Quan sát hành vi tham gia giao thông của sinh viên trường ĐHSP - ĐHĐN

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HÀNH VI THAM GIA GIAO THÔNG của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM – đại học đà NẴNG (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát về khách thể nghiên cứu

3. Nội dung quan sát

3.3. Đầu con hẻm bên cạnh kí túc trường ĐHSP – ĐHĐN

3.1.1. Quan sát hành vi tham gia giao thông của sinh viên trường ĐHSP - ĐHĐN

Ngày

quan sát Xe máy Xe đạp Ra cổng Vào cổng Không xuống xe khi qua cổng

Đi ngược chiều

Không đội mũ bảo hiểm

2/3/2010 35 65 78 22 45 57 0

5/3/2010 42 58 65 35 56 52 0

9/3/2010 56 44 65 35 67 48 1

10/3/2010 32 68 46 54 66 43 2

12/3/2010 38 62 78 22 57 60 0

15/3/2010 57 43 38 62 44 56 0

17/3/2010 49 51 23 77 37 43 3

20/3/2010 46 54 47 53 20 45 0

22/3/2010 23 77 85 15 70 61 0

3.1.1.2. Chúng tôi quan sát ngẫu nhiên trên 100 xe máy và xe đạp đầu đoạn đường Nguyễn Khuyến

Ngày quan sát

Xe máy Xe đạp Đi ngược chiều Không đội mũ

bảo hiểm

3/3/2010 56 44 30 2

4/3/2010 60 40 26 5

6/3/2010 54 46 23 0

8/3/2010 70 30 35 0

11/3/2010 67 33 27 1

14/3/2010 82 28 36 1

17/3/2010 58 42 14 3

19/3/2010 64 36 29 7

21/3/2010 60 40 32 3

3.1.1.3. Chúng tôi quan sát ngẫu nhiên trên 100 xe máy và xe đạp ở đầu con hẻm bên cạnh kí túc xá trường ĐHSP – ĐHĐN

Ngày quan sát

Xe máy Xe đạp Đi ngược chiều Mũ bảo hiểm

3/3/2010 48 52 40 0

4/3/2010 50 50 36 0

6/3/2010 54 46 23 0

8/3/2010 57 43 25 2

11/3/2010 65 35 27 0

14/3/2010 71 29 16 5

17/3/2010 53 47 8 1

19/3/2010 56 44 25 0

21/3/2010 62 38 22 0

Trong quá trình quan sát, chúng tôi thấy rằng sinh viên vi phạm luật an toàn giao thông trong những hoàn cảnh sau: Trường ĐHSP – ĐHĐN nằm trên tuyến quốc lộ 1A, trên địa bàn phường Hòa Khánh Nam – quận Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng và là trường nằm ở khu vực phía bắc của thành phố. Đây là đoạn đường 2 chiều, trung bình cách khoảng từ 250m – 300m có một đoạn vòng đầu xe. Trường nằm chính giữa ở khoảng này nên sinh viên khi đi từ trung tâm thành phố về trường thường đi ngược chiều để “rút ngắn” đoạn đường và “tiết kiệm” thời gian.

Có bạn sinh viên đã từng nói: “Mỗi lần phải vòng đầu xe để đi đúng luật thật vất vả, nếu như không thấy cảnh sát giao thông là tôi sang đường để “đi tắt” cho nhanh”. Có lần chúng tôi quan sát, thấy một sinh viên đi ngược chiều và bị cảnh sát giao thông gọi lại; để biện hộ cho hành vi của mình - bạn sinh viên đã nói là: “em biết em đi ngược chiều như thế này là vi phạm luật an toàn giao thông nhưng vì bị trễ giờ để vào thi giữa kỳ, em vội quá mong anh thông cảm”, sau một hồi năn nỉ, kiểm tra đầy đủ giấy tờ nên cảnh sát giao thông đã thông cảm cho hoàn cảnh và tha lỗi cho sinh viên đó. Nhưng thực tế không phải vậy, ngày hôm đó không phải là ngày thi giữa kỳ mà ngay lúc được cảnh sát giao thông tha lỗi, sinh viên đó đem xe vào nhà xe gửi và gọi điện thoại rủ một số sinh viên nữa ra uống cà phê để “ăn mừng” vì “may mắn”

không bị mất tiền nộp phạt. Khi trò chuyện với chúng tôi, bạn nói: “ biện hộ là một nghệ thuật, người biện hộ là một nghệ sĩ”.

Một điều chúng tôi quan sát được là những nơi sinh viên ở trọ đường Phạm Như Xương những giờ tan trường bất kể là phương tiện xe đạp hay xe máy; các bạn vào nhà xe lấy xe, khi ra khỏi cổng như một quán tính các bạn ngồi lên xe và cứ thế là đi ngược chiều. Theo thống kê mà chúng tôi quan sát được từ nhà xe ra khỏi cổng trường thì 100 phương tiện xe máy và xe đạp thì có đến trên 50 phương tiện đi ngược chiều và chủ yếu là xe đạp (hơn 30 phương tiện).

Trong quá trình quan sát có một hoàn cảnh sinh viên nam đi xe máy chở 2 bạn nam từ trong kí túc xá của trường ra và đi ngược chiều, bất chợt gặp cảnh sát giao thông, thì một bạn giả vờ bị ốm, một bạn xuống xe xin chú cảnh sát giao thông tha lỗi với dáng vể “hớt hải” và

“thành khẩn” để đưa sinh viên kia lên trung tâm y tế Liên Chiểu gấp. Sau khi được tha lỗi, cả ba bạn nam phóng xe thật nhanh nhưng không phải vào bệnh viện mà là một quán nhậu bình dân với những câu chuyện và giọng nói cười đùa rôm rả.

Đối với sinh viên ở trọ đường Nguyễn Khuyến: đường Nguyễn Khuyến nằm phía bên trái của trường, cách trường khoảng 200m, đầu đoạn đường có một khoảng trống để vòng đầu xe nhưng dành cho phương tiện đi theo hướng xuống địa điểm của khu vực phía nam. Theo thói quen, nếu đi đúng đường quy định để đến trường thì sinh phải đi một chiều dài là khoảng 350m – 400m còn đi ngược chiều thì chỉ còn 100 – 150m. Khoảng cách “xa gần” theo “tính toán” của sinh viên và hầu hết các phương tiện xe đạp, xe máy từ đoạn đường này sang trường hầu hết là đi ngược chiều.

Đối với sinh viên ở trọ sau khu vực kí túc xá trường: bên cạnh kí túc xá của trường là một vài con hẻm, sinh viên ở trọ và sống tập trung tại khu vực này. Cũng giống như một số sinh viên ở trọ đường Nguyễn Khuyến, khi đến trường sinh viên thường đi ngược chiều để

“tiết kiệm” thời gian và “ngại sang đường”. Một sinh viên đã từng nói với chúng tôi rằng: “trời nắng và nóng như thế này, cảnh sát giao thông thì không có; thì việc gì lại không đi ngược chiều để được nhanh đến trường, tranh thủ bao nhiêu được bao nhiêu thì cứ việc tranh thủ chứ”. Các bạn đỗ lỗi do hoàn cảnh vì thời tiết là nắng hay mưa, do vội bị trễ học nhưng có những lúc trời râm mát hay không trễ học mà ngồi la cà ở các quán cà phê thì chúng tôi vẫn thấy các bạn đi ngược chiều.

Đối với sinh viên ở trong kí túc xá, khi ra cổng muốn đi qua Phạm Như Xương hoặc lên theo hướng chợ Hòa Khánh thì các bạn cũng đi ngược chiều như vậy.

Trường hợp sinh viên đi xe máy hay xe đạp chở quá số người quy định là rất ít, trong một ngày quan sát chúng tôi chỉ gặp hai hay ba trường hợp. Theo quan sát, đối với sinh viên tham giao thông bằng phương tiện xe máy 98% các bạn chấp hành nghiêm chỉnh việc đội mũ bảo hiểm, chỉ còn vài trường hợp là vi phạm.

Đối với sinh viên tham gia bằng giao thông đi bộ thì lỗi mà các vi phạm nhiều nhất là sang đường không đúng nơi quy định. Đại đa số các bạn không sang đúng dải phân cách dành riêng cho người đi bộ như quy định, mà các bạn sang khi đã đến những nơi mình cần đến. Các bạn thường sang đường ở những dải phân cách giảm tốc độ, đây là điều cực kỳ nguy hiểm vì dễ gây ra tai nạn giao thông. Nếu như một số sinh viên đi bộ đúng luật là đi trên vỉa hè thì vẫn còn một số sinh viên đi xuống lòng lề đường và đã có một số một số vụ tai nạn giao thông xảy ra giữa các phương tiện khác và người đi bộ.

Lên xuống xe khi ra vào cổng là thể hiện hành vi văn hóa khi tham gia giao thông. Bên cạnh những sinh viên thực hiện tốt hành vi này thì vẫn còn một số sinh viên chưa thực hiện tốt. Theo quan sát của chúng tôi: có một số sinh viên từ nhà xe phóng thẳng ra không xuống xe khi qua cổng trường. Mặc dù nhà trường đã có biển hiệu treo dòng chữ trước cổng và gần nhà xe rất rõ là “XUỐNG XE, TẮT MÁY”. Nhiều sinh viên khi đến cổng nhìn trước nhìn sau, xem các chú bảo vệ ở đâu; nếu không có thì cứ ngang nhiên phóng xe thẳng qua cổng. Đôi lúc có các chú bảo vệ đang ngồi trực nhưng vẫn cứ thế chạy xe thẳng vào, bị các chú mắng các bạn chỉ cười và tiếp tục đi tiếp. Sinh viên vi phạm lỗi này nhiều nhất là vào giờ trưa – giờ tan học về, hầu hết các bạn đều phóng thẳng xe ra cổng. Một quan sát ngẫu nhiên của chúng tôi sau nhiều ngày liên tục và đã thống kê được trung bình: vào buổi trưa trên một 100 xe đạp và xe máy ra vào cổng thì có 63 trường hợp vi phạm còn buổi chiều là 36 trường hợp vi phạm.

Trên đây là toàn bộ những gì mà chúng tôi quan sát được về thái độ tham gia giao thông của sinh viên trường ĐHSP – ĐHĐN.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HÀNH VI THAM GIA GIAO THÔNG của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM – đại học đà NẴNG (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w