CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG
4.1.1. Phân tích nguồn vốn
Nguồn vốn là nhân tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ thành phần kinh tế nào. Vì vậy, để hoạt động tốt và đem lại hiệu quả kinh tế cao điều trước tiên là phải có nguồn vốn mạnh, đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động NH. Bởi lẽ, NH cần phải tạo đƣợc nguồn vốn ổn định, chi phí hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn để có khả năng chủ động trước những biến cố của thị trường.
Do nằm trong hệ thống NH, nên việc điều tiết cân đối vốn huy động và cho vay đƣợc dễ dàng hơn. Nếu NH Chi nhánh huy động đƣợc vốn cao hơn nhu cầu cho vay thì phần chênh lệch sẽ chuyển về NH cấp trên theo quy định, ngƣợc lại nếu Chi nhánh huy động vốn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay thì NH cấp trên sẽ hỗ trợ vốn. Do đó, nguồn vốn để NH kinh doanh chủ yếu là vốn huy động và vốn điều chuyển của cấp trên. Để hiểu rõ hơn cơ cấu nguồn vốn của BIDV Vĩnh Long hình thành nhƣ thế nào, biến động qua các năm ra sao, ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 4.1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA BIDV VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2010– 2012
Đơn vị: Triệu đồng
Khoản mục
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % I. Vốn huy động 836.343 45,11 973.451 44,72 1.454.527 63,06 137.108 16,39 481.076 49,42 II. Vốn điều chuyển 550.585 29,69 812.615 37,33 456.540 19,79 262.030 47,59 -356.075 -43,82 III. Vốn khác 467.239 25,20 390.793 17,95 395.643 17,15 -76.446 -16,36 4.850 1,24 Tổng nguồn vốn 1.854.167 100,00 2.176.859 100,00 2.306.710 100,00 322.692 17,40 129.851 5,97
(Nguồn: Phòng Kế toán tổng hợp BIDV Vĩnh Long)
Qua bảng 4.1 ta thấy tổng nguồn vốn và vốn huy động tăng đều và liên tục suốt 3 năm. Cụ thể là vốn huy động đạt hơn 836 tỷ đồng năm 2010, đến năm 2011 con số này là 973 tỷ đồng và đến năm 2012 lại tăng lên 1.454 tỷ đồng. Đó là một kết quả khả quan mà NH đã đạt đƣợc khi tỷ trọng của vốn huy động trong tổng nguồn vốn đã chiếm 63,06% năm 2012. Vì vốn huy động là nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với NH trong việc tạo lập nguồn vốn kinh doanh. Vốn huy động chiếm tỷ trọng càng cao, thì NH càng có lợi trong việc tận dụng nguồn vốn giá rẻ để cho vay và đầu tƣ.
Dựa vào bảng 4.1, ta thấy tổng nguồn vốn của BIDV Vĩnh Long tăng liên tục trong thời gian gần đây. Năm 2011 với tốc độ tăng trên 17% so với năm 2010 và năm 2012 tăng trưởng thấp hơn, đạt 5,97% so năm 2011. Đó là do nguồn vốn huy động, vốn điều chuyển và vốn khác gồm vay từ NHNN, lợi nhuận giữ lại năm 2011 tăng. Để hiểu rõ hơn cơ cấu nguồn vốn của BIDV Vĩnh Long ta phân tích từng khoản mục:
Vốn huy động
Nguồn vốn huy động của NH tăng đều qua 3 năm. Cụ thể là vốn huy động năm 2011 tăng hơn 137 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 16,39% so với năm 2010. Đáng kể năm 2012 nguồn vốn huy động đƣợc trên 1.454 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2011. Đây là một tín hiệu khả quan cho NH. Thực tế trong năm 2011, hầu hết các NH trên địa bàn đều gặp khó khăn trong công tác huy động vốn, vì lạm phát tăng rất nhanh, thâm hụt thương mại luôn ở mức rất cao. Nhưng sang năm 2012, chất lƣợng kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã đƣợc cải thiện nhiều so với năm 2011: lạm phát giảm đáng kể, giúp chính phủ có cơ sở hạ lãi suất 6 lần trong năm, tình trạng thâm hụt ngân sách và tụt giá tiền đồng cũng gần nhƣ đƣợc chế ngự, dự trữ ngoại hối cũng đã tăng lên đáng kể so với năm 2011, nhờ đó, nền kinh tế có nhiều khả quan hơn. Ngoài ra, nhờ có sự cố gắng của NH trong việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn hấp dẫn, triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng nhằm thu hút tiền gửi của người dân.
Bên cạnh đó, với mạng lưới chi nhánh rộng khắp, phong cách làm việc nhanh chóng đã thu hút tiền gửi thanh toán từ các DN làm cho nghuồn vốn huy động liên tục tăng.
Vốn điều chuyển
Vốn điều chuyển là nguồn vốn do NH hội sở điều chuyển đến các chi nhánh khi chi nhánh thiếu vốn trong một thời điểm. Năm 2010 nguồn vốn này chiếm 29,69%, đạt 550 tỷ đồng, năm 2011 đã có xu hướng tăng 47,59% so năm 2010, tương ứng lượng tuyệt đối là 812 tỷ đồng. Sang năm 2012 thì vốn điều chuyển đạt 456 tỷ, chiếm tỷ trong 19,79% trong tổng nguồn vốn và đã giảm gần 44% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2011 các NH thực hiện cuộc đua lãi suất, dù vốn huy động có tăng nhƣng không đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng nên chi nhánh phải nhận vốn từ NH hội sở chuyển về. Sang năm 2012 khi lãi suất bình ổn thì hoạt động huy động vốn của NH đạt hiệu quả cao, đã làm tăng nguồn vốn huy động đáng kể, điều này đồng nghĩa với việc chi nhánh không phải nhận vốn điều chuyển nữa đã làm nguồn vốn này giảm mạnh.
Vốn khác
Vốn khác là các số vốn còn lại của NH ngoại trừ các nguồn vốn kể trên. Nó đƣợc hình thành từ những khoản nhƣ vay từ NHNN, lợi nhuận giữ lại, các khoản phải trả,… Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ so với 2 nguồn vốn đã phân tích ở trên, có xu hướng tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể là năm 2010 nguồn vốn này đạt 476.239 triệu đồng, chiếm 25,2% trong tổng nguồn vốn thì năm 2011, khoản mục này giảm còn 390.793 triệu đồng, giảm 16,36% so năm 2010. Đến năm 2012 thì nguồn vốn này chỉ tăng nhẹ thêm 1,24% so năm 2011.
Vì đây là các khoản có chi phí vốn cao hơn vốn huy động nên nhìn chung nó đã được NH giảm từ qua 3 năm. Trong tương lai, NH nên tiếp tục giảm khoản mục này và tăng nguồn vốn huy động, nguồn vốn có chi phí vốn thấp nhất.