CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TẠI
2.2 Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH Winmark Việt Nam
2.2.1 Xác định nhu cầu nguồn nhân lực
Công tác xác định nhu cầu đào tạo của Công ty thường căn cứ vào phương hướng phát triển của Công ty. Dựa vào đó tiến hành hành đánh giá thực tế đội ngũ lao động của mình và lực lượng sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường chuẩn bị tốt nghiệp để thấy được cơ cấu, số lượng đội ngũ nhân sự hiện tại và số lượng, chất lượng nguồn nhận lực cần trong thời gian tới.
Công ty Winmark với định hướng là giúp cho các bạn sinh viên năm cuối có môi trường để rèn luyện bản thân. Nên công ty tập trung tuyển dụng các bạn sinh viên năm cuối các khoa kinh tế ở các trường đại học để đào tạo họ, công ty chấp nhận thua lỗ để có thể tạo ra một môi trường thuận lợi nhất để đào tạo họ từ vị trí bán hàng mà lên bởi bán hàng là cái cơ bản và cốt lõi, bạn có biết bán hàng thì mới làm được bộ phận marketing, nhân sự…
Xem xét trong 3 năm gần đây từ 2012-2014 nhu cầu đào tạo nhân lực cuả công ty Winmark được thể hiện như sau:
Bảng 2.3 Nhu cầu đào tạo của công ty qua các năm Lớp
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Bán hàng 40 42.1% 50 38.5% 60 37.5%
Trade Marketing 15 15.8% 20 15.4% 25 15.6%
Marketing Online 10 10.5% 25 19.2% 30 18.8%
Nhân sự 15 15.9% 20 15.4% 25 15.6%
Kế toán 15 15.9% 15 11.5% 20 12.5%
Tổng 95 100% 130 100% 160 100%
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) Tại Winmark, phòng hành chính nhân sự xác định nhu cầu đào tạo và phát triển dựa trên các yếu tố sau đây:
Bảng số liệu phân tích hiệu quả đào tạo của lần trước
Winmark phân tích hiệu quả đào tạo của lần đào tạo trước bằng các phương pháp gián tiếp tức là Công ty dựa và kế quả kinh doanh, kết quả làm việc của nhân viên được đào tạo, phòng hành chính nhân sự có trách nhiệm phân tich kết quả làm việc với yêu cầu công việc và chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.
Bảng thống kê trình độ nhân lực của các đơn vị trực thuộc công ty
Hiện tại trình độ nhân lực của Công ty chủ yếu là lao động có trình độ đại học, lực lượng này giỏi về lý thuyết nhưng lại yếu về thực hành, nắm được điều này Công ty xác định trình độ của nhân viên hiện có của công ty thông qua kết quả làm việc và những nhận định từ các trưởng phòng, giám sát bán hàng để đưa ra được bảng thống kê về trình độ nhân lực tại bộ phận mình, từ đó đề xuất nhu cầu đào tạo.
Yêu cầu về trình độ và công tác bồi dưỡng quy hoạch cán bộ trong công ty
Về trình độ nhân viên trong công ty, Winmark yêu cầu đối với nhân viên các bộ phận như kế toán, marketing, nhân sự dù làm ở bộ phận nào thì cái căn bản cố nõi mà nhân viên phải biến đó là công việc của phòng kinh doanh. Từ yêu cầu đó, nhân viên của công ty sẽ được đánh giá năng lực để từ đó đưa ra nhu cầu đào tạo.
Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ do các phòng nghiệp vụ đề xuất
Dựa trên khối lượng công việc và trình độ nhân lực của bộ phân mà người đứng đầu sẽ đưau ra đề suất với phòng nhân sự.
2.2.2 Xác định mục tiêu đào tạo
Dựa trên những đánh giá về kết quả làm việc, kiến thức, kỹ năng của từng nhân viên trong Công ty mà Công ty mà công ty có những mục tiêu đào tạo như:
Mục tiêu kiến thức, mục tiêu hành vi, mục tiêu thái độ.
a. Mục tiêu kiến thức
Sơ đồ 2.2 Mục tiêu đào tạo của công ty Winmark Việt Nam Mục tiêu kiến thức
Cao Nhất
Đánh giá
Đánh giá giá trị Các ý kiến, sự vật
Tổng hợp Tổng hợp các thành
phần từ các bộ phận Phân tích Chia tổng thể thành từng phần
Ứng dụng Sử dụng những gì
đã học trước Biết Ghi nhớ, gợi nhớ các thuật ngữ, sự kiện…
Thấp nhất
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) Qua sơ đồ trên ta thấy, bằng phương pháp ghi nhớ gợi nhớ các thuật ngữsự kiện nhân viên sẽ “biết”, biết về các phương pháp, kỹ năng… đây là mức thấp nhất.
Theo từng nấc thang mức độ sẽ tăng dần lên từ “biết” sẽ đem vào “ứng dụng”, phân tích, tổng hợp và tự đánh giá. Winmark luôn đưa ra mục tiêu là tất cả nhân viên đều có thể đạt tới mức “đánh giá” như đánh giá khách hàng, đối thủ cạnh tranh.
b. Mục tiêu hành vi
Sơ đồ 2.3 Mục tiêu đào tạo của công ty Winmark Việt Nam- Mục tiêu hành vi Cao nhất
Hành động Điêu luyện
Thực hiện một cách tự động dễ dàng / theo một thói quen
Cơ chế
Hành động không cần hỗ trợ Phản ứng có
hướng dẫn
Thực hiện một nhiệm vụ với sự hỗ trợ Một tập hợp các kỹ năng Sẵn sàng thực hiện
Nhận thức Quan sát hành vi liên quan đến một nhiệm vụ
Thấp nhất
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) Từ chân tháp đi lên mức độ về hành vi của nhân viên điêu luyện cũng như chuyên nghiệp dần, mới đầu họ được đào tạo theo hinh thức quan sát, sau đó với một tập hợp các kỹ năng sẵn có của họ thì họ sẽ được thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn của người đào tạo để rồi họ làm việc có cơ chế và cuối cùng là điêu luyện hành vi của mình.
c. Mục tiêu thái độ
Trong bất kỳ công việc nào, nhân sự, kế toán hay nhân viên kinh doanh Công ty luôn đề cao thái độ làm việc bởi nếu một nhân viên xuất sắc nhưng thái độ làm việc tồi thì kết quả của anh ta cũng không thể tốt, ngược lại những người khả năng kém hơn nhưng thái độ làm việc học hỏi lại tốt thì nhân viên đó sẽ được quan tâm nhiều hơn để phát triển.
Sơ đồ 2.4 Mục tiêu đào tạo của công ty Winmark Việt Nam- Mục tiêu thái độ Hình thành
phong cách sống
Áp dụng cách sống mới hay cách nhìn mới Tổ chức
Đánh giá cao Đáp lại Tiếp nhận
Phát triển / tiếp nhận một hệ thống giá trị mới Chấp nhận các giá trị các niềm tin
Tham gia Chú ý Cao nhất
Thấp nhất (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) Trong quá trình đào tạo nhân viên sẽ “Chú ý” giảng viên để “tiếp nhận” sau đó họ sẽ được “tham gia” vào các tình huống để họ có thể “đáp lại” sau đó họ sẽ tự
“đánh giá” và tiếp nhận các giá trị, các niềm tin, biến các giá trị niềm tin đó thành một hệ thống có tổ chức, áp dụng chúng vào cuộ sống, công việc để hình thành nên phong cách sống.
2.2.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo
Dựa vào mục tiêu đào tạo mà phòng Nhân sự sẽ tiến hành đánh giá những đối tượng nào thuộc diện đào tạo để đào tạo đạt hiệu quả và sử dụng hợp lý chi phí, hiện tại Công ty đang lựa chọn đối tượng đối tượng đào tạo theo:
- Đối với nhân viên kinh doanh và giám sát bán hàng: nhân viên chưa thành thạo các bước bán hàng chuyên nghiệp, chưa sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ sẽ thuộc diện đào tạo. Nhân viên nghỉ việc nhiều, không phát huy hết khả năng sẽ đào tạo lại giám sát bán hàng…
- Nhân viên văn phòng: Đưa ra chương trình hỗ trợ cho nhân viên kinh doanh nhưng không mang lại thị phần cũng như doanh số như mong muốn hoặc không tiếp cận được tới khách hàng, không cạnh tranh được với đối thủ được thể hiện qua
báo cáo hàng ngày của nhân viên kinh doanh thì sẽ được đào tạo. Nhân viên tuyển vào nghỉ việc nhiều… đào tạo cho bộ phận phòng nhân sự.
2.2.4 Xây dựng kế hoạch đào tạo và lựa chọn và lựa chọn phương pháp đào tạo của công ty TNHH Winmark
Để xây dựng kế hoạch đào tạo, Công ty căn cứ vào kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, phòng tổ chức hành chính phối hợp với các phòng ban khác trong Công ty chủ động lập kế hoạch đào tạo cán bộ nhân viên cho các đơn vị .
Nội dung chương trình đào tạo gồm:
- Số lượng đào tạo?
- Phương pháp đào tạo ?
- Chi phí đào tạo ?
- Địa điểm đào tạo?
- Thời gian đạo tạo?
- Cán bộ trực tiếp phụ trách?
- Đánh giá kết quả đào tạo
Bảng 2.4: Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của Công ty TNHH Winmark Việt Nam năm 2014
Nội dung Hình thức Số lượng Nơi đào tạo
Giám sát bán hàng Ngắn hạn 12 Văn phòng. một quận của Hà Nội Giám đốc bán hàng khu vực Dài hạn 5 Văn phòng
Marketing Ngắn hạn 20 Văn phòng
Nhân sự Ngắn hạn 25 Văn phòng
Nhân viên bán hàng Ngắn hạn 43 Văn phòng và ngoài thị trường (Nguồn:Phòng hành chính nhân sự) Lựa chọn phương pháp đào là yếu tố rất quan trọng quyết định đến các yếu tố khác của kế hoạch đào tạo. Hiện nay, Công ty đang áp các phương pháp đào tạo sau:
- Phương pháp kèm cặp, chỉ dẫn: áp dụng đối với các cán bộ, công nhân mới, những người này được kèm cặp bởi những cán bộ công nhân có trình độ chuyên
môn cao, nhiều kinh nghiệm làm việc. Áp dụng phương pháp này giúp Công ty tiết kiêm được chi phí đào tạo, hiệu quả của phương pháp mang lại rất nhanh. Tuy nhiên hình thức này phụ thuộc nhiều vào việc tuyển dụng và chất lượng nhân lực trong công ty.
- Phương pháp đào tạo theo kiểu học nghề: áp dụng với các đối tượng là nhân viên được đào tạo nâng bậc. Các lớp này được tổ chức tập trung học lý thuyết ngay tại công ty, sau đó cho thực hành ngay tại nơi làm việc trong thời gian nhất định.
Phương pháp này thường được tổ chức dưới hình thức các lớp được giảng dạy của các cán bộ có kinh nghiệm trong công ty.
2.2.5 Tiến hành đào tạo
Đối với nhân viên bán hàng
• Giai đoạn 1: Tại văn phòng
Sinh viên mới vào công ty sẽ được đào tạo kiến thức về bán hàng, bao gồm các kiến thức về:
- 7 bước bán hàng chuyên nghiệp
- Thẻ khách hàng
- Sơ đồ tuyến
- Danh sách khách hàng
- Về doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh
- Exel
Với chương trình đạo tạo như trên thì giai đoạn một Winmark áp dụng phương pháp đào tạo theo kiểu học nghề. Sinh viên được tuyển chọn vào công ty được người có kinh nghiệm giảng dạy.
• Giai đoạn 2: Ngoài thị trường
Sau khi trả qua giai đoạn 1, nhân viên có khả năng tự tạo danh sách khách hàng.hình thành sơ đồ tuyến cho mình thì họ sẽ được ra ngoài thị trường thực hiện, Winmark đưa ra chương trình marketing cực kỳ ưu đãi để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên làm việc. Ngoài ra, công ty cử thêm các giám sát kèm cặp cho mỗi nhân viên ở từng quận trên địa bàn Hà Nội, mỗi giám sát phụ trách 7 người, họ kèm cặp mỗi nhân viên một ngày. Giai đoạn 2, phương pháp kèm cặp và chỉ bảo.
• Giai đoạn 3: nhân viên thực hiện xuất sắc chỉ tiêu kế hoạch, sẽ được đào tạo lên giám sát bán hàng, giám đốc bán hàng khu vực nếu nhân viên chưa đạt sẽ được kèm cặp thêm để phát triển. Giai đoạn 3: phương pháp đào tạo theo kiểu học nghề.
Trong những năm vừa qua, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn được Winmark quan tâm tuy nhiên phương pháp đào tạo của công ty chưa được đa dạng, chưa đáp ứng hết nhu cầu đào tạo của nhân viên mà chủ yếu là do công ty quyết định nhu cầu đà tạo cho nhân viên của Công ty.
Đào tạo Giám sát bán hàng
Tại Wimark mất khoảng hai thàng là nhân viên bán hàng sẽ trở thành một nhân viên chuyên nghiệp, những ngườ xuất sắc nhất sẽ được công ty đào tạo lên vị trí giám sát, sở dĩ lớp giám sát bán hàng của công ty chỉ diễn ra trong ngắn hạn bởi vì nền tảng quan trọng nhất là bán hàng thì nhân viên đó đã đạt được, Winmark chỉ cần đào tạo thêm các kỹ năng sau là nhân viên đó có thể lên làm việc ở vị trí giám sát, kỹ năng đó bao gồm:
• Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống
Một người quản lý không thể không có khả năng lãnh đạo, Winmark đã cung cấp cho nhân viên của mình kỹ năng lãnh đạo đối với các trường hợp nhân viên của họ gặp phải các vấn đề sau:
- Nhóm 1: Nhóm nhân viên không có khả năng, không có thiện trí, đây thường là nhân viên mới vào làm,mối quan hệ giữa người quản lý và nhân viên là quan hệ cao thấp, người quản lý chỉ bảo nhân viên của mình chính xác những việc cần làm và cách thức để tiến hành công việc đó, kết quả cần đạt được. Sử dụng phong cách này sếp trở lên độc tài, dùng mệnh lệnh là chủ yếu.
- Nhóm 2: Nhóm nhân viên có khả năng, có thiện trí. Người quản lý lúc này phải biết cách phát huy năng lực của nhân viên này làm sao để anh ta không cảm thấy hài lòng với công việc và tổ chức. Trong trường họp này Winmark sẽ hướng dẫn cho giám sát phong cách lãnh đạo thứ hai, mối quan hệ giữa quản lý và nhân viên là mối quan hệ cao cao. Quản lý lúc này phải thể hiện được khả năng và trình độ của mình để giải thích, bàn bạc và thuyết phục nhân viên này trong các tình huống anh ta gặp phải. Cách lãnh đạo với nhóm này rất quan trọng bởi nếu người quản lý không đủ khả năng thì nhân viên sẽ không hài lòng và có thể là sẽ tìm công việc khác.
- Nhóm 3: Nhóm nhân viên có khả năng nhưng không có thiện trí, đối với nhân viên ở mức độ này nếu như người quản lý vẫn cứ áp dụng phương pháp đối với hai nhóm nhân viên trước thì tỷ lệ nghỉ việc của nhóm nhân viên này rất cao. Winmark không mong muốn điều đó vậy nên đối với trường họp này mối quan hệ của quản lý và
nhân viên là cao thấp, người quản lý sẽ phải thực hiện các công việc như động viên, tham gia vào công việc hiện tại, tham gia vào vấn đề mà nhân viên gặp phải để tìm ra nguyên nhân khiến họ không có thiện trí để cùng họ giải quyết vấn đề.
- Nhóm 4: Nhóm nhân viên có thiện trí và có khả năng, lúc này nhân viên đang ở mức độ nhân viên xuất sắc, quản lý cần áp dụng phong cách lãnh đạo là giao quyền, ủy thác và quan sát cách nhân viên đó thực hiện.
Người được đưa lên để đào tạo giám sát bán hàng là người phải qua bán hàng vì thế họ có kinh nghiệm và cũng dựa vào kết quả làm việc, thái độ làm việc mà từ đó người quản lý biết được nhân viên đang ở nhóm nào để áp dụng phong cách lãnh đạo hợp lý phát huy tối đa năng lực của nhân viên.
• Kỹ năng làm việc với nhà phân phối: thời gian họp với nhà phân phối, cách triển khai công việc với nhà phân phối…
Đào tạo marketing: Winmark sẽ lựa chọn những nhân viên trong khóa học bán hàng chuyên nghiệp, bằng cách phỏng vấn và làm bài trắc nghiệm Công ty sẽ trọn ra người phù hợp để đào tạo. Nội dung đào tạo Marketing bao gồm đào tạo ứng dụng Exel trong phân tích dữ liệu nghiên cứu thị trường.
Đào tạo nhân sự:
Dựa trên nền tảng đã có về kỹ năng bán hàng, Winmark sẽ hướng dẫn nhân viên cách lập bảng mô tả công việc, cách tuyển dụng nhân viên cho vị trí bán hàng.
Tại Winmark, quá trình đào tạo không chỉ đơn thuần là đào tạo mà lãnh đạo Công ty còn trú trọng tới việc phát triển nhân viên đó, cụ thể là ở giai đoạn nhân viên được đào tạo về bán hàng Winmark không chỉ đơn thuần cung cấp các kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp mà đan xen vào đó Winmark trao quyền tự quyết cho nhân viên, tức là họ là nhân viên bán hàng nhưng lại có quyền hạn của một giám sát bán hàng, họ được tự ý quyết định chương trình Marketing, tự quyết về doanh số… ngoài ra Công ty còn cho nhân viên của quyền tập quản lý đội nhóm ngay trong quá trình làm nhân viên bán hàng vậy nên nhân viên của công ty tiến bộ rất nhanh và Winmark không mất nhiều công sức để đào tạo các vị trí phòng ban khác như giám sát bán hàng, marketing
2.2.6 Chi phí cho đào tạo
Căn cứ vào nhu cầu đào tạo và quỹ đào tạo, các đơn vị xác định các hình thức đào tạo, cơ sở vật chất và thời gian đào tạo nào là phù hợp. Việc xác định các hình