CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG
4.1.2. Phân tích hoạt động tín dụng
Theo thời hạn
Nhìn vào bảng 4.2 ta thấy, tổng doanh số cho vay của NH giảm dần qua các năm. DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn DSCV trung và dài hạn, năm 2010 chiếm 82%, năm 2011 chiếm 99% và năm 2012 chiếm 96,5% trong tổng DSCV. Trong khi năm 2011, DSCV ngắn hạn đạt khoảng 2.468 tỷ đồng, tăng 1,94% so với năm 2010; thì đến năm 2012 chỉ đạt 1.556 tỷ đồng, giảm 36,95% so
với năm 2011. Nguyên nhân là do NH đã điều chỉnh giảm lãi suất trong năm 2012 để góp phần hỗ trợ khách hàng và thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, DSCV trung và dài hạn qua 3 năm tăng giảm không đều. Cụ thể là giảm 96,43%, từ 530.787 triệu đồng năm 2010 xuống còn 18.942 triệu đồng năm 2011. Năm 2012 thì khoản mục này lại tăng 194,57%, tương ứng lƣợng tuyệt đối là 36.855 triệu đồng so năm 2011. Do khoản mục cho vay này chủ yếu tài trợ cho các doanh nghiệp để mua máy móc, nhà xưởng, phát triển ngành nghề kinh doanh quy mô lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, DSCV theo thời hạn này thấp. Hơn nữa, theo Thông tƣ số 15/2009/TT-NHNN thì NH chỉ đƣợc sử dụng tối đa 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.
Theo ngành nghề kinh tế
Doanh số cho vay đối với các ngành nghề kinh tế trong 3 năm trở lại đây có nhiều biến động. Nhƣng DSCV đối với các ngành công nghiệp, xây dựng nhƣ công nghiệp chế biến, công nghiệp điện khí đốt,... vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là ngành thương mại dịch vụ vì công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ là những lĩnh vực then chốt mà Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển muốn hướng tới. Năm 2011, cho vay trong lĩnh vực thương mại dịch vụ giảm khoảng 350 tỷ đồng, tương ứng 32,88%, so với năm 2010, và năm 2012 lại giảm tiếp 474 tỷ đồng, tương ứng 66,3% so năm 2011. Một phần nguyên nhân là do hiện nay, hầu hết các NH đều thực hiện theo chỉ đạo của NHNN là ƣu tiên cho vay các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa dịch vụ hơn là cho vay các lĩnh vực khác và tiêu dùng, nhằm kích thích sản xuất.
Bảng 4.2: DOANH SỐ CHO VAY TẠI BIDV VĨNH LONG QUA 3 NĂM 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế toán tổng hợp - BIDV Vĩnh Long)
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
1. Theo thời hạn 2.952.064 2.487.223 1.612.111 -464.841 -15,75 -875.112 -35,18
+ Ngắn hạn 2.421.277 2.468.281 1.556.314 47.004 1,94 -911.967 -36,95
+ Trung và dài hạn 530.787 18.942 55.797 -511.845 -96,43 36.855 194,57
2. Theo ngành nghề kinh tế 2.952.064 2.487.223 1.612.111 -464.841 -15,75 -875.112 -35,18
+ Nông nghiệp và lâm nghiệp 206.513 272.496 189.625 65.983 31,95 -82.871 -30,41
+ Ngƣ nghiệp 623.028 920.864 659.689 297.836 47,80 -261.175 -28,36
+ Công nghiệp, xây dựng 1.056.903 578.650 521.780 -478.253 -45,25 -56.870 -9,83
+ Thương mại, dịch vụ 1.065.620 715.213 241.017 -350.407 -32,88 -474.196 -66,30
3. Theo thành phần kinh tế 2.952.064 2.487.223 1.612.111 -464.841 -15,75 -875.112 -35,18
+ Doanh nghiệp Quốc doanh 517.716 571.967 456.926 54.251 10,48 -115.041 -20,11
+ Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh 1.892.869 1.208.476 694.287 -684.393 -36,16 -514.189 -42,55
+ Cá thể khác 541.479 706.780 460.898 165.301 30,53 -245.882 -34,79
Theo thành phần kinh tế
Cho vay đối với các DNQD chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng cơ cấu cho vay của NH. Một thực tế là chất lƣợng tín dụng khi cho khối doanh nghiệp nhà nước vay hiện nay là không cao. Theo báo cáo của Bộ Tài chính trong số 11 nghìn tỷ đồng nợ của ngành giao thông và xây dựng thì có tới 90% khoản nợ này thuộc về các NHTM. Sự yếu kém của khối DNQD đang là hiểm hoạ mà theo cảnh báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì số nợ của các NHTM nhà nước tiếp tục xử lý có thể lên tới 4% GDP.
DSCV của khách hàng là những DN ngoài Quốc doanh chiếm một tỷ trọng rất lớn, và có xu hướng tăng dần ở tất cả các loại hình DN. Năm 2010, DSCV đối tƣợng này đạt gần 1.893 tỷ đồng,chiếm hơn 64% tổng doanh số cho vay. Năm 2011 và 2012 có sự sụt giảm do tổng DSCV giảm, nhƣng khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng cao hơn 2 đối tƣợng còn lại. Trong đó, loại hình công ty TNHH luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (hơn 30%). Phần lớn nguyên nhân là do các loại hình công ty này hoạt động có hiệu quả và đang đƣợc mở rộng đầu tƣ.
Riêng hoạt động cho vay cá thể bao gồm kinh tế tập thể và kinh tế cá thể tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011 có xu hướng tăng, đạt gần 707 tỷ đồng, tăng 31% so năm 2010,nguyên nhân là do có nhiều hơn chủ hộ buôn bán nhỏ lẻ đã tìm đến NH để vay vốn kinh doanh nhƣ là một giải pháp an toàn và tiết kiệm chi phí, so với việc vay nóng ở bên ngoài. Và đến năm 2012, DSCV đối với thành phần kinh tế này giảm, đạt 460,9 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ giảm gần 35% so năm 2011.Sự sụt giảm này là do tình hình lạm phát tăng, giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng vọt, người dân có xu hướng hạn chế tiêu dùng, nên nhiều hộ kinh doanh cá thể có vốn nhỏ bị thua lỗ trong kinh doanh. Mặt khác là do đa số các chủ hộ làm ăn buôn bán nhỏ lẻ, lƣợng vốn cần cũng không nhiều, nên khi thiếu hụt thường vay nóng bên ngoài, ít khi họ chọn giải pháp tìm đến NH vì thủ tục nhiêu khê và cần có thời gian để thẩm định, xét duyệt phương án kinh doanh.
4.1.2.2. Phân tích tình hình thu nợ
Doanh số thu nợ của BIDV Vĩnh Long cũng đƣợc phân chia thành nhiều tiêu chí, đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.3: DOANH SỐ THU NỢ TẠI BIDV VĨNH LONG QUA 3 NĂM 2010 – 2012
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
1. Theo thời hạn 2.793.925 1.528.673 2.095.920 -1.265.252 -45,29 567.247 37,11
+ Ngắn hạn 2.425.698 1.240.574 1.994.500 -1.185.124 -48,86 753.926 60,77
+ Trung và dài hạn 368.227 288.099 101.420 -80.128 -21,76 -186.679 -64,80
2. Theo ngành nghề kinh tế 2.793.925 1.528.673 2.095.920 -1.265.252 -45,29 567.247 37,11 + Nông nghiệp và lâm nghiệp 209.899 135.475 184.166 -74.424 -35,46 48.691 35,94
+ Ngƣ nghiệp 804.216 813.568 798.258 9.352 1,16 -15.310 -1,88
+ Công nghiệp, xây dựng 1.092.004 355.580 852.848 -736.424 -67,44 497.268 139,85
+ Thương mại, dịch vụ 687.806 224.050 260.648 -463.756 -67,43 36.598 16,33
3. Theo thành phần kinh tế 2.793.925 1.528.673 2.095.920 -1.265.252 -45,29 567.247 37,11 + Doanh nghiệp Quốc doanh 515.517 189.901 526.583 -325.616 -63,16 336.682 177,29 + Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh 1.872.427 1.079.338 998.983 -793.089 -42,36 -80.355 -7,44
+ Cá thể khác 405.981 259.434 570.354 -146.547 -36,10 310.920 119,85
(Nguồn: Phòng Kế toán Tổng hợp – BIDV Vĩnh Long)
Theo thời hạn
Doanh số thu nợ ngắn hạn của NH cũng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều doanh số thu nợ trung và dài hạn (năm 2010 chiếm gần 87%, năm 2011 chiếm hơn 81% và năm 2012 chiếm trên 95%). Năm 2011, thu hồi nợ của các khoản tín dụng ngắn hạn giảm 48,84% so với năm 2010, làm cho tổng DSTN của Chi nhánh giảm gần 1.265 tỷ đồng, tức gần 45%. Nguyên nhân chính là do kinh tế khó khăn, các DN hoạt động thua lỗ, khách hàng không có thiện ý trả nợ, bên cạnh đó là một số dự án mới đƣợc đầu tƣ chƣa đến kỳ thu nợ. Nhƣng đến năm 2012, hoạt động thu hồi vốn ngắn hạn của NH đạt kết quả khả quan hơn khi tăng gần 61%, đạt gần 1.995 tỷ đồng so năm 2011; đƣa tổng doanh số thu hồi nợ tăng lên 37,11%, đạt khoảng 2.096 tỷ đồng vì sang năm 2012 thì các DN đã phần nào phục hồi việc sản xuất kinh doanh, cộng thêm việc tích cực trong công tác thu nợ của các CBTD.
Riêng DSTN trung dài hạn liên tục giảm trong 3 năm. Điều này là do diễn biến kinh tế thị trường gặp nhiều khó khăn, việc duy trì tốt hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp đã là một bài toán khó, mà còn bị bồi thêm chi phí vốn cao nên sản xuất ngày càng bế tắc. Vì thế mà khả năng thu hồi các món nợ trung và dài hạn của Ngân hàng cũng giảm theo.
Theo ngành nghề kinh tế
Công nghiệp, xây dựng vẫn là ngành có doanh số thu nợ lớn nhất. Năm 2010 DSTN của ngành này ở mức cao nhất 1.092.004 triệu đồng, có xu hướng tăng giảm không đều trong giai đoạn gần đây. Trong khi năm 2011, DSTN lĩnh vực này chỉ khoảng 356 tỷ đồng (giảm gần 67,44% so với năm 2010), thì đến 2012 nó tăng lên gần 140% so với 2011, đạt 852.848 triệu đồng. Nhìn chung, NH có khuynh hướng cắt giảm các khoản đầu tư cho xây dựng cơ bản, nhằm hạn chế những rủi ro do sự biến động bất thường của thị trường bất động sản trong giai đoạn 2010 - 2011. Thực tế khi trao đổi về vấn đề này, ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng dẫn chứng, tính đến cuối tháng 3/2011, tổng dƣ nợ của các tổ chức tín dụng là 2,39 triệu tỷ đồng, trong đó bất động sản chiếm 10,8%. Tỷ lệ nợ xấu bất động sản trong tổng dƣ nợ cho vay bất động sản là 4%, cao hơn mức bình quân nợ xấu của ngành. Đến năm 2012 thì
tình hình bất động sản đã có bước chuyển biến, làm cho hoạt động thu nợ của NH cũng khả quan hơn. Bên cạnh đó, ngƣ nghiệp là lĩnh vực có doanh số thu nợ cao tiếp theo. DSTN lĩnh vực này chiếm tỷ trọng tương đối cao và tăng giảm không đều qua các năm, tuy nhiên lƣợng chênh lệch là không lớn lắm. Cụ thể, năm 2011 doanh số này đạt khoảng 813.568 triệu đồng (tăng 1,16 so với năm 2010).
Sang năm 2012, DSTN lĩnh vực ngƣ nghiệp giảm đạt 798.258 triệu đồng (giảm 1,88% so năm 2011).
Theo thành phần kinh tế
Thực trạng hoạt động thu hồi nợ của BIDV Vĩnh Long xét theo khía cạnh các thành phần kinh tế cũng giống nhƣ hoạt động cho vay. DSTN của các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số của NH. Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy chủ yếu là do các công ty TNHH ngày càng tăng quy mô hoạt động, hiệu quả kinh tế tăng cao, nên tình hình thanh toán nợ cho ngân hàng đƣợc thực hiện đúng thời gian đã cam kết trong hợp đồng vay. Mặt khác, các doanh nghiệp này muốn đảm bảo uy tín của chính mình và chứng tỏ sức cạnh tranh lành mạnh. Điều này đã có tác động tích cực đến công tác thu hồi nợ của Chi nhánh.
4.1.2.3. Phân tích dƣ nợ
Dƣ nợ tín dụng luôn là phần tài sản sinh lời lớn, quan trọng của các ngân hàng thương mại. Đối với BIDV Vĩnh Long, đây là phần tài sản lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản (trên 80%) và mang lại nguồn thu lớn cho NH. Dƣ nợ là số tiền mà NH còn phải thu của khách hàng trong một thời điểm nhất định.
Trong thực tế, một NH hoạt động có hiệu quả không chỉ phải nâng cao dƣ nợ cho vay, mà còn phải đánh giá đúng năng lực của khách hàng để giảm bớt rủi ro.
Bảng 4.4: TÌNH HÌNH DƢ NỢ TẠI BIDV VĨNH LONG QUA 3 NĂM 2010 – 2012
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
1. Theo thời hạn 1.769.707 2.728.257 2.244.448 958.550 54,16 -483.809 -17,73
+ Ngắn hạn 1.010.867 2.238.574 1.800.388 1.227.707 121,45 -438.186 -19,57
+ Trung và dài hạn 758.840 489.683 444.060 -269.157 -35,47 -45.623 -9,32
2. Theo ngành nghề kinh tế 1.769.707 2.728.257 2.244.448 958.550 54,16 -483.809 -17,73
+ Nông nghiệp và lâm nghiệp 118.750 255.771 261.230 137.021 115,39 5.459 2,13
+ Ngƣ nghiệp 183.470 290.766 152,197 107.296 58,48 -138.569 -47,66
+ Công nghiệp, xây dựng 823.065 1.046.135 715.067 223.070 27,10 -331.068 -31,65
+ Thương mại, dịch vụ 644.422 1.135.585 1.115.954 491.163 76,22 -19.631 -1,73
3. Theo thành phần kinh tế 1.769.707 2.728.257 2.244.448 958.550 54,16 -483.809 -17,73
+ Doanh nghiệp Quốc doanh 251.652 633.718 564.061 382.066 151,82 -69.657 -10,99
+ Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh 1.195.302 1.324.440 1.019.744 129.138 10,80 -304.696 -23,01
+ Cá thể khác 322.753 770.099 660.643 447.346 138,60 -109.456 -14,21
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp – BIDV Vĩnh Long)
Theo thời hạn
Dư nợ của NH tăng giảm không đều qua 3 năm. Tương tự như DSCV ngắn hạn và DSTN ngắn hạn, dƣ nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với trung và dài hạn, cao nhất là năm 2011, đạt 2.238.574 triệu đồng, tăng 121,42% so với năm 2010, và sang năm 2012 có giảm nhẹ 19,57% so với năm 2011. Khác với ngắn hạn, trung và dài hạn giảm đều qua 3 năm: năm 2011 giảm 35,47% so năm 2010 và năm 2012 tiếp tục giảm thêm 9,32% nữa. Nguyên nhân là do DSCV và DSTN trung và dài hạn năm này đều giảm, trong khi vay ngắn hạn tăng. Ngân hàng muốn cắt giảm đầu tƣ trung và dài hạn để hạn chế rủi ro do tình hình biến động lãi suất gây ra. Với lại, nguồn vốn huy động trung và dài hạn của NH chiếm tỷ trọng khá nhỏ, nên NH không thể tập trung quá nhiều vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn đƣợc vì sẽ dễ gặp rủi ro về thanh khoản.
Theo ngành nghề kinh tế
Dƣ nợ đối với ngành công nghiệp, xây dựng tăng 27,1% trong năm 2011, chủ yếu là do tốc độ giảm của doanh số cho vay đối với ngành nghề này lớn hơn nhiều so với tốc độ giảm của doanh số thu nợ. Đáng chú ý là nhóm ngành thương mại dịch vụ, năm 2011 tăng đến 76,22% so với năm 2010, tức 419 tỷ đồng, đến năm 2012 tuy có giảm nhƣng không đáng kể, chỉ giảm 1,73% so năm 2011.
Nguyên nhân là do năm 2011 tốc độ giảm của doanh số cho vay nhỏ hơn tốc độ giảm của DSTN nên dƣ nợ tăng lên.
Theo thành phần kinh tế
Tình hình dƣ nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng giảm qua 3 năm. Tính đến hết năm 2011, dƣ nợ thành phần này tăng khoảng 108 tỷ đồng, với tốc độ gần 10,8% so năm 2010. Sang năm 2012 thì dư nợ giảm 23,01% tương ứng một lƣợng là 304.696 triệu đồng. Hiện nay, dƣ nợ của các Công ty TNHH và Công ty Cổ phần chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là những loại hình kinh tế chủ yếu mà Ngân hàng tập trung cho vay. Vì đa phần các doanh nghiệp này luôn nổ lực chi trả nợ đúng thời hạn nhằm bảo đảm uy tín cho những lần giao dịch sau.
4.1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng
Bảng 4.5: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA BIDV VĨNH LONG
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
+ Vốn huy động Triệu đồng 836.343 973.451 1.454.527 + Dƣ nợ Triệu đồng 1.769.707 2.728.257 2.244.448 + Doanh số cho vay Triệu đồng 2.952.064 2.487.223 1.612.111 + Doanh số thu nợ Triệu đồng 2.793.925 1.528.673 2.095.920 + Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 1.690.638 2.248.982 2.486.353
+ Nợ xấu Triệu đồng 103.278 51.780 55.358
+ Dƣ nợ/Vốn HĐ Lần 2,12 2,8 1,54
+ Vòng quay vốn TD Vòng 1,65 0,68 0,84
+ Hệ số thu nợ Lần 0,95 0,61 1,30
+ Tỷ lệ nợ xấu % 5,84 1,90 2,47
(Nguồn: Phòng Kế toán Tổng hợp – BIDV Vĩnh Long)
Dư nợ trên vốn huy động
Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nó giúp cho NH phân tích so sánh khả năng cho vay của NH với nguồn vốn huy động.
Nếu chỉ số này quá cao có nghĩa là NH huy động vốn không đủ để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng và ngƣợc lại nếu chỉ số này thấp chứng minh cho việc NH sử dụng nguồn vốn huy động không có hiệu quả NH không tìm kiếm đƣợc khách hàng để cho vay để hưởng chênh lệch từ lãi suất. Qua ba năm ta thấy chỉ số này từ 2,12 lần năm 2010 tăng lên 2,8 lần năm 2011. Điều này là do tốc độ tăng của dƣ nợ năm 2011 cao hơn tốc độ tăng của vốn huy động, cho nên việc giảm của chỉ tiêu này năm 2011 cho thấy lƣợng vốn huy động của NH mặc dù có tăng trưởng nhưng đã không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng vì thế NH phải vay từ NHNN. Năm 2012 chỉ số này giảm còn 1,54 lần. Một mặt là do dƣ nợ giảm, nhƣng cũng thừa nhận rằng hoạt động huy động vốn của NH đạt hiệu quả và khả năng tận dụng nguồn vốn tại chỗ của NH tốt khi chỉ số này giảm còn 1,54 lần.
Vòng quay vốn tín dụng
Trong những năm qua ta thấy, vòng quay vốn tín dụng của BIDV Vĩnh Long có sự biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự giảm và sau đó lại tăng. Năm 2010, vòng vay vốn tín dụng là 1,65 vòng nhƣng năm 2011 chỉ có 0,68 vòng. Đến năm 2012, vòng quay là 0,84 vòng, tăng 0,16 vòng so với năm 2011. Một mặt là do dƣ nợ trong năm 2012 giảm (giảm gần 484 tỷ đồng, tức17,73% so năm 2011). Bên cạnh đó là nhờ công tác thu hồi nợ đƣợc cải thiện, khách hàng trả vốn vay đúng hạn nên đã tác động tích cực đến vòng quay vốn của NH. Thời gian này tình hình lãi suất và thị trường có nhiều biến động, nên NH tập trung cho vay ngắn hạn, thời gian thu hồi vốn nhanh, luân chuyển vốn linh động hơn.
Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ đồng vốn cho vay càng an toàn, công tác thu nợ càng đạt hiệu quả và ngƣợc lại. Hệ số thu nợ của NH vào năm 2011 giảm 0,34 so với năm 2010. DSTN giảm 45,29% trong khi DSCV giảm 15,75%. Điều này đã làm cho hệ số thu nợ chỉ còn 0,61 lần trong năm 2011. Nguyên nhân là vì lãi suất cho vay quá cao nên các DN gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh cũng nhƣ trả nợ. Thế nhƣng, con số này tăng lên gấp đôi, đạt 1,3 lần vào năm 2012.
Nguyên nhân là do công tác quản trị tín dụng của Chi nhánh tiến hành tốt hơn, từ khâu chọn lựa khách hàng đến khâu xét duyệt cho vay và thu nợ khi đến hạn, cũng nhƣ những cố gắng từ các cán bộ tín dụng của BIDV nên công tác thu nợ đạt hiệu quả hơn.
Tỷ lệ nợ xấu
Qua bảng 4.5 ta thấy tỷ lệ nợ xấu biến động qua các năm, cụ thể năm đã từ 5,84% năm 2010 giảm còn 1,90% năm 2011. Nếu nhƣ công tác quản lý nợ của năm 2010 không đƣợc tốt khi tỷ lệ nợ xấu quá cao thì đến năm 2011 mặc dù điều kiện kinh tế khó khăn nhƣng tỷ lệ này đã giảm một cách đáng kể. Điều này xuất phát từ công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay đã được NH chú trọng và không ngừng nâng cao. Tuy nhiên năm 2012 tỷ lệ này tăng lên 2,47% là do có nhiều khoản nợ từ nhóm 1,2 chuyển xuống nhóm 3, 4, 5 vì những khó khăn trong năm 2011.