Ở Việt Nam vi khuẩn Salmonella và bệnh do chúng gây ra cho người và động vật cũng đã được bắt đầu nghiên cứu từ những năm 50. Viện Pasteur Sài Gòn trong những năm 1951 - 1953 đã phân lập được 6 chủng Salmonella ở người (4 chủng từ máu, 2 chủng từ nước tiểu) và 35 serotyp Salmonella ở lợn tại lò giết mổ (Nguyễn Quang Tuyên, 1995) [32].
Trần Xuân Hạnh (1995) [9] đã phân lập và giám định vi khuẩn Salmonella ở lợn tại TP Hồ Chí Minh cho kết quả: S. typhisuis ở lợn bệnh là 16,9%; ở lợn bình thường 6 - 16 tuần tuổi là 4,2%; S. paratyphi ở lợn 6 - 16 tuần tuổi là 2,8%. Đặc biệt, vi khuẩn S. choleraesuis chiếm 38,7% ở lợn bệnh và 2,8% ở lợn bình thường.
Theo Phùng Quốc Chướng (1995) [4] ở Tây Nguyên, mùa khô lợn mắc bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra là 20,03%; vụ Đông là 28,66%.
Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở lợn mắc bệnh tiêu chảy tại 4 cơ sở chăn nuôi lợn thuộc miền Bắc nước ta của Cù Hữu Phú và cs (2000)[15]
cho biết: Tỷ lệ Salmonella trung bình ở lợn tiêu chảy là 80%. Đây là điều đáng lo ngại đối với ngành chăn nuôi lợn ở nước ta.
Năm 2001, Võ Thị Bích Thủy [26] đã nghiên cứu tình hình nhiễm Salmonella trên thực phẩm tại thị trường Hà Nội cho thấy tỷ lệ nhiễm cao
nhất là giò sống 46,67%; tiếp theo là thịt bò 40%; thịt gà 39,29%; thấp nhất là thịt lợn 33,33%.
Ngoài ra, ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella cũng đã và đang được rất nhiều tác giả quan tâm như:
Lê Minh Sơn (2003) [18] đã xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella trong thịt lợn giết mổ tiêu dùng nội địa từ 10,91 - 16,67% và thịt lợn xuất khẩu trung bình 1,42%.
Theo Tô Thu Liên (2005) [24] khi nghiên cứu tình trạng ô nhiễm một số vi khuẩn vào thịt sau giết mổ của Hà Nội và một số phương pháp giảm sự nhiễm khuẩn trên thịt đã cho biết tỷ lệ nhiễm Salmonella tại cơ sở giết mổ Hoàng Lộc là 33,33%; tại cơ sở Thái Hà là 13,3%; tại cơ sở Long Biên là 40%.
Năm 2006, Võ Thị Trà An và cs [1] nghiên cứu tình hình nhiễm Salmonella trong phân và thân thịt (bò, lợn, gà) tại một số tỉnh phía Nam cho thấy tỷ lệ mẫu phân mang Salmonella là 40,5% trong đó mẫu phân lợn chiếm tỷ lệ cao nhất 49,3%. Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở thân thịt là khá, thịt lợn là 55,9% và thịt gà là 64%.
Năm 2009, Trần Thị Hạnh và cs [8] đã tiến hành nghiên cứu tỷ lệ ô nhiễm Campylobacter tại cơ sở giết mổ lợn công nghiệp và thủ công nghiệp và cho kết quả: tại cơ sở giết mổ lợn công nghiệp tỷ lệ nhiễm Salmonella ở mẫu lau thân thịt là 70%, mẫu lau nền chuồng nhốt lợn chờ giết thịt là 40%, mẫu lau sàn giết mổ là 28%. Tại cơ sở giết mổ thủ công tỷ lệ nhiễm Salmonella ở mẫu lau thân thịt là 75%, mẫu lau nền chuồng nhốt lợn chờ giết mổ là 70%, mẫu lau sàn giết mổ là 80%.
Đỗ Ngọc Thúy và cs (2009) [25] đã xác định trong thịt tươi bán lẻ tại các chợ và siêu thị trên địa bàn Hà Nội, tỷ lệ nhiễm Salmonella spp là khá cao, trong đó tỷ lệ nhiễm thịt lợn bị ô nhiễm Salmonella spp là 55% trầm trọng hơn rất nhiều so với thịt bò (9,8%) và thịt gà (35,3%).
Lưu Quốc Toản và cs (2013) [31] qua nghiên cứu cho biết tỷ lệ nhiễm Salmonella trong các sản phẩm thịt lợn bán lẻ tại chợ trên địa bàn quận Long Biên (Hà Nội) rất phổ biến, khoảng 1/4 các mẫu thịt lợn bán lẻ tại chợ bị nhiễm Salmonella, mật độ nhiễm dao động từ 100 - 27.500 vi khuẩn/25 g thịt lợn.
Như vậy, việc nghiên cứu vi khuẩn Salmonella một cách toàn diện để từ đó đề ra biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người là một yêu cầu rất cần thiết. Và vấn đề này đang gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là các loại thịt tươi, thịt đã được chế biến sẵn bán tại các chợ rất là phổ biến, trong đó điều kiện vệ sinh chợ, vệ sinh dụng cụ chế biến và người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa đảm bảo.
2.5.2. Những nghiên cứu ngoài nước
Trong những năm gần đây, trên thế giới xảy ra rất nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật nói chung và do Salmonella nói riêng gây ra với những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Các quá trình nghiên cứu về sự phát triển Salmonella và các tác nhân gây bệnh khác như vi khuẩn lao, dịch tả, nhiệt thán đã được bắt đầu từ hơn 100 năm.
Năm 1880, Eberth lần đầu tiên quan sát thấy vi khuẩn Salmonella dưới kính hiển vi. Bốn năm sau (1984), Gaffky đã nuôi cấy thành công vi khuẩn này (Selbizt, 1995) [46].
Năm 1885, Salmo và Smit đã phân lập được vi khuẩn Salmonella choleraesuis (trực khuẩn phó thương hàn) từ lợn mắc bệnh dịch tả lúc đó là vi khuẩn có tên là Bacillis suipestife. Đến năm 1903, Chweinitz và Dorset xác định được nguyên nhân gây dịch tả lợn là do virus còn vi khuẩn Salmonella choleraesuis chỉ đóng vai trò kế phát.
Năm 1891, Jensen đã phân lập được vi khuẩn Salmonella dublin trong phân bê bị tiêu chảy, cùng năm đó ở Greiswald và Breslau vi khuẩn Salmonella typhimutirium được phân lập.
Hai năm sau đó, năm 1893 tại Breslau xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm do ăn phải thịt bò ốm. Kaensche là người tìm thấy vi khuẩn vì vậy vi khuẩn được đặt tên là trực khuẩn Kaensche (Selbizt và cs, 1995) [46].
Năm 1896, Archard và Bensau đã tìm ra Salmonella paratyphi B
Năm 1909 Retga phân lập được Salmonella pullorum từ gà mắc bệnh bạch lỵ. Lúc đó người ta cho rằng Salmonella pullorum và Salmonella galinarum (gây bệnh thương hàn gà) là một. Sau này chúng được phân biệt bằng khả năng lên men đường.
Năm 1926, với những công trình nghiên cứu của White về cấu trúc kháng nguyên của Salmonella đã bắt đầu một thời kỳ mới về giống vi khuẩn này.
Trong những năm 1930, số lượng loài đã tăng nhanh chóng. Sau đó Kauffmann tiếp tục thành công trong lĩnh vực nghiên cứu về Salmonella (Selbitz và cs, 1995) [46].
Năm 1993 đã có 2375 serotyp Salmonella được định danh (Selbizt và cs,1995) [46]. Đến năm 1997 con số serotyp Salmonella đã lên đến 3000 (Plonait và Bickhardt, 1997) [44]. Năm 1998 tạo thêm 6 serotyp khác được bổ sung. Như vậy giống Salmonella luôn luôn thu hút được sự chú ý của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực vi sinh vật học và y học.
Asai và cs (2002) [34] cho biết tỷ lệ nhiễm Salmonella ở lợn sau cai sữa bị tiêu chảy là 12,4%; lợn vỗ béo là 17,3%; lợn con theo mẹ là 4,5%. Tác giả cũng cho biết S. typhimurium được phân lập thấy nhiều nhất ở lợn sau cai sữa là 72,6%; lợn gần xuất chuồng là 73,8%.
Kishima và cs (2008) [41] đã điều tra tỷ lệ nhiễm và phân bố của vi khuẩn Salmonella trong phân lợn khỏe mạnh bình thường trên toàn lãnh thổ Nhật Bản giữa năm 2003 và năm 2005 là 3,1%.
Như vậy, vi khuẩn Salmonella và những bệnh do chúng gây ra được rất nhiều các nhà khoa học trên toàn thế giới quan tâm nghiên cứu. Mục đích là nhằm tìm ra các biện pháp để góp phần ngăn chặn và đẩy lùi bệnh do Salmonella gây ra ở động vật và ở con người.
PHẦN 3