Phân tích tình hình chi phí

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH kết QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY TNHH VINATABA –PHILIP MORRIS (Trang 45 - 49)

4.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

4.1.2. Phân tích tình hình chi phí

Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Mỗi một sự tăng giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng giảm của lợi nhuận. Do đó chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí

một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất. Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

Bảng 6: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TNHH VINATABA –PHILIP MORRIS

TỪ NĂM 2009- 2011

ĐVT: 1000 đ

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010/2009 2011/2010

2009 2010 2011 Mức % Mức %

GVHB 240.959.466 602.917.403 609.614.107 361.957.937 150,22 6.696.704 1,11 CPBH 6.307.278 23.346.640 14.855.801 17.039.362 270,15 (8.490.839) (36,37) CPQL 4.766.522 7.843.899 81.982.158 3.077.377 64,56 74.138.259 945,17 CP-

HĐTC

759.615 1.941.037 9.160.072 1.181.422 155,53 7.219.035 371,92

Chi phí khác

1.081.349 913.538 10.120.050 (167.811)(15,52) 9.206.512 1.007,79

Tổng CP

253.874.230 636.962.517 725.732.188 383.088.287 150,90 88.769.671 13,94

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009- 2011)

Từ bảng 6 cho thấy. tổng chi phí trong năm 2010 cao nhất so với hai năm còn lại. So với năm 2009 tổng chi phí năm 2010 tăng lên đến 150,90%. Đến năm 2011 tổng chi phí tăng chậm lại với 13,94% so với năm 2010. Trong đó, chi phí quản lý, chi phí HĐTC không hề giảm qua các năm mà còn mỗi năm một tăng cao hơn. Chi phí bán hàng trong năm 2010 tăng cao so với năm 2009 (tăng 270,15%) nhưng đến năm 2011 thì giảm 36,37% so năm 2010 tuy nhiên vẫn tăng 135,53% so năm 2009. Tuy các loại chi phí có sự biến động nhưng nhìn chung tổng chi phí vẫn tăng qua các năm và có thể tiếp tục tăng trong những năm tới.

4.1.2.1 Phân tích giá vốn hàng bán

Như chúng ta biết. trong một công ty thì chi phí để sản xuất ra thành phẩm hay còn gọi là giá vốn hàng bán là luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Nó là căn cứ để công ty xác định giá thành cho sản phẩm của mình. Mặc khác.

giá vốn hàng bán tăng hay giảm là còn tùy thuộc vào sản lượng tiêu thụ nhiều thì giá vốn hàng bán giảm và ngược lại.

Qua bảng 6, ta thấy giá vốn hàng bán của công ty từ năm 2009 đến năm 2011 luôn tăng. Trong năm 2010 chi phí giá vốn hàng bán của công ty tăng nhanh dẫn đến mức chênh lệch về giá vốn hàng bán của năm 2010 so với năm 2009 lên đến 361.957.937 ngàn đồng. Tuy nhiên. đến năm 2011 chi phí giá vốn hàng bán chỉ tăng nhẹ so với năm 2010 cụ thể là tăng 6.696.704 ngàn đồng tương đương với 1,11% so năm 2010.

Tuy nhiên. giá vốn hàng bán là nhân tố mà công ty khó có thể chủ động, vì nhiều lý do như đơn đặt hàng nhiều hay ít nguyên liệu đầu vào mà công ty mua được, nó còn phụ thuộc vào sự biến động của thị trường. Do đó, công ty cần phải tính toán về sản lượng đặt hàng lượng hàng tồn kho, chi phí vận chuyển như thế nào cho hợp lý để không làm chi phí này tăng cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

4.1.2.2 Phân tích chi phí bán hàng

Từ bảng 6 cho thấy chi phí bán hàng của công ty năm 2010 tăng 270,15 % so với năm 2009, và năm 2011 chi phí bán hàng giảm 36,37% so với năm 2010. Chi phí bán hàng năm 2010 tăng chứng tỏ trong năm công ty tập trung nhiều cho hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, tiếp thị.…so với năm 2010. Năm 2011 chi phí bán hàng giảm là do công ty có thêm các thị trường nên công ty tập trung vào việc sản xuất cũng như quản lý doanh nghiệp để tập trung phát triển ở các thị trường mới này.

Bảng 7: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TNHH VINATABA –PHILIP MORRIS

TỪ NĂM 2009- 2011

Đvt: 1000đ

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2010/2009 2011/2010

2009 2010 2011 Mức % Mức %

GVHB 240.959.466 602.917.403 609.614.107 361.957.937 150,22 6.696.704 1,11 CPBH 6.307.278 23.346.640 14.855.801 17.039.362 270,15 (8.490.839) (36,37) CPQL 4.766.522 7.843.899 81.982.158 3.077.377 64,56 74.138.259 945,17 CP-

HĐTC 759.615 1.941.037 9.160.072 1.181.422 155,53 7.219.035 371,92 Chi phí

khác 1.081.349 913.538 10.120.050 (167.811)(15,52) 9.206.512 1.007,79 Tổng CP 253.874.230 636.962.517 725.732.188 383.088.287 150,90 88.769.671 13,94

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009. 2010. 2011)

4.1.2.3 Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty qua 3 năm đều tăng. Cụ thể là năm 2010 tăng 64,56% so với năm 2009, sang năm 2011 con số này tăng nhiều hơn là 945,17% so với năm 2010. Nguyên nhân là do công ty phải tăng cường cán bộ nhân viên mới cho bộ phận quản lý doanh nghiệp ở các thị trường mới trong nước. Mặt khác do chính sách tăng lương và do tính hiện đại hóa của thị trường nên nhu cầu sử dụng nhiều công cụ tiên tiến nhằm thuận lợi cho việc giao dịch mua bán của bộ phận quản lý doanh nghiệp tăng lên cũng góp phần làm chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 tăng.

Tuy nhiên, khi chi phí tăng cũng là không tốt nên công ty cần xem xét lại tính hợp lý trong chi phí của từng bộ phận để tìm ra giải pháp để giảm chi phí và nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty.

4.1.2.4 Phân tích chi phí tài chính

Chi phí tài chính gồm: phí ngân hàng và chêch lệch tỷ giá thực hiện.

Qua bảng ta thấy chi phí tài chính cũng tăng khá cao qua các năm, cụ thể vào năm 2010 tăng 155,53% so với năm 2009. Đến năm 2011 chi phí này tăng đến 371,92%. Năm 2010 và năm 2011 có nhiều biến động về tỷ giá và lãi suất trên thị trường do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Ngoài ra, chi phí tài chính của công ty tăng lên còn do những chi phí khác tăng lên như công ty đã tăng đầu tư vào các công ty liên doanh. Tuy nhiên các hoạt động tài chính này nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh, chứ không phải một khoản chi nhằm đem lại một khoản thu nhập riêng cho công ty.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH kết QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY TNHH VINATABA –PHILIP MORRIS (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)