CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát về khách thể nghiên cứu
2.3. Các phương pháp nghiên cứu
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thông tin về thực trạng, nguyên nhân, nhận thức về an toàn giao thông, mức độ vi phạm luật an toàn giao thông của SV trường ĐHSP – ĐHĐN.
Cách tiến hành
Để nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân, thái độ nhận thức về an toàn giao thông, mức độ vi phạm luật an toàn giao thông của SV trường ĐHSP – ĐHĐN. Chúng tôi đã tiến hành xây dựng phiếu hỏi.
Nguyên tắc xây dựng phiếu hỏi: Câu hỏi đóng, khi soạn thảo chúng tôi cố gắng tuân thủ các yêu cầu: rõ ràng, đơn trị, dễ hiểu, các ý kiến bao quát được phạm vi nghiên cứu, cung cấp được thông tin đích thực về nguyên nhân, thái độ nhận thức về an toàn giao thông, mức độ vi
phạm luật an toàn giao thông của SV cần nghiên cứu. Dưới đây là mẫu phiếu điều tra mà chúng tôi đã thiết kế dựa trên cơ sở nghiên cứu lí luận:
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Chào các bạn!
Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu “Hành vi tham gia giao thông của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng”. Trên cơ sở đó để hiểu thêm về nhận thức, xúc cảm tình cảm và hành vi của các bạn sinh viên khi tham gia giao thông. Chúng tôi rất mong được sự hợp tác của các bạn. Mỗi câu hỏi chúng tôi đều đưa ra đáp án lựa chọn. Bạn hãy chọn một đáp án phù hợp bằng cách đánh dấu X.
Giới tính……….
Lớp……….
Sinh viên năm thứ………….
1. Theo bạn ý nghĩa việc chấp hành luật an toàn giao thông là gì?
a. Tự giác chấp hành luật an toàn giao thông là là thực hiện nếp sống văn hóa của người Việt Nam.
b. Chấp hành luật an toàn giao thông là đảm bảo tính mạng cho mình và người khác.
c. Chấp hành luật an toàn giao thông là là nghĩa vụ thực hiện pháp luật đối với nhà nước.
d. Chấp hành luật an toàn giao thông là để khỏi bị cảnh sát giao thông phạt tiền và giữ xe.
d.Ý kiến khác……….
………...
2. Khi tham gia giao thông, bạn thường:
a. Chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông.
b. Chấp hành luật lệ an toàn giao thông nhưng vẫn còn một số lỗi vi phạm nhỏ c. Còn tùy vào trường hợp cụ thể.
d. Thường xuyên vi phạm luật an toàn giao thông.
e. Ý kiến khác………
………...
3. Nguyên nhân làm cho bạn hay vi phạm luật an toàn giao thông là gì?
a. Không hiểu rõ quy định cụ thể của luật an toàn giao thông b. Do có việc gấp, bị trễ học
c. Do thói quen
d. Ý thức tự giác chưa cao
e. Hệ thống giao thông chưa hợp lý f. Chương trình giáo dục chưa đầy đủ g. Luật pháp chưa nghiêm
h. Lực lượng chuyên tách còn mỏng, thiếu phương tiện hỗ trợ i. Ý kiến khác………..
4. Khi tham gia giao thông, đến ngã tư có đèn giao thông chuyển sang màu đỏ. Bạn thường:
a. Nhìn trước xem sau có cảnh sát giao thông hay không? Nếu không có cảnh sát giao thông bạn sẽ vượt qua.
b. Dừng xe và chờ đèn giao thông chuyển sang màu xanh mới đi.
c. Dừng xe nhưng đôi lúc thấy đường vắng vẫn vượt qua.
d. Thản nhiên vượt qua.
e. Ý kiến khác……….
………...
5. Tình huống: Trường học của bạn nằm bên trái đường khi bạn đến trường. Nếu bạn đi đúng luật giao thông bạn phải vòng đầu xe là 300m nhưng nếu bạn rẽ sang bên trái và đi ngược chiều thì chỉ con 100m. Bạn sẽ lựa chọn phương án nào:
a. Đi đúng luật giao thông.
b. Đi ngược chiều.
c. Đi đúng luật giao thông nhưng thỉnh thoảng vẫn đi ngược chiều.
d. Thường xuyên đi đúng luật nhưng có những lúc hoàn cảnh đặc biệt vẫn đi ngược chiều.
e. Ý kiến khác………
………
6. Khi tham gia điều khiển xe đạp, xe máy bạn có thường vi phạm có lỗi dưới đây không?
( Bạn hãy đánh dấu X vào những lỗi mà mình hay vi phạm và mức độ vi phạm).
Mức độ Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi Không bao giờ a. Sử dụng ô, điện thoại di động.
b. Đi xe dàn hang ngang, đi ngược chiều
c. Uống rượu bia quá nồng độ cho phép.
d. Không đội mũ bảo hiễm (đối với xe máy)
e.Ý kiến khác………
10. Khi tham gia giao thông bằng đi bộ bạn có thường vi phạm có lỗi dưới đây không?
( Bạn hãy đánh dấu X vào những lỗi mà mình hay vi phạm và mức độ vi).
Mức độ Thường
xuyên
Thỉnh thoảng Hiếm khi a. Đi xuống lòng đường (nơi có lề đường)
b. Sang đường không đúng nơi quy định.
c. Đi trên dải phân cách d. Đi ngược chiều
c. Lỗi khác………..
……….
12. Những thông tin về an toàn giao thông của bạn có được từ đâu?
Mức độ Hoạt động
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi Không bao giờ a. Từ hoạt động giáo dục của nhà
trường sư phạm.
b. Tự tìm hiểu qua tài liệu, sách báo c.Tự tìm tòi trên internet.
d. từ bạn bè
Ý kiến khác……….
13. Ý kiến của bạn về các hình thức tiếp cận thông tin về an toàn giao thông?
Mức độ Hoạt động
Rất hiệu quả
Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả a. Từ hoạt động giáo dục của nhà
trường sư phạm.
b. Tự tìm hiểu qua tài liệu, sách báo
c.Tự tìm tòi trên internet.
d. Từ bạn bè
Ý kiến khác………..
………
14. Nhà trường bạn đã có những hình thức tuyên truyền về an toàn giao thông nào dưới đây và có ảnh hưởng như thế nào đến sinh viên?
Mức độ Hoạt động
Đến với tất cả sinh viên
Đến với một bộ phận lớn sinh viên
Đến với một bộ phận nhỏ sinh viên
Không đến với Sinh viên a. Thi tìm hiểu về luật an toàn giao
thông
b. Hội thi tìm hiểu luật an toàn giao thông
c. Panô, áp phích
d. Thông qua các môn học
e. Qua diễn đàn, website của trường Ý kiến khác………..
Xin chân thành cảm ơn các bạn đã giúp đỡ chúng tôi!
Đà nẵng, ngày …….tháng………..năm 2010
2.3.2.2. Phương pháp trò chuyện Mục đích
Phương pháp này nhằm thu thập thông tin bổ sung về thực trạng, nguyên nhân, nhận thức về an toàn giao thông, mức độ vi phạm luật an toàn giao thông của SV trường ĐHSP – ĐHĐN.
Yêu cầu
Khách thể trò chuyện là sinh viên trường ĐHSP - ĐHĐN. Khi trò chuyện lưu ý phải thật sự tế nhị, gây được cảm tình đối với người trò chuyện, nắm được biểu hiện thái độ của khách thể đối với hành vi tham gia giao thông của SV trường ĐHSP - ĐHĐN thông qua nội dung
câu trả lời, qua thái độ, diễn biến tâm lý trong quá trình trò chuyện.
Khách thể trò chuyện còn là những sinh viên năm 1, năm 2, năm 3 có hành vi vi phạm luật an toàn giao thông khi chúng tôi tiến hành quá trình quan sát.
2.3.2.3. Phương pháp quan sát Mục đích
Đề tài sử dụng phương pháp quan sát trong quá trình nghiên cứu để bổ sung thêm dữ kiện, giải quyết tốt hơn các nhiệm vụ đặt ra.
Nội dung quan sát
Quan sát hành vi tham gia giao thông của SV trường ĐHSP – ĐHĐN. Tất cả nội dung trên đều đựợc chúng tôi ghi chép theo biên bản.
Cách tiến hành
Dưới đây là mẫu biên bản chúng tôi sử dụng:
BIÊN BẢN QUAN SÁT HÀNH VI THAM GIA GIAO THÔNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHSP - ĐHĐN
1.Thời gian quan sát
Từ ngày 02 đến ngày 22 tháng 3 năm 2010.