Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện chi lăng , tỉnh lạng sơn (Trang 22 - 25)

1.2 Sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm phát triển bền vững

1.2.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

- Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất) - Giảm rủi ro sản xuất (an toàn)

- Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hoá đất và nước (bảo vệ)

- Có hiệu quả lâu dài (lâu bền)

- Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận)

Năm nguyên tắc trên được coi là trụ cột của sử dụng đất đai bền vững và là những mục tiêu cần phải đạt được, nếu thực tế diễn ra đồng bộ, so với các mục tiêu cần phải đạt được. Nếu chỉ đạt một hay một vài mục tiêu mà không phải tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận.

Để đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất cần dựa vào 3 tiêu chí sau đây:

* Bền vững về kinh tế

- Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân trong vùng có cùng điều kiện đất đai.

- Xu thế năng suất phải tăng dần

- Về chất lượng: Sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn thị trường

- Giá trị sản xuất (GO), giá trị tăng (VA) trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất.

Các loại sản phẩm (chính và phụ) có đóng góp vào thu nhập đều phải được tính đến.

- Các chỉ tiêu khác về hiệu quả kinh tế được xem xét trong từng điều kiện cụ thể về không gian và thời gian để góp phần đề ra các quyết định cho hệ thống sử dụng đất.

- Giảm rủi ro: Hệ thống sử dụng đất cố gắng giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh. Về thị trường tiêu thụ trước hết phải quan tâm đến thị trường nội địa (nếu không bán được xa hay xuất khẩu thì vẫn có khả năng tiêu thụ trong vùng). Sản phẩm dễ bảo quản, ít hư hao, thối hỏng, tránh cho người sản xuất không bị người mua độc quyền ép giá.

* Bền vững về xã hội

- Xác định hệ thống sử dụng đất trước hết cần quan tâm đến nhu cầu tối thiểu của nông hộ về ăn, ở và sinh hoạt rồi mới vươn lên để sản xuất hàng hoá.

Sau nữa là quan tâm đến việc cho thu nhập thường xuyên, đều kỳ phù hợp với vốn liếng ít ỏi của hộ nông dân.

- Hệ thống sử dụng đất phải phát huy được nội lực của nông hộ và nguồn lực địa phương, được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất, rừng đã được giao với lợi ích các bên rạch ròi.

- Nguồn vốn vay được ổn định với lãi suất và thời hạn phù hợp từ nguồn vốn tín dụng hoặc ngân hàng.

- Người dân được tham gia triệt để vào việc ra quyết định về kế hoạch và phương án sản xuất, có quyền bình đẳng trong hưởng lợi đối với mọi hợp đồng có liên quan.

- Về lao động xã hội: Bố trí sử dụng hợp lý nguồn lao động, quan tâm đến việc bình đẳng giới và quyền trẻ em. Không làm cho phụ nữ phải lao động nặng nhọc hơn, không lạm dụng sức lao động của trẻ em và tước đi quyền học tập của chúng. Rút gắn thời gian lao động và tăng thời gian học tập cho trẻ em.

+ Tỷ lệ sử dụng lao động trong nông lâm nghiệp.

+ Chỉ số cân bằng về giới.

+ Tỷ lệ đói nghèo.

+ Đảm bảo an ninh lương thực.

+ Hệ số bất công bằng sử dụng đất.

+ Hệ thống sử dụng đất phải phù hợp với luật pháp và hương ước cộng đồng lớn hơn: chẳng hạn không bố trí cây trồng đối kháng nhau trong một vùng đất, cây có sức chống xói mòn yếu không bố trí ở vùng đầu nguồn, cây trồng không phù hợp với nền văn hoá dân tộc và tập quán địa phương sẽ không được cộng đồng ủng hộ.

* Bền vững về môi trường

Hệ thống sử dụng đất phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Giữ đất khỏi bị rửa trôi, xói mòn: Thể hiện bằng giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới ngưỡng cho phép. Ngưỡng này phải được xác định cho từng loại đất, từng thảm phủ thực vật ở mỗi địa phương.

- Độ phì nhiêu đất tăng dần trong đó tuần hoàn hữu cơ được cải thiện - Đảm bảo nguồn sinh thuỷ không bị khai thác cạn kiệt, hạ mức nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước.

- Đảm bảo độ che phủ đạt ngưỡng an toàn sinh thái (> 35%) che phủ liên tục trong năm.

- Đảm bảo đa dạng sinh học thể hiện qua thành phần loài sinh vật (đa canh bền vững hơn độc canh, cây dài ngày có khả năng bảo vệ tốt hơn cây ngắn ngày v.v...)

- Bảo tồn quỹ gen: Tận dụng được nhiều loài cây bản địa vốn đã được chọn lọc từ lâu đời thích nghi với điều kiện địa phương, bổ xung một số loài mới đảm bảo cân bằng sinh thái.

- Hệ số đa dạng sinh học

- Tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ diện tích đất trống được trồng

Ba yêu cầu bền vững trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại. Thông qua việc xem xét và đánh giá các yêu cầu trên để giúp cho việc định hướng phát triển nông nghiệp ở vùng sinh thái.

Tóm lại: khái niệm sử dụng đất đai bền vững do con người đưa ra được thể hiện trong nhiều hoạt động sử dụng và quản lý đất đai theo các mục đích

mà con người đã lựa chọn cho từng vùng đất xác định. Đối với sản xuất nông nghiệp việc sử dụng đất bền vững phải đạt được trên cơ sở đảm bảo khả năng sản xuất ổn định của cây trồng, chất lượng tài nguyên đất không suy giảm theo thời gian và việc sử dụng đất không ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người, của các sinh vật.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện chi lăng , tỉnh lạng sơn (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)