Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 8 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH kết QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 8 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

a. Dư nợ trên vốn huy động

Dƣ nợ trên vốn huy động =

Dƣ nợ

* 100%

Vốn huy động

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông thường nguồn vốn huy động vốn ở NH chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động của NH có nghĩa là NH đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động.

b. Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ Dƣ nợ bình quân

Là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tƣ quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của NH quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Trong đó:

Dƣ nợ bình quân = (Dƣ nợ đầu kỳ+Dƣ nợ cuối kỳ)/2.

c. Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ Doanh số cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh công tác thu nợ của NH hay khả năng trả nợ của khách hàng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ công tác thu nợ của NH đạt kết quả và ngƣợc lại.

d. Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu

* 100%

Tổng dƣ nợ

Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng của hoạt động tín dụng.

Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ công tác thu nợ của NH tốt không để nợ xấu quá nhiều và ngƣợc lại.

2.1.4.2. Các chỉ số sinh lời

a. Hệ số chênh lệch thu nhập lãi (%)

Hệ số chênh lệch thu nhập lãi = TN từ lãi – CP lãi

* 100%

Tài sản sinh lời

Hệ số này cho biết tất cả tài sản sinh lời của NH có thể tạo ra bao nhiêu tiền lãi cho NH và dự báo khả năng sinh lời trong hoạt động tín dụng của NHTM.

Qua đó, có thể điều chỉnh, kiểm soát chặt chẽ các loại tài sản sinh lời, tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp, đồng thời có chính sách tăng giảm lãi suất một cách hợp lý.

Trong đó: Thu nhập lãi ròng = Doanh thu lãi – Chi phí lãi

Tổng TS sinh lời = Tổng TS – (Tiền mặt + Tiền dự trữ + Tài sản cố định) b. Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) (%)

ROA =

Lợi nhuận ròng

* 100%

Tổng tài sản

Chỉ số ROA đo lường khả năng quản lý tài sản sinh lời của NH. ROA cao biểu hiện tính hiệu quả của việc sử dụng vốn, sự điều động uyển chuyển, linh hoạt các khoản mục tài sản và các hình thức sở hữu tài sản khác để sinh lời.

Nhƣng nếu ROA quá cao, nguy cơ sẽ đi kèm với hiệu quả, vì NH đã đầu tƣ vào những nghiệp vụ sinh lãi cao, mà lãi suất quá cao thì rủi ro cũng biến đổi cùng chiều. Bên cạnh đó, ROA còn là sự phản ánh chiến lƣợc kinh doanh, khả năng và cách thức cảm nhận, phản ứng của ban lãnh đạo NH đối với sự biến động của chính sách tiền tệ và tài chính của nhà nước, của thị trường. Khối tiền tệ biến động (do các chính sách tiền tệ, tài chính… của nhà nước và các biến động của nền kinh tế) sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của NH trong việc duy trì và tối đa hóa lợi nhuận. Chiến lƣợc kinh doanh thay đổi, làm cho tỷ trọng từng khoản

mục tài sản trong tổng tài sản thay đổi có thể sẽ chuyển dịch theo hướng có lợi nhất. Cuối cùng là chỉ số ROA tất yếu sẽ phải thay đổi theo.

c. Hệ số doanh lợi (ROS) (%)

ROS =

Lợi nhuận ròng Tổng thu nhập

Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá công tác quản lý thu nhập của NH. Chỉ số này cao chứng tỏ NH đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm các khoản mục chi phí không cần thiết và tăng thu nhập của NH.

d. Hệ số sử dụng tài sản (%)

Hệ số sử dụng tài sản = Tổng thu nhập Tổng tài sản

Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của NH, chỉ số này cao chứng tỏ NH đã phân bổ tài sản đầu tƣ một cách hợp lý và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của NHTM.

e. Tổng chi phí trên tổng thu nhập (%)

Tổng chi phí/tổng thu nhập = Tổng chi phí

* 100%

Tổng thu nhập

Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập.

Thông thường chỉ số này nhỏ hơn một. Nếu nó lớn hơn một, chứng tỏ NH hoạt động kém hiệu quả, đang có nguy cơ phá sản trong tương lai.

2.1.3.3. Chỉ số đo lường rủi ro Hệ số rủi ro tín dụng (%)

Hệ số rủi ro tín dụng = Nợ xấu

* 100%

Dƣ nợ

Rủi ro tín dụng là rủi ro gắn liền với hoạt động chính của NH. Cho vay bao giờ cũng bao gồm rủi ro và xảy ra mất mát. Rủi ro tín dụng là rủi ro không thu đƣợc nợ khi đến hạn. Việc đánh giá rủi ro này là trách nhiệm chính của ngành NH. Các NH luôn luôn tìm kiếm những lợi tức cao nhất có thể có ở các món cho vay và đầu tƣ chứng khoán, đồng thời cố gắng giảm thiểu rủi ro liên quan đến các hoạt động cho vay nhƣ: sàng lọc và giám sát khách hàng vay, thiết lập mối quan

hệ khách hàng lâu dài, quy định các mức tín dụng, vật thế chấp, số dƣ bù và hạn chế tín dụng. Mỗi NH cần phải có chính sách cho vay rõ ràng để xác định phương hướng sử dụng vốn, giảm bớt rủi ro và duy trì hoạt động. Chính sách của một NH nên kết hợp sự bảo đảm có thể chấp nhận đƣợc và khả năng thanh toán nợ. Ngoài việc có đƣợc chính sách cho vay thích hợp, mỗi NH cần phải thành lập và duy trì quỹ “dự trữ cho các khoản tổn thất”.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH kết QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)