Đánh giá chung công tác quản lý giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2010 - 2015

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất tại thành phố hạ long tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2010 đến 2015 (Trang 66 - 73)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đánh giá hiệu quả từ việc giao đất, cho thuê đất

3.4.5. Đánh giá chung công tác quản lý giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2010 - 2015

3.4.5.1. Kết quả đạt được

a) Về trình tự, thủ tục thực hiện

Nhìn chung, các công trình, dự án xin giao đất, thuê đất trên địa bàn tỉnh, cũng như thành phố Hạ Long đều được Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh thẩm định theo đúng quy trình quy định từ khi nhận hồ sơ đến bàn giao đất ngoài thực địa đều thực hiện theo cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”.

Quy trình thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất thực hiện theo quy định của Nghị định số 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Nghị định 84/2007NĐ-CP ngày 25/5/2007, Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và quy định tại các Quyết định 1766/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Trong giai đoạn 2010-2015, thực hiện Đề án 30 của Chính phủ về đơn giản hoá thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức tiếp cận với đất đai để thực hiện các Dự án đầu tư, giảm các lực cản để thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong nhiều năm qua mặc dù chính sách về đất đai có nhiều sự thay đổi, tình hình tài chính của các thành phần kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp nhưng thành phố Hạ Long vẫn đạt được một số hiệu quả như sau:

- Có sự kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa việc giải quyết thủ tục thông qua

“một cửa” với giải quyết thủ tục thông qua “một cửa liên thông” đặc biệt năm 2015 khai trương trung tâm hành chính công thành phố Hạ Long sau khi Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 28/10/2015 về việc thí điểm thành lập Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh nên các thủ tục hành chính được giải quyết đúng hạn, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của nhân dân và các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn khi đến giao dịch.

Bảng 3.13: Đánh giá tiến độ giải quyết hồ sơ giao, thuê đất trên địa bàn TP Hạ Long

Đơn vị

Tổng số tổ chức điều tra

Tổng hợp ý kiến trả lời

Nhanh Đúng hạn Chậm

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

TP. Hạ Long 30 5 17 23 77 2 6

(Nguồn: Số liệu điều tra) Bảng 3.14: Thái độ của cán bộ chuyên môn khi thực hiện các thủ tục hành

chính trên địa bàn thành phố Hạ Long

Đơn vị

Tổng số tổ chức điều tra

Tổng hợp ý kiến trả lời

Tận tình, chu đáo Bình thường Không tận tình, chu đáo Số

lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

TP. Hạ Long 30 25 83 5 17 0 0

(Nguồn: Số liệu điều tra) Bảng 3.13 và 3.14 cho ta thấy đa số các ý kiến cho rằng tiến độ giải quyết hồ sơ giao, thuê đất trên địa thành phố Hạ Long đúng hạn, đáp ứng nhu cầu (đạt 94%); còn thái độ cán bộ chuyên môn khi thực hiện tận tình chu đáo 83%, còn 17 % là có thái độ bình thường. Điều này thể hiện rõ hiệu quả của việc thành lập trung tâm hành chính công tỉnh của Chính phủ theo quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 28/10/2015 về việc thí điểm thành lập Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

- Hồ sơ giao đất, thuê đất trên cơ sở chấp thuận địa điểm đầu tư của UBND tỉnh, được các cấp, ngành thẩm định kiểm tra, xem xét cụ thể, tiến hành theo từng bước, ít xảy ra lỗi trong quá trình thẩm định hồ sơ. Trình tự, thủ tục đảm bảo đúng quy định của Luật Đất đai và quy trình của UBND tỉnh ban hành.

- Công tác giao đất cho chủ dự án đảm bảo kịp thời, các công trình dự án sau khi được UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất và thực hiện xong công

tác giải phóng mặt bằng được Sở Tài nguyên và Môi trường bàn giao đất ngoài thực địa cho chủ dự án, có sự tham gia của các cơ quan, ban ngành liên quan và chính quyền địa phương cấp xã.

b) Về quy hoạch

Theo quy định Luật đất đai, Quy hoạch là một trong những căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất. Việc giao đất, cho thuê đất phải đảm bảo theo đúng quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; Quy hoạch tổng mặt bằng chi tiết xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

Việc xem xét về quy hoạch được thực hiện ngay từ bước lựa chọn địa điểm, thẩm định nhu cầu sử dụng đất để thực hiện Dự án đầu tư. Đối với Dự án được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư thường thẩm định ngay từ khâu xem xét dự án, trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố đều được giao đất, cho thuê đất theo đúng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Qua kiểm tra, không có trường hợp nào giao đất, cho thuê đất vi phạm quy hoạch.

c) Về thực hiện chính sách pháp luật

Các công trình dự án đều được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định trên đầy đủ các căn cứ giao đất, cho thuê đất theo quy định. Việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án được thực hiện có sự phối hợp của nhiều Sở, ban, ngành (theo quy trình Trung tâm hành chính công của Tỉnh) và chính quyền địa phương đảm bảo theo đúng chính sách pháp luật về đất đai và các chính sách pháp luật khác liên quan.

3.4.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân a) Những tồn tại

- Về chính sách pháp luật

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua còn một số bất cập, thường xuyên thay đổi và còn bị chồng chéo không thống nhất giữa các văn bản đã

ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả việc thực hiện các thủ tục hành chính về giao đất, cho thuê đất.

Luật Đất đai 2003 đưa ra 2 cơ chế để tạo đất cho dự án đầu tư: Nhà nước thu hồi đất, nhà đầu tư tự thoả thuận với người đang sử dụng đất. Một số dự án không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Đất đai, chủ đầu tư phải tự thỏa thuận để nhận quyền sử dụng đất theo khoản 2 Điều 40 Luật Đất đai. Trong quá trình thực hiện, nhiều nhà đầu tư ngao ngán vì có người thoả thuận được có người không, diện tích nhận chuyển nhượng thì xôi đỗ, không xây dựng được hạng mục công trình nào; dẫn đến dự án “treo”. Việc pháp luật quy định có hai hình thức thu hồi hoặc phải thoả thuận dẫn đến cùng một diện tích, cùng loại đất, có thể cùng thửa đất người dân nhận được các mức bồi thường, thoả thuận trên cùng một đơn vị diện tích có chênh lệch lớn, có chỗ chênh nhau đến 3 lần; đơn thư xuất hiện, một số hộ chây ì không nhận tiền bồi thường, không giải phóng mặt bằng, các công trình thuộc diện nhà nước thu hồi đất cũng bị khó khăn trong GPMB.

Tại thành phố Hạ Long cũng đã sảy ra trường hợp dự án “treo” phải xử lý mất rất nhiều công sức và tiền của để giải quyết việc này; như: Đường nối phường Hồng Hải – Hà Trung – Hà Lầm của công ty đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản Quảng Ninh, Lô nhà biệt thự khách sạn Sông Đà ở khu du lịch Bãi Cháy của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và KCN Sông Đà….

Nhà nước đưa ra 3 cơ chế giao đất, cho thuê đất đối với dự án đầu tư: đấu giá đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất và giao đất trực tiếp. Cơ chế giao đất, cho thuê đất như vậy nên một số nhà đầu tư đặt bài toán đầu tư như một hình thức để có đất và tìm kiếm lợi ích từ mua bản đất thô chưa được đầu tư. Đây là một cơ chế mang hình dáng “xin - cho” khá rõ nhất là UBND cấp tỉnh vừa có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất vừa có thẩm quyền quyết định giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Luật Đất đai cần xem xét , nghiên cứu để hạn chế lại việc áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất để giao trực tiếp cho doanh nghiệp đã được chỉ định. Cơ chế nhà

nước cho thuê đất như vậy áp dụng thống nhất cho cả dự án đầu tư trong nước, dự án đầu tư nước ngoài và đầu tư liên doanh.

- Về công tác quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất chủ yếu dựa vào quy hoạch phát triển các ngành trong khi quy hoạch các ngành cũng chưa thực sự ổn định; chưa có sự thống nhất giữa quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển nông thôn mới và quy hoạch sử dụng đất, gây khó khăn cho công tác lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, việc giao đất cho thuê đất để thực hiện các dự án phải “chạy theo” quy hoạch xây dựng. Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhìn chung còn có hạn chế.

- Đối với việc lựa chọn nhà đầu tư và dự án đầu tư

Chưa có quy định, hướng dẫn, xây dựng tiêu chí đánh giá thật cụ thể cho công tác thẩm định Dự án và lựa chọn nhà đầu tư. Các cơ quan nhà nước và các địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá năng lực của nhà đầu tư nên đã có một số chủ đầu tư năng lực tài chính còn hạn chế hoặc không có khả năng huy động vốn, hoặc chỉ đăng ký đầu tư với mục đích giữ đất xong mới kêu gọi góp vốn, sử dụng dự án vay vốn ngân hàng... dẫn đến tỷ lệ dự án chậm triển khai, dự án

“treo” là rất cao.

Việc giám sát, dự báo trước những dự án “treo” còn hạn chế nên khi nhà đầu tư để đất trống quá lâu hoặc dự án chậm tiến độ các cơ quan nhà nước mới thành lập các Đoàn thành tra, kiểm tra, lập hồ sơ xử lý vi phạm.

Việc xem xét nhu cầu sử dụng đất và tính khả của các dự án khi trình chấp thuận đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư còn coi nhẹ, dẫn đến một số dự án sau khi được chấp thuận đầu tư không triển khai thực hiện, triển khai chậm hoặc tình trạng thuê đất để giữ chỗ, chuyển nhượng dự án thu lợi.

- Đối với công tác quản lý đất sau khi giao và cho thuê

Có thể nói việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất đai sau khi giao và cho thuê dù đã được được quan tâm nhưng chưa đáp ứng hết nhu cầu công việc. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về đất đai trên địa bàn thực hiện chưa

được nhiều, chủ yếu là do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện, cấp huyện chưa tổ chức được các cuộc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, doanh nghiệp.

Việc xử lý các vi phạm quy định về đất đai còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.

UBND cấp huyện, cấp xã chưa kịp thời ngăn chặn các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất của các đơn vị trên địa bàn, có những trường hợp vi phạm xử lý chưa kiên quyết.

- Đối với công tác tài chính:

Do nguồn kinh phí của thành phố có hạn nên chưa tạo ra được quỹ đất “sạch” để kêu gọi các nhà đầu tư, chưa nâng cao được chất lượng quy hoạch, khó khăn trong việc tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức...

- Về phía các tổ chức sử dụng đất

Một số tổ chức chậm đưa đất vào sử dụng; sử dụng đất sai mục đích, không sử dụng đất, cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép, quản lý đất lỏng lẻo để bị lấn, bị chiếm.

b) Nguyên nhân của những tồn tại

Một là: Cơ chế, chính sách trong lĩnh vực đất đai liên tục có sự thay đổi và vẫn có nhiều điểm bất cập. Các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị về quản lý đất đai thiếu tính đồng bộ, còn một số điểm mâu thuẫn và chồng chéo gây khó khăn trong công tác triển khai thực hiện, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giao và cho thuê đất.

Hai là: Công tác quy hoạch sử dụng đất chưa được thật sự chú trọng. Mặt khác các tiêu chí quy hoạch sử dụng đất quá chi tiết, quy hoạch cho từng hạng mục công trình được dự báo trong thời gian 10 năm; chúng ta đang cứng hoá quy hoạch nên trong quá trình thực hiện có sự xuất hiện những yếu tố mới thì lại phải điều chỉnh nên cứ đánh giá chất lượng quy hoạch kém. Phải chăng đây là sự tất yếu, vì sự vật và hiện tương luôn vận động nhưng quy hoạch lại bó cứng thì việc điều chỉnh là không thể tránh khỏi.

Ba là: Việc xem xét lựa chọn chủ đầu tư có năng lực tài chính còn bị coi nhẹ.

Mặt khăc trên thực tế việc thẩm định để đánh giá chính xác nhà đầu tư này có bao nhiêu tiền là cực kỳ khó khăn, kiểm soát nguồn tiền này lại không thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước.

Bốn là: Công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chưa được nhiều là do lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường còn ít, mặt khác những năm gần đây phải tập trung chủ yếu vào công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; đối với cấp huyện chưa quan tâm và chưa thấy rõ trách nhiệm trong công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn. Nhiều địa phương vẫn cho rằng công tác thanh, kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức thuộc cấp tỉnh, trong khi đó Điều 143 của Luật Đất đai đã quy định rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm về quản lý đất đai trên địa bàn.

Năm là: Quy định của pháp luật về đất đai trong việc xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai còn bất cập, chưa đủ mạnh; việc xử lý về tài chính trên diện tích đất thu hồi do vi phạm gặp khó khăn do không có nguồn, do các chủ sử dụng đất không hợp tác.

Sáu là: Nguồn kinh phí của tỉnh dành cho công tác quản lý nhà nước về đất đai còn có hạn, chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu của quản lý.

Bảy là: Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành vẫn còn hạn chế.

Công tác giao và cho thuê đất là công tác có liên quan đến nhiều cơ quan ban ngành như Sở Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài chính và nhiều ngành có liên quan khác. Một cơ quan thực hiện không tốt công việc của mình thì sẽ làm ảnh hưởng tới tiến độ và kết quả chung của công tác giao và cho thuê đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất tại thành phố hạ long tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2010 đến 2015 (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)