Đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HÀNH VI THAM GIA GIAO THÔNG của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM – đại học đà NẴNG (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát về khách thể nghiên cứu

3. Nội dung quan sát

3.2. Đề xuất biện pháp

3.2.2. Đề xuất biện pháp

Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, tai nạn giao thông ở nước ta tăng vọt với tỷ lệ tăng năm sau so với năm trước trên 20%. Cùng với nhiều giải pháp, việc đưa pháp luật ATGT vào nhà trường được thực hiện. Năm 1995, một số nội dung giáo dục ATGT đã được đưa vào các trường mầm non. Từ năm học 1998-1999, Bộ GD và ĐT đã phối hợp với Ủy ban ATGT quốc gia tổ chức dạy thí điểm về ATGT trong trường tiểu học. Năm 1998 đã hoàn thành việc biên soạn tài liệu “Giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông” để lồng ghép vào chương trình giáo dục công dân; Cuối năm 2003 ban hành cuốn “Tài liệu giáo dục an toàn giao thông cho sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp”.

Năm 2006, Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông trong đó nội dung ATGT được đưa vào môn học Giáo dục công dân ở lớp 1, lớp 4 và lớp 6. Bên cạnh việc

giảng dạy chính khóa, công tác giáo dục ATGT còn được thực hiện thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chính trị đầu năm, đầu khóa học, các cuộc thi tìm hiểu... và nhiều hoạt động ngoại khóa khác…

Đối với đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục ATGT chưa đưa vào nội dung bắt buộc mà các trường tự lồng ghép vào môn pháp luật hoặc chỉ tổ chức báo cáo trong tuần sinh hoạt công dân - học sinh, sinh viên đầu năm, đầu khóa học. Nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết và chưa thật phù hợp với các đối tượng. Bên cạnh đó, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy còn hạn chế, phổ biến vẫn là một số tranh ảnh đơn giản, nhiều nơi vẫn dạy chay. Việc thiếu thiết bị trực quan dẫn đến khó hướng dẫn hành động cụ thể.

Phương pháp giáo dục ATGT cũng còn thiếu thực tiễn và nặng về truyền đạt một chiều.

Giáo dục ngoại khóa còn thiếu hấp dẫn, chưa tạo được hiệu ứng tâm lý tích cực, chưa lôi kéo được số đông người tham gia cùng suy nghĩ, cảm nhận. Một số nơi tổ chức thi tìm hiểu ATGT với các bài thi trắc nghiệm về luật một cách khô cứng, máy móc, có khi Ban giám khảo cũng không trả lời được nếu... không có đáp án (!).

Những thông tin thu được ý kiến của sinh viên từ bảng 3.12 và 3.13 và 3.14 chúng ta phải:

- Tăng cường hơn nữa hoạt động giáo dục của nhà trường sư phạm vì đây là hình thức được sinh viên biết đến nhiều nhất với mức độ thường xuyên nhất.

+ Trong tuần sinh hoạt công dân đầu năm, nhà trường tổ chức cho sinh viên ký cam kết không vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tại nơi đang học tập, sinh sống.

+ Trong quá trình học tập tại trường: Xếp loại hạnh kiểm trung bình và không xét khen thưởng, tặng học bổng đối với tất cả sinh viên vi phạm lần đầu; vi phạm nhiều lần sẽ bị xếp loại hạnh kiểm yếu buộc ở lại lớp hoặc dừng học theo quy định của quy chế đào tạo.

+ Nhà trường phải công khai hoá việc xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Theo đó, thiết lập website công khai hồ sơ xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông, có lưu trữ dữ liệu của tất cả vi phạm đã bị xử lý trong thời hạn một năm.

- Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa pháp luật giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học. Cần quy định nội dung giáo dục ATGT là nội dung bắt buộc trong chương trình chính khóa ở cả đại

học, cao đẳng, TCCN vì đối tượng này hiện vẫn là chủ thể thường xuyên vi phạm pháp luật về TTATGT nhưng cũng là đối tượng có thể tham gia tích cực vào việc bảo đảm TTATGT. Cần giảm nội dung lý thuyết, tăng các tình huống cụ thể và chú ý giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho sinh viên và đặc biệt phải chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Nếu giáo dục chính khóa chủ yếu giúp nâng cao nhận thức của người học thì các hình thức giáo dục ngoại khóa sẽ góp phần cải thiện thái độ tôn trọng pháp luật thông qua các hình thức sinh động, nhẹ nhàng và bổ sung những thông tin mà chương trình chính khóa khó cập nhật. Bên cạnh các buổi nói chuyện chuyên đề, các sinh hoạt văn hóa văn nghệ có lồng ghép nội dung ATGT có thể có những nội dung thiết thực hơn. Nhà trường phải thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về luật an toàn giao thông vì đây là hình thức tuyên truyền có hiệu quả nhất mà sinh viên đã nhận định. Nhưng tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông cũng cần cải tiến. Nếu cứ dùng các câu hỏi về biển báo, sa hình theo kiểu học thuộc định lý rồi mới làm toán thì sẽ khó nhớ, chóng quên. Nên chăng, đưa ra các tình huống phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, từng vùng dân cư cho mọi người cùng suy nghĩ, cùng giải quyết rồi chốt lại thế nào là đúng thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều. Một hình thức khác cần tăng cường là việc đưa sinh viên vào các hoạt động thực tiễn như một số địa phương đã tổ chức. Phải cập nhập thông tin một cách thường xuyên và có các hình thức khuyến khích tính tự giác của sinh viên thông qua internet và trao đổi cùng bạn bè về vấn đề an toàn giao thông.

+ Các hội thi về tìm hiểu luật toàn giao thông phải huy động được tất cả sinh viên của trường. Các hội thi phải có hình thức phong phú và đa dạng để thu hút người tham gia và cổ động viên. Trong các cuộc thi bao giờ cổ động viên cũng là một lực lượng đông đảo, nếu chúng ta làm tốt khâu này thì hiệu quả về tuyên truyền là rất cao.

+ Pano, áp phích phải đẹp mắt, sinh động, mang tính trực quan cao nhằm thu hút sự chú ý nhiều nhiều người.

+ Diễn đàn, website của nhà trường phải luôn cập nhập và làm mới nguồn thông tin để thu hút sinh viên truy cập thông tin.

- Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình sẽ giúp cho việc nắm thông tin về việc tham gia giao thông của học sinh được thường xuyên. Ở đây, yêu cầu về sự gương mẫu của bố mẹ là rất quan trọng. Đối với xã hội, bên cạnh việc bảo đảm trật tự ATGT nói chung thì các cơ

quan, tổ chức hữu quan cần chủ động phối hợp với nhà trường trong việc kiểm soát học sinh sinh viên, việc tham gia giáo dục trực tiếp, phối hợp tổ chức bảo đảm trật tự nơi cổng trường, tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các đội an ninh tự quản bảo đảm trật tự an toàn giao thông... Việc phối hợp hiện nay đã thực hiện song cần thường xuyên hơn trên cơ sở các kế hoạch liên tịch giữa các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục với các cơ quan, tổ chức ở địa phương.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu HÀNH VI THAM GIA GIAO THÔNG của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM – đại học đà NẴNG (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w