CÁC THÍ NGHIỆM DƢỢC ĐỘNG HỌC

Một phần của tài liệu Xu ly so lieu trong nghien cuu duoc ly (Trang 31 - 43)

Thí nghiệm 1.

ẢNH HƯỞNG CỦA pH DỊCH DẠ DÀY ĐẾN SỰ HẤP THU CỦA THUỐC Mục tiêu học tập

Sau khi hoàn thành bài thực tập này, sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được mục đích và nguyên tắc thí nghiệm ảnh hưởng của pH dạ dày đến sự hấp thu thuốc.

2. Phân tích được cách thiết kế thí nghiệm chứng minh pH dạ dày ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc.

3. Thực hiện được thí nghiệm chứng minh ảnh hưởng của pH dạ dày đến sự hấp thu của thuốc.

4. Xử lý và phân tích được kết quả thí nghiệm.

5. Liên hệ được kết quả thí nghiệm vào thực tế sử dụng thuốc.

Mục đích thí nghiệm

Chứng minh pH dịch dạ dày ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu của strychnin theo đường uống.

Nguyên tắc thí nghiệm

Tốc độ hấp thu của một thuốc phụ thuộc vào pKa của thuốc và vào p môi trường.

Tiến hành thay đổi pH dạ dày bằng HCl và NaHCO3 và đánh giá ảnh hưởng của việc thay đổi pH trên thời gian xuất hiện tác dụng của strychnin để chứng minh tốc độ hấp thu của strychnin theo đường uống phụ thuộc pH dạ dày.

Động vật, hóa chất, thiết bị Động vật

- Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cả hai giống, cân nặng từ 18-22 g, khỏe mạnh.

- Động vật được nuôi ổn định trong điều kiện phòng thí nghiệm ít nhất 5 ngày trước khi thực hiện nghiên cứu, được nuôi dưỡng bằng thức ăn chuẩn, uống nước tự do.

Hóa chất

- Dung dịch NaHCO3 5%, HCl 1%, strychnin sulfat 0,1%, dung dịch NaCl 0,9 %.

Thiết bị

Đồng hồ bấm giây, bô can thủy tinh, bơm & kim tiêm 1ml, kim đầu tù.

32

Cách tiến hành thí nghiệm

Chuột nhắt trắng được để nhịn ăn từ 3-4 giờ, chia ngẫu nhiên thành 3 lô, mỗi lô 6- 10 con. Chuột các lô lần lượt được cho uống các thuốc tương ứng như sau:

- Lô 1: uống dung dịch NaCl 0,9%, với thể tích 0,1 ml/10g chuột.

- Lô 2: uống dung dịch NaHCO3 5% liều 0,5 g/kg với thể tích 0,1 ml/10 g chuột.

- Lô 3: uống dung dịch HCl liều 0,1 g/kg với thể tích 0,1 ml/10 g chuột.

Sau đó cả 3 lô được uống dung dịch strychnin sulfat 0,1 % liều 10 mg/kg với thể tích 0,1 ml/10 g chuột. Dùng đồng hồ bấm giây ghi lại thời gian từ khi chuột uống

strychnin đến khi chuột xuất hiện co giật.

Thông số đánh giá

Thời gian từ khi uống strychnin đến khi chuột xuất hiện co giật.

Phương pháp xử lý số liệu

- Với số liệu thuộc phân phối chuẩn , kết quả được biểu diễn dưới dạng M ± SD (M:

giá trị trung bình từng lô, SD: độ lệch chuẩn), so sánh giá trị trung bình giữa các lô bằng one –way ANOVA, dùng Dunnestt test hoặc LSD test để so sánh giá trị trung bình giữa các lô.

- Với số liệu không thuộc phân phối chuẩn, kết quả được trình bày dưới dạng trung vị và khoảng (giá trị cực tiểu – giá trị cực đại). Dùng thuật toán Mann-Whitney U test để so sánh kết quả giữa các lô.

- Phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS, sự khác biệt giữa các lô được coi là có ý nghĩa khi p<0,05.

Bảng 5. Kết quả thời gian co giật của strychnin

Chuột số Thời gian từ khi uống strychnin đến khi chuột xuất hiện co giật (giây) Lô chứng Lô uống NaHCO3 Lô uống HCl

1 2 3 4 5 6 Mean SD p

33

Thí nghiệm 2.

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐƯỜNG ĐƯA THUỐC ĐẾN TỐC ĐỘ HẤP THU THUỐC

Mục tiêu học tập

Sau khi hoàn thành bài thực tập này, sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được nguyên tắc của thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của đường đưa thuốc đến tốc độ hấp thu của thuốc.

2. Phân tích được thiết kế thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của đường đưa thuốc đến tốc độ hấp thu của thuốc.

3. Thực hiện được thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của đường đưa thuốc đến tốc độ hấp thu của thuốc.

4. Xử lý và phân tích được kết quả thí nghiệm.

5. Liên hệ được kết quả thí nghiệm vào thực tế sử dụng thuốc.

Nguyên tắc của thí nghiệm

- Cơ sở lý thuyết: tốc độ hấp thu thuốc càng nhanh thời gian thuốc bắt đầu thể hiện tác dụng (thời gian tiềm tàng của thuốc) càng rút ngắn. ơn nữa, tốc độ hấp thu thuốc tại các vị trí đưa thuốc khác nhau là khác nhau. Do đó, có thể chứng minh sự ảnh hưởng của đường đưa thuốc đến tốc độ hấp thuốc gián tiếp thông qua sự ảnh hưởng của đường đưa thuốc đến thời gian tiềm tàng của thuốc.

- Cho động vật thí nghiệm dùng thuốc với cùng một liều và bằng các đường dùng khác nhau (đường uống, đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da và tiêm màng bụng), so sánh thời gian tiềm tàng của thuốc thuốc để đánh giá ảnh hưởng của đường đưa thuốc đến tốc độ hấp thu của thuốc.

Động vật thí nghiệm

Chuột nhắt trắng, cả hai giống, khoẻ mạnh, cân nặng 18-22g.

Chuột thí nghiệm sau khi mua về được nuôi ổn định trong điều kiện phòng thí nghiệm ít nhất 5 ngày trước khi thí nghiệm, được ăn viên thức ăn chuẩn dành cho chuột thí nghiệm, uống nước tự do.

Hóa chất, dụng cụ thí nghiệm

Hóa chất: Dung dịch strychnin sulfat 0,1%; ống 1 mg/mL

Dụng cụ thí nghiệm: Chậu thủy tinh, xy-lanh 1mL và kim tiêm 25G và kim đầu

34

tù cho chuột nhắt uống thuốc, đồng hồ bấm giây, dụng cụ cố định chuột.

Tiến hành thí nghiệm

Chuột nhắt trắng được chia ngẫu nhiên thành 5 lô, mỗi lô 6 - 10 con:

Lô 1: uống dung dịch strychnin sulfat 0,1% với liều 0,015mg/kg.

Lô 2: tiêm tĩnh mạch dung dịch strychnin sulfat 0,1% với liều 0,015mg/kg.

Lô 3: tiêm bắp dung dịch strychnin sulfat 0,1% với liều 0,015mg/kg.

Lô 4: tiêm dưới da dung dịch strychnin sulfat 0,1% với liều 0,015mg/kg.

Lô 5: tiêm màng bụng dung dịch strychnin sulfat 0,1% với liều 0,015mg/kg.

Dùng đồng hồ bấm giây xác định thời gian từ khi đưa thuốc vào cơ thể đến khi chuột xuất hiện co giật.

Thông số đánh giá

Thời gian từ khi đưa thuốc vào cơ thể đến khi chuột co giật (thời gian tiềm tàng).

Xử lý số liệu

Kết quả thí nghiệm được trình bày trong bảng sau:

Bảng kết quả thí nghiệm

STT Tên chuột Thời gian tiềm tàng (giây)

Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5

1 2 3 4 5 6

….

Trung bình SD

p

h thích D độ lệch chuẩn; p: so sánh giá trị thời gian tiềm tàng trung bình giữa các lô chuột thí nghiệm

35

Kết quả được biểu diễn dưới dạng TB ± SD (TB: giá trị trung bình từng lô, SD:

sai số chuẩn). So sánh giá trị trung bình giữa các lô bằng one-way ANOVA, dùng LSD test, DunnettT3 test để so sánh giá trị trung bình giữa các lô. Phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0, sự khác biệt giữa các lô được coi là có ý nghĩa thống kê khi p<

0,05.

Phân tích kết quả và liên hệ với thực tế sử dụng các đường đưa thuốc (ưu điểm, nhược điểm các đường đưa thuốc, phạm vi áp dụng) trong thực tế sử dụng thuốc.

36

Thí nghiệm 3.

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ TAN ĐẾN TÁC DỤNG CỦA THUỐC

Mục tiêu học tập

Sau khi hoàn thành bài thực tập này, sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được nguyên tắc của thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của độ hòa tan đến tác dụng của thuốc.

2. Phân tích được thiết kế thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của độ hòa tan đến tác dụng của thuốc.

3. Phân tích được các bước tiến hành thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của độ hòa tan đến tác dụng của thuốc.

4. Phân tích kết quả và liên hệ với thực tế sử dụng thuốc.

Nguyên tắc của thí nghiệm

Độ tan của thuốc ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thuốc qua đường uống. Để chứng minh độ tan ảnh hưởng đến hấp thu và từ đó ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, động vật thí nghiệm được uống 2 muối bari (BaCl2 và BaSO4) có độ tan khác nhau. So sánh biểu hiện tác dụng của ion Ba++ trên động vật.

Động vật thí nghiệm

Chuột nhắt trắng, cả hai giống, khoẻ mạnh, cân nặng 18-22g.

Chuột thí nghiệm sau khi mua về được nuôi ổn định trong điều kiện phòng thí nghiệm ít nhất 5 ngày trước khi thí nghiệm, được ăn viên thức ăn chuẩn dành cho chuột thí nghiệm, uống nước tự do.

Hóa chất, dụng cụ thí nghiệm

Hóa chất: Dung dịch BaCl2 5%, hỗn dịch BaSO4 5%

Dụng cụ thí nghiệm: Chậu thủy tinh, xy-lanh 1mL và kim tiêm 25 và kim đầu tù cho chuột nhắt uống thuốc, đồng hồ bấm giây.

Tiến hành thí nghiệm

Chuột nhắt trắng, sau khi đã được nuôi ổn định trong điều kiện phòng thí nghiệm, được chia ngẫu nhiên thành 2 lô, mỗi lô 1-3 con:

Lô 1: uống dung dịch BaCl2 5%, với liều 1,25g/kg cân nặng Lô 2: uống hỗn dịch BaSO4 5%, với liều 1,25g/kg cân nặng

37

Quan sát trạng thái hô hấp, màu sắc chi, niêm mạc mũi, miệng của chuột sau khi uống thuốc. Dùng đồng hồ bấm giây xác định thời gian từ khi đưa thuốc vào cơ thể đến khi chuột chết. Mổ quan sát ruột đối với những động vật thí nghiệm chết.

Thông số đánh giá

Biểu hiện tác dụng của ion Ba++ trên hệ thống: trạng thái hô hấp, màu sắc chi, niêm mạc mũi, miệng của chuột sau khi uống thuốc, thời gian từ khi đưa thuốc vào cơ thể đến khi chuột chết, nhu động cơ trơn tiêu hóa.

So sánh biểu hiện của 2 động vật.

Giải thích và rút ra áp dụng thực tế.

38

Thí nghiệm 4.

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ ĐẾN DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA THUỐC GÂY MÊ HÔ HẤP

Mục tiêu học tập

Sau khi hoàn thành bài thực tập này, sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được nguyên tắc của thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của nồng độ đến dược động học của thuốc gây mê hô hấp.

2. Phân tích được thiết kế thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của nồng độ đến dược động học của thuốc gây mê hô hấp.

3. Thực hiện được thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của nồng độ đến dược động học của thuốc gây mê hô hấp.

4. Phân tích được kết quả thí nghiệm.

5. Liên hệ được kết quả thí nghiệm vào thực tế sử dụng thuốc.

Nguyên tắc của thí nghiệm

Khi sử dụng thuốc gây mê hô hấp, nồng độ thuốc ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển và phân bố của thuốc biểu hiện qua sự thay đổi thời gian tiềm tàng và thời gian mê. Gây mê cho động vật thí nghiệm bằng ether mê với nồng độ khác nhau. So sánh thời gian tiềm tàng và thời gian tác dụng của thuốc để đánh giá ảnh hưởng của nồng độ đến dược động học của thuốc.

Động vật thí nghiệm

Chuột nhắt trắng, cả hai giống, khoẻ mạnh, cân nặng 18-22g.

Chuột thí nghiệm sau khi mua về được nuôi ổn định trong điều kiện phòng thí nghiệm ít nhất 5 ngày trước khi thí nghiệm, được ăn viên thức ăn chuẩn dành cho chuột thí nghiệm, uống nước tự do.

Hóa chất, dụng cụ thí nghiệm

Hóa chất: Dung dịch ether gây mê.

Dụng cụ thí nghiệm: 2 bình thủy tinh có nắp mài thể tích tương ứng là 1 lít và 1,5 lít, đồng hồ bấm giây.

Tiến hành thí nghiệm

Chuột nhắt trắng được chia ngẫu nhiên thành 2 lô, mỗi lô 6-10 con:

Lô 1: chuột được gây mê trong bình thủy tinh có thể tích 1 lít

39

Lô 2: chuột được gây mê trong bình thủy tinh có thể tích 1,5 lít

Cách tiến hành gây mê như sau: cho vào mỗi bình thủy tinh 0,7 mL ether (nhỏ từ từ vào thành bình) sau đó đậy nắp lại.

Dùng đồng hồ bấm giây xác định thời gian tiềm tàng và thời gian mê của mỗi chuột.

Thông số theo dõi, đánh giá:

- Thời gian tiềm tàng - Thời gian mê Xử lý số liệu

Kết quả thí nghiệm được trình bày trong bảng sau:

Bảng kết quả thí nghiệm

STT Tên chuột Thời gian tiềm tàng Thời gian mê

Lô 1 Lô 2 Lô 1 Lô 2

1 2 3 4 5 6

Trung bình SD

P

h thích D độ lệch chuẩn; p: so sánh giá trị thời gian tiềm tàng trung bình giữa các lô chuột thí nghiệm

Kết quả được biểu diễn dưới dạng TB± SD (TB: giá trị trung bình từng lô, SD:

sai số chuẩn). So sánh giá trị trung bình giữa các lô bằng one-way ANOVA, dùng LSD test, DunnettT3 test để so sánh giá trị trung bình giữa các lô. Phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0, sự khác biệt giữa các lô được coi là có ý nghĩa thống kê khi p<

0,05.

Phân tích kết quả và liên hệ với thực tế sử dụng các đường đưa thuốc trong thực tế sử dụng thuốc

40

Thí nghiệm 5

ẢNH HƯỞNG CỦA PILOCARPIN VÀ CHLORAMPHENICOL ĐẾN THỜI GIAN NGỦ DO THIOPENTAL

Mục tiêu học tập

Sau khi hoàn thành bài thực tập này, sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được mục đích và nguyên tắc của thí nghiệm tác dụng cảm ứng và ức chế enzym chuyển hóa thuốc.

2. Phân tích được cách thiết kế một thí nghiệm chứng minh tác dụng cảm ứng và ức chế enzym chuyển hóa thuốc.

3. Thực hiện được thí nghiệm chứng minh tác dụng cảm ứng và ức chế enzym chuyển hóa thuốc.

4. Xử lý và phân tích được các kết quả thí nghiệm.

5. Liên hệ được kết quả thí nghiệm vào thực tế sử dụng thuốc.

Mục đích thí nghiệm

Chứng minh tác dụng cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc của pilocarpin và tác dụng ức chế enzym chuyển hóa thuốc của chloramphenicol.

Nguyên tắc

- Pilocarpin là một thuốc gây cảm ứng enzym gan, khi dùng cùng các thuốc bị chuyển hóa ở gan. Pilocarpin làm tăng chuyển hóa, do vậy làm giảm tác dụng của thuốc dùng cùng.

- Chloramphenicol là một thuốc gây ức chế enzym gan. Khi dùng cùng các thuốc bị chuyển hóa ở gan. Chloramphenicol gây giảm chuyển hóa thuốc, làm tăng dạng chưa chuyển hóa còn hoạt tính dẫn đến làm tăng tác dụng của thuốc dùng cùng.

- Tiến hành gây cảm ứng và ức chế enzym gan lần lượt bằng pilocarpin và

chloramphenicol. Đánh giá tác dụng của việc cảm ứng và ức chế enzym gan lên thời gian ngủ do thiopental thông qua việc kéo dài hoặc rút ngắn thời gian ngủ của

thiopental.

Động vật, hóa chất, thiết bị Động vật

- Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cả hai giống, cân nặng từ 18-22 g, khỏe mạnh.

41

- Động vật được nuôi ổn định trong điều kiện phòng thí nghiệm ít nhất 5 ngày trước khi thực hiện nghiên cứu, được nuôi dưỡng bằng thức ăn chuẩn, uống nước tự do.

Hóa chất

- Dung dịch NaCl 0,9%, pilocarpin 0,15%, chloramphenicol 0,4%, thiopental 0,4%.

Thiết bị

Đồng hồ bấm giây, bô can thủy tinh, bơm & kim tiêm 1ml.

Bố trí thí nghiệm

Chuột nhắt trắng, giống đực, khỏe mạnh được chia ngẫu nhiên thành 3 lô, mỗi lô 6 -10 con.

- Lô 1: lô chứng

- Lô 2: lô gây cảm ứng enzym gan.

- Lô 3: lô gây ức chế enzym gan.

Cách tiến hành thí nghiệm

Chuột các lô lần lượt được tiêm màng bụng các thuốc tương ứng như sau.

- Lô 1: tiêm màng bụng dung dịch NaCl 0,9% với thể tích 0,1 ml/10g chuột.

- Lô 2: tiêm màng bụng dung dịch pilocarpin 0,15 % liều 15 mg/kg với thể tích 0,1 ml/10 g chuột.

- Lô 3: tiêm màng bụng dung dịch chloramphenicol 0,4 % liều 40 mg/kg với thể tích 0,1 ml/10 g chuột.

- Chuột được tiêm dung dịch NaCl, pilocarpin, chloramphenicol vào các thời điểm 72 giờ, 48 giờ, 24 giờ và 1 giờ trước khi làm thí nghiệm.

- Một giờ sau khi tiêm các thuốc trên lần cuối, chuột được tiêm tĩnh mạch đuôi dung dịch thiopental 40mg/kg với liều 0,1 ml/10 g chuột. Dùng đồng hồ bấm giây ghi lại thời gian ngủ của từng chuột (thời gian tính từ lúc chuột mất phản xạ thăng bằng cho tới khi có phản xạ thăng bằng trở lại).

Thông số đánh giá

Thời gian ngủ của chuột (phút).

Phương pháp xử lý số liệu

- Với số liệu thuộc phân phối chuẩn , kết quả được biểu diễn dưới dạng M ± SD (M:

giá trị trung bình từng lô, SD: độ lệch chuẩn), so sánh giá trị trung bình giữa các lô

42

bằng one –way ANOVA, dùng Dunnestt test hoặc LSD test để so sánh giá trị trung bình giữa các lô.

- Với số liệu không thuộc phân phối chuẩn, kết quả được trình bày dưới dạng trung vị và khoảng (giá trị cực tiểu – giá trị cực đại). Dùng thuật toán Mann-Whitney U test để so sánh kết quả giữa các lô.

- Phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS, sự khác biệt giữa các lô được coi là có ý nghĩa khi p<0,05.

Bảng 6. Kết quả thời gian ngủ do thiopental

Động vật số Thời gian ngủ (phút)

Lô 1 (NaCl 0,9%) Lô 2 (pilocarpin) Lô 3 (chloramphenicol) 1

2 3 4 5 6 M SD P thử-chứng

43

Một phần của tài liệu Xu ly so lieu trong nghien cuu duoc ly (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)