc mạc thường được thực hiện ở chuột, hầu như không thực hiện ở thỏ.

Để tránh tiêm vào cơ quan trong ổ bụng, vị trí tiêm thường là góc phần tư phía dưới bên phải hoặc bên trái của khoang bụng.

Cách tiêm như sau: iữ chuột chắc chắn, hướng phần mũi kim tiêm về phía đầu của con vật tạo một góc từ 15o - 20o và đưa kim sâu vào vị trí tiêm khoảng 5 mm rồi tiêm chậm đến hết thuốc.

Hình 1.14. Kỹ thuật tiêm phúc mạc chuột 2.2.2. Kỹ thuật cho uống thuốc

Đường uống là đường dùng phổ biến nhất cho động vật trong các nghiên cứu dược lý.

29

Cho chuột uống thuốc:

Thường cho uống bằng một xylanh có gắn một kim đầu tù đưa thuốc thẳng vào dạ dày chuột, nếu thuốc dạng rắn cần phân tán đều thuốc trong dung môi thích hợp.

Cách cho chuột uống thuốc như sau:

- Xác định độ dài đoạn kim cho uống cần đưa tới dạ dày chuột bằng cách dùng kim cho chuột uống thuốc để đo chiều dài từ miệng đến xương sườn cuối cùng của chuột.

- Giữ chuột ở tư thế thẳng đứng, đầu chuột hướng lên trên sao cho thực quản chuột được thẳng.

- Đưa kim cho uống vào phía bên phải hoặc bên trái của miệng và đẩy kim từ từ vào thực quản, sao cho kim chuyển động nhẹ nhàng, không ép buộc. Khi đã đưa kim vào đạt được chiều dài mong muốn thì từ từ bơm hết thuốc.

- Trong khi bơm thuốc phải quan sát con vật xem có biểu hiện khó chịu, khó thở hay trào thuốc ra ngoài miệng hay không. Nếu có triệu chứng gì thì phải ngừng bơm thuốc và rút kim ra, tránh đưa thuốc vào phổi.

Hình 1.15. Kỹ thuật cho chuột uống thuốc

Cho thỏ uống thuốc:

Thường cho thỏ uống thuốc bằng một xylanh có nối với ống canuyn hoặc kim đầu tù, bơm thuốc vào cạnh miệng để thỏ tự nuốt. Đối với thỏ con, nhấc thỏ lên chờ khi thỏ kêu, miệng há ra thì nhỏ thuốc vào miệng. Trường hợp thỏ con không kêu thì nhỏ giọt dưới môi để thỏ nuốt vào từ từ.

30

Bảng 1.3. Hướng dẫn lựa chọn loại kim và thể tích thuốc dùng c o động vật theo các đường dùng thuốc khác nhau

Loại động vật (trọng lượng

trung bình)

Thể tích thuốc được dùng (ml) Tiêm

dưới da

Tiêm

màng bụng Tiêm bắp Tiêm tĩnh mạch Uống

Cỡ kim

Thể tích

Cỡ kim

Thể tích

Cỡ kim

Thể tích

Cỡ kim

Thể tích tiêm

Thể tích truyền

Cỡ kim

Thể tích Chuột nhắt

(25g)

25 0,25 25 0,5 27 0,05/ vị trí

26 0,125 0,3 20 0,25

Chuột cống (200g)

25 1 25 2 25 0,1/vị

trí

25 1 4 18 2

Chuột lang (200g)

23 1 25 2 25 0,1/vị

trí

26 1 4 18 2

Thỏ (4kg) 23 4 23 20 25 1,0 23 8 40 13 15

31

Một phần của tài liệu Xu ly so lieu trong nghien cuu duoc ly (Trang 22 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)