Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hạ Long được thành lập ngày 27/12/1993 theo Nghị định số 102/NĐ-CP của Chính phủ.
Thành phố Hạ Long được mở rộng, sát nhập 2 xã Việt Hưng và Đại Yên của huyện Hoành Bồ theo Nghị định số 51/2001/ NĐ-CP ngày 16/08/2001 của Chính phủ. Như vậy thành phố Hạ Long có toạ độ địa lý:
Từ 20065’ đến 21005’ vĩ độ bắc.
Từ 106050’ đến 107030’ kinh độ đông.
Phía Bắc - Tây bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía Nam thông ra biển giáp vịnh Hạ Long và thành phố Hải Phòng, phía Đông - Đông bắc giáp thị xã Cẩm Phả, phía Tây - Tây nam giáp huyện Yên Hưng.
Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Hạ Long là 27.509,75 ha (Theo Niên giám thống kê năm 2015). Có quốc lộ 18A chạy qua, có cảng biển, có bờ biển dài 50 km, có vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, với diện tích 434 km2.
Thành phố Hạ Long gồm có 20 phường, thành phố vừa là một đơn vị hành chính, vừa là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh lớn nằm trong tam giác trọng điểm kinh tế phía bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thành phố Hạ Long còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía tây theo quốc lộ 18A, cách trung tâm thành phố cảng biển Hải Phòng 70 km về phía nam theo quốc lộ 10, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái 180 km về phía đông theo quốc lộ 18A.
Vị trí địa lý của thành phố Hạ Long có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội.
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí địa lý thành phố Hạ Long 3.1.1.2. Địa hình
- Hạ Long là thành phố ven biển vịnh Bắc Bộ, có địa hình đa dạng và phức tạp, gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt như sau:
+ Vùng đồi núi:
Đây là cánh cung bao bọc toàn bộ phía bắc và đông bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm 70% diện tích đất thành phố
+ Vùng ven biển:
Bao gồm địa phận ở phía nam quốc lộ 18A, đây là dải đất hẹp, đất bồi tụ chân núi và bãi bồi ven biển.
+ Vùng hải đảo:
Đây là toàn bộ diện tích vùng vịnh, gồm khoảng trên 1.900 hòn đảo lớn, nhỏ, chủ yếu là đảo núi đá. Riêng đảo Tuần Châu nằm phía tây nam thành phố đã được nối với đất liền bằng đường ra đảo dài 2 km, diện tích đảo trên 400 ha.
3.1.1.3. Khí hậu
Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, một năm có 2 mùa, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Là vùng ven biển với hệ thống đảo và đồi núi nên khí hậu của Hạ Long bị chi phối mạnh.
- Nhiệt độ không khí.
Nhiệt độ trung bình năm 23,50C dao động từ 15,40C - 28,30C. Nhiệt độ trung bình cao nhất 34,90C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối lên tới 380C, mùa đông nhiệt độ trung bình thấp nhất 13,70C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 50C.
- Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm là 1832 mm, phân bố không đều trong năm và chia thành 2 mùa.
- Độ ẩm không khí.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 83%. Cao nhất có tháng lên tới 89% và thấp nhất là 72%.
- Chế độ gió - bão.
Do đặc điểm vị trí địa lý, ở Hạ Long có 2 loại gió: Gió mùa đông bắc và gió tây nam. Tốc độ gió trung bình năm 2,8 m/s, hướng gió mạnh nhất là tây nam 45 m/s. Là vùng biển kín, Hạ Long ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất là cấp 9.
- Sương muối, sương mù:
Mùa đông thường có sương mù dày đặc, sương muối thường xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, tập trung nhiều ở những vùng đồi núi.
3.1.1.4. Thuỷ văn
- Hệ thống sông chính:
Các sông chính chảy qua địa phận thành phố gồm có sông Diễn Vọng, sông Vũ Oai, sông Man, sông Trới đổ vào vịnh Cửa Lục và sông Míp đổ vào hồ Yên Lập.
- Chế độ thuỷ triều:
Vùng biển Hạ Long chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3,6 m.
Nhiệt độ lớp bề mặt trung bình 180C đến 30,80C. Độ mặn nước biển (Nacl) trung bình 21,6‰ (tháng7) đến 32,4‰ (tháng 2 và 3). Biển ở Hạ Long thường có biểu hiện xâm thực đáy của các cửa sông và biển gây xói lở biến dạng bờ biển.
3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên a) Tài nguyên đất
Theo Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ (2011 - 2015), đất đai thuộc thành phố Hạ Long được phân thành các nhóm đất chính như sau (Bảng 3.1):
Bảng 3.1: Nhóm đất chính và sự phân bố các nhóm đất chính
STT Nhóm đất Phân bố các loại đất
1 Đất cát ven biển (C):
(diện tích 70 ha)
Được phân bố ở các phường: Bãi Cháy, Tuần Châu, Hùng Thắng, Cao Thắng, Bạch Đằng, Hà Khẩu, Cao Xanh, Hồng Hải và Việt Hưng
2
Đất mặn (M):
(diện tích 5.225,03 ha)
Được phân bố ở các phường ven biển: Bãi Cháy, Hồng Hà, Hà Khánh, Hùng Thắng, Hà Khẩu, Tuần Châu, Cao Thắng, Cao Xanh, Giếng Đáy, Hồng Hải và Việt Hưng.
3 Đất phù sa (P):
(diện tích 600 ha)
Được phân bố ở các phường: Phường Cao Xanh, Hồng Hà, Hà Khánh, Hà Tu, Hà Phong, Hồng Hải, Cao Thắng, Giếng Đáy, Hồng Hải và Đại Yên.
4
Đất mùn vàng đỏ trên núi (HV):
(diện tích 2.600 ha)
Nhóm đất này được phân bố ở trên núi cao phường Đại Yên.
5 Đất vàng đỏ (FV):
(diện tích 5.200 ha)
Được phân bố ở các phường: Phường Hà Lầm, Hà Trung, Hồng Gai, Yết Kiêu, Hồng Hải, Bãi Cháy, Giếng Đáy, Trần Hưng Đạo, Cao Xanh, Cao Thắng, Bạch Đằng, Hà Khẩu, Hồng Hải và Việt Hưng.
6 Đất Glây (G):
(diện tích 1.200 ha) Được phân bố ở các phường: Hà Khánh, Hà Tu, Hà Phong.
7 Đất xám (X):
(diện tích 300 ha) Được phân bố trên phường Đại Yên.
8 Đất nhân tác (NT):
(diện tích 12.000 ha) Được phân bố ở các phường: Hà Khánh, Hà Trung, Hà Tu, Hà Phong, Tuần Châu.
b) Tài nguyên nước
Tài nguyên nước mặt: Hạ Long nằm trong vùng có mưa lớn bình quân 1800 - 2000 mm/năm, do địa hình dốc, các sông suối nhỏ đều từ trên núi cao đổ thẳng xuống vịnh Hạ Long nên nguồn nước mặt phụ thuộc rất lớn vào các mùa trong năm, về mùa khô nguồn nước dễ bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.
c) Tài nguyên khoáng sản
Thành phố Hạ Long có nhiều tài nguyên khoáng sản, tập trung chủ yếu là than và một số loại vật liệu xây dựng như đá vôi, đất sét, cao lanh...đáng kể nhất là đá vôi có trữ lượng 1,3 tỷ tấn; đất sét có trữ lượng 41,5 triệu m3 tập trung chủ yếu ở Giếng Đáy, với chất lượng tương đối tốt dùng cho sản xuất xi măng.
d) Tài nguyên rừng
Theo số liệu kiểm kê sử dụng đất tính đến năm 2014, diện tích rừng của Thành phố là 6985,58 ha, chiếm 25,7% diện tích đất tự nhiên. Trong số này, 1.678,74 ha rừng được sử dụng cho sản xuất, 5.025,97 ha là rừng phòng hộ. Độ che phủ của rừng đạt 24,92% đây là tỷ lệ thấp so với các huyện, thị xã trong tỉnh.
e) Tài nguyên nhân văn
Thành phố Hạ Long là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, nằm trong cái nôi sản sinh ra giai cấp công nhân Việt Nam, có tinh thần hiếu học, năng động, sáng tạo, có nguồn lao động dồi dào, có đội ngũ khoa học lớn mạnh, công nhân có tay nghề cao nòng cốt tiếp thu khoa học công nghệ mới áp dụng sản xuất. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung đã xây dựng nên truyền thống văn hiến, nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, các giá trị nhân văn cũng đang được phục hồi và phát triển. Việc thực hiện nếp sống văn hoá khu du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ với khẩu hiệu “Người Hạ Long nói lời hay, cử chỉ đẹp”, “Nụ cười Hạ Long”, các lễ hội du lịch văn hoá hàng năm được tổ chức càng làm tăng thêm tính hấp dẫn, thu hút khách du lịch.