Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến việc sử dụng đất đai của huyện Chi Lăng
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước và của tỉnh, huyện Chi Lăng đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do huyện đề ra.
Huyện đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ. Sự chuyển dịch như trên là phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay và tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo.
Bảng 3.1: Tỷ trọng các ngành kinh tế của huyện giai đoạn 2012– 2015 ĐVT:%
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015
Cơ cấu kinh tế 100 100 100 100
- Nông nghiệp – Lâm Nghiệp 50,95 47,8 39,47 38,09
- Công nghiệp - xây dựng 29,83 24,95 35,37 44,02
- Thương mại, Dịch vụ 19,22 27,25 25,16 17,89
(Nguồn:Phòng Thống kê huyện Chi Lăng) 3.1.2.1.Sản xuất nông - lâm nghiệp – Chăn nuôi
- Về nông nghiệp: Huyện có điều kiện tự nhiên phù hợp với nhiều loại cây trồng, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu lương thực thực phẩm cho nhân dân. Những năm gần đây, diện tích trồng cây ăn quả như na, vải, nhãn.v.v…ngày càng được mở rộng, đạt giá trị kinh tế cao.
Tổng diện tích gieo trồng 11.708,7 ha, sản lượng lương thực có hạt đạt 34.486 tấn. Trong đó lúa xuân đạt 6.055 tấn, ngô xuân đạt 12.240 tấn. Sản lượng một số cây trồng khác như: Khoai tây 1.700 tấn, thuốc lá 1.877,7 tấn; cây ớt 1.596,7 tấn ... Cung ứng kịp thời, đầy đủ các loại vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ cho sản xuất, trong năm đã cung ứng trên 8.806,2 tấn phân bón
các loại, hơn 66,5 tấn giống ngô, lúa và trên 391,12 tấn than cám phục vụ cho nhân dân xấy thuốc lá. Nhìn chung công tác sản xuất nông nghiệp trong năm thường xuyên gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi đã ảnh hưởng đến diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng, nhất là vụ xuân.
- Về lâm nghiệp: công tác trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng, đã được các cấp, các ngành, chính quyền và nhân dân các xã, thị trấn quan tâm thực hiện. Nhân dân nhận thức được lợi ích từ việc trồng rừng, quản lý rừng từ đó tạo ra những kết quả đáng khích lệ. Trong năm triển khai trồng rừng mới tại 20/21 xã, thị trấn trên địa bàn với diện tích thực hiện 1.090,36ha
- Về chăn nuôi: Trong năm đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, sản lượng thịt hơi gia súc, gia cấm xuất chuồng ước đạt 8.914 tấn. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm có phát sinh một số bệnh thông thường đã được điều trị và tiêu độc khử trùng kịp thời không để dịch bệnh phát tán diện rộng; tiêu độc khử trùng khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm đã tiến hành phun tại 16 xã, thị trấn với hơn 408 lít hoá chất. Duy trì thường xuyên công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm theo đúng định kỳ; công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật được thực hiện thường xuyên.
3.1.2.2. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhìn chung ổn định, sản phẩm trên địa bàn chủ yếu là khai thác đá, chế biến nông sản, phân phối điện, nước và xi măng... Tuy nhiên, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm do tác động chung của nền kinh tế, một số doanh nghiệp khai thác quặng đã chính thức ngừng hoạt động, chuyển sang kinh doanh các ngành nghề khác.
3.1.2.3.Hoạt động thương mại - dịch vụ
Thương mại tiếp tục phát triển, hoạt động kinh doanh trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, số cơ sở thương mại dịch vụ tăng, giá cả hàng hoá ổn định, ngành hàng đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại, các mặt hàng thiết
yếu được quan tâm, cung ứng đầy đủ kịp thời, nhất là các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ 9 tháng đầu năm ước đạt 430,42 tỷ đồng.
Mạng lưới bưu chính, viễn thông tiếp tục đầu tư nâng cấp, duy trì và phát triển, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, chuyển phát kịp thời và chất lượng; 100% số xã, thị trấn có sóng di động hoạt động ổn định. Các điểm bưu chính, Bưu điện văn hóa xã tiếp tục được duy trì và khai thác có hiệu quả.
3.1.2.4.Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a) Dân số
Dân số của Chi Lăng là 76.110 người (tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,65% năm). Mật độ dân số là 108 người/km2, cao hơn mức trung bình của tỉnh. Trên địa bàn huyện, có nhiều dân tộc cùng sinh sống với gần 84,02%
dân số sống ở nông thôn và sản xuất nông nghiệp, dân số thành thị chỉ có trên 15,98%.
Bảng 3.2.Tình hình dân số huyện Chi Lăng giai đoạn 2012-2015
Năm
Nhân Khẩu
Tổng số
Phân theo giới tính Phân theo khu vực Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2012 75.084 37.455 37.629 12.051 63.033
2013 75.424 37.606 37.818 12.147 63.277
2014 75.748 37.859 37.889 12.281 63.467
2015 76.110 38.070 38.040 12.390 63.720
(Nguồn:Phòng Thống kê huyện Chi Lăng) b) Lao động và việc làm
Tổng số lao động trong độ tuổi là 44,6 ngàn người, chiếm khoảng 59,01% dân số của huyện. Với lực lượng lao động trẻ, khoẻ, là nguồn nhân lực lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, số
lao động qua đào tạo chiếm khoảng tỷ trọng 46,1% trong tổng số lao động của huyện.
c) Thu nhập và mức sống
Công tác xoá đói, giảm nghèo với các chương trình dự án, kế hoạch cụ thể, theo dõi và sử dụng lồng ghép các nguồn hỗ trợ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cơ bản đã hoàn thành việc xóa nhà tranh tre dột nát trên địa bàn huyện.
Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng lên.
3.1.2.5. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
* Giao thông
Có 2 loại hình gồm đường bộ, đường sắt. Trong những năm gần đây, nhờ được sự đầu tư từ ngân sách Nhà nước, mạng lưới giao thông trên địa bàn, với các đường tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã, đường liên thôn từng bước được nâng cấp - tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cả giao thông đối nội và đối ngoại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
* Hệ thống thuỷ lợi
Trên địa bàn huyện có 9 hồ, đập thủy lợi, và hệ thống kênh mương.
Hiện có 3.300m kênh mương đã được kiên cố hóa góp phần nâng diện tích chủ động nước sản xuất đạt trên 60% diện tích đất canh tác toàn huyện, còn lại dựa vào nguồn nước tự nhiên.
* Hệ thống cấp nước sinh hoạt
Hệ thống cấp nước trên địa bàn huyện hiện nay đã đáp ứng được cho 79% tổng số hộ, trong đó 95% số hộ ở khu vực thành thị và 86% số hộ khu ở vực nông thôn đảm bảo chất lượng hợp vệ sinh.
* Hệ thống điện và hệ thống thông tin, bưu điện
Hệ thống điện lưới quốc gia đã có trên địa bàn 21/21 xã, thị trấn của huyện, với trên 98% số hộ dân được sử dụng.
Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông của huyện khá hoàn chỉnh. Đến nay, mạng điện thoại cố định, điện thoại di động phủ gần 95% xã, thị trấn. Hầu hết tại các xã đều có điểm bưu điện văn hoá xã. Ngoài mạng lưới bưu điện, truyền hình, đài phát thanh của Trung ương và tỉnh, huyện thì các xã còn có hệ
thống loa truyền thanh là phương tiện quan trọng cung cấp các thông tin cho nhân dân đặc biệt là đồng bào vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện.
Toàn huyện đến nay có 4 trạm thu phát sóng và một số thiết bị chuyên dùng hỗ trợ phủ sóng truyền truyền hình vùng lõm đã đáp ứng cơ bản nhu cầu nghe, nhìn của nhân dân.
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế – xã hội.
* Những thuận lợi
- Huyện có hệ thống đường giao thông khá thuận tiện: trục quốc lộ 1A Hà Nội - Lạng Sơn đi qua địa bàn huyện và tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn qua ga Đồng Mỏ, một trong những ga trung chuyển lớn, cho phép giao lưu đi lại, trao đổi, vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và thuận tiện từ Chi Lăng đi thành phố Lạng Sơn và xuôi về Hà Nội.
- Tiềm năng quỹ đất thuận lợi cho việc trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả... và phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm phát triển.
- Huyện là địa bàn quy hoạch thuộc vùng động lực phát triển trục kinh tế dọc QL1 và tuyến kinh tế công nghiệp của tỉnh. Khi khu công nghiệp Đồng Bành phát triển, các nhà máy chế biến gừng xuất khẩu, sản xuất phân bón vi sinh, nhựa cao cấp, bao bì, sản xuất gạch không nung, gạch ceramic, vật liệu xây dựng theo công nghệ mới, thiết bị máy móc nông nghiệp, phụ kiện dày dép, đèn chiếu sáng ... được hoàn thiện đi vào hoạt động ổn định; hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện sẽ là điều kiện thu hút mạnh đầu tư thúc đẩy cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
- Chế độ nhiệt phong phú, độ ẩm tương đối khá, quy hoạch sử dụng đất cần tận dụng ưu thế này để bố trí tăng vụ trong năm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Điều kiện tự nhiên của huyện có núi cao, đồi, đồng bằng đã tạo ra các vùng sản xuất nông nghiệp khác nhau trên mỗi vùng sinh thái nông nghiệp với các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao.
- Nhìn chung, đất đai của huyện đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển đa dạng hoá cây trồng. Do đó, trong quy hoạch sử dụng đất cần có các biện pháp bố trí hệ thống cây trồng phù hợp để khai thác lợi thế này.
- Tỷ lệ che phủ thảm thực vật trên địa bàn huyện tương đối khá. Vì vậy, trong quy hoạch sử dụng đất cần chú trọng bảo vệ, duy trì và chăm sóc diện tích rừng hiện có nhằm tăng độ che phủ, đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ tài nguyên đất.
Nhìn chung, đất đai của huyện đa dạng thuận lợi cho việc phát triển đa dạng hoá cây trồng.
*Những khó khăn và thách thức
- Khí hậu, thuỷ văn phân hoá theo mùa, gây nên tình trạng thiếu nước về mùa khô, ngập úng về mùa mưa, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống.
- Là huyện miền núi, địa hình phức tạp, nhiều vùng sâu, vùng xa. Điều kiện kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện còn nhiều khó khăn nhất là đối với các xã vùng núi đất, núi đá.
- Đất đai phần lớn là đồi núi, nghèo dinh dưỡng, độ dốc lớn nên dễ bị thoái hoá do rửa trôi, xói mòn - làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và các công trình như giao thông, xây dựng...
- Công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường chưa thường xuyên. Ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt trực tiếp đổ ra sông suối. Các hoạt động san ủi đồi bãi, đổ đất, lấp đất chưa đúng nơi quy định và chưa được ngăn chặn kịp thời.
Tóm lại thực trạng phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua, đặc biệt trong những năm gần đây khi công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đã thực sự đi vào cuộc sống, áp lực đối với đất đai của huyện sẽ càng ngày càng gay gắt. Do đó cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng đất theo khoa học trên cơ sở tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả và bền vững.