Chương 3 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.1. Thực trạng về dân số và lao động
Dân cư phân bố không đồng đều với mật độ bình quân các xã vùng đệm: 127 người/km2 .Thành phần dân tộc chủ yếu là người kinh sống tập trung ở khu vực có vị trí thuận lợi hơn về các hoạt động mưu sinh. Tỷ lệ dân thành thị đạt cao 60,95% trong tổng dân số khu vực đảo Cát Bà (so với tỷ lệ dân thành thị của huyện đạt 54,3%, thành phố Hải Phòng đạt 45,4%).
Bảng 3.1: Thống kê diện tích, dân số và mật độ dân số các xã, thị trấn TT Xã Diện tích tự
nhiên (km2)
Diện tích đất
liền (km2) Dân số Mật độ (người/km2)
1 Gia Luận 90,4 37,6 606 16
2 Phù Long 44,1 13,7 1.922 140
3 Hiền Hào 8,7 6 345 58
4 Xuân Đám 10,7 6 807 135
5 Trân Châu 44,3 9,5 1.405 148
6 Việt Hải 68,2 32,4 215 7
7 T.T Cát Bà 33,5 1,8 8.273 4596
Tổng 299,9 107 13.573 127
3.2.2. Cơ cấu sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiện các xã khu vực đảo Cát Bà là 29.994,9 ha chiếm 91,3% tổng diện tích toàn huyện Cát Hải. Trong đó, đất Nông nghiệp chiếm 7,0%, đất Lâm nghiệp chiếm 60,1%, đất Chuyên dùng chiếm 0,9%, đất thổ cư chiếm 0,5% và đất chưa sử dụng chiếm 31,5%. Sở dĩ đất chưa sử dung chiếm tỷ lệ lớn là do trên địa bàn hành chính các xã, thị có diên tích mặt nước biển lớn. Còn đất lâm nghiệp ở đây bao gồm cả đất có rừng ngập măn, đất rừng trên núi đá vôi, đất rừng trồng…thuộc địa bàn hành chính của các xã.
Đối tượng đất lâm nghiệp ở đây chủ yếu thuộc đối tượng phòng hộ ven biển(rừng ngập măn), phòng hộ cảnh quan môi trường(rừng trên núi đá vôi).
Do đó, hai loại rừng này không nên sử dụng vào mục đích kinh tế như chuyển đổi nuôi trồng thuỷ sản, khai thác lấy gỗ, củi… mà sử dụng vào mục đích rừng phòng hộ và có thể khai thác sử dụng vào mục đích du lịch sinh thái…
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất các xã, thị trấn khu vực đảo Cát Bà Đơn vị tính: Ha
TT Xã
Tổng diện tích tự
nhiên
Diện tích các loại đất Đất nông
nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng
Đất thổ cư
Đất chưa sử dụng 1 Gia Luận 9042,6 90,0 5.155,0 31,3 9,1 3.757,2 2 Phù Long 4408,9 1.655,3 2.174,6 24,6 36,0 518,4
3 Hiền Hào 874,4 50,2 798,0 16,6 7,4 2,2
4 Xuân Đám 1073,1 65,8 710,0 33,9 17,1 246,3 5 Trân Châu 4427,9 70,0 3.313,0 53,5 34,8 956,6 6 Việt Hải 6817,1 47,8 4.909,6 1,4 4,2 1.854,1 7 T.T Cát Bà 3350,9 119,1 951,8 117,2 45,0 2.117,8 Tổng 29994,9 2.098,2 18.012,0 278,4 153,6 9.452,7
Tỷ lệ (%) 100,0 7,0 60,1 0,9 0,5 31,5
Nguồn: UBND các xã, thị trấn Cát Bà và Niên giám thống kê huyện - 2004 Cát Bà là hòn đảo lớn nằm trong hệ thống các đảo trên Vịnh Bắc Bộ với diện tích khoảng 300 km2 đã được tổ chức UNESCO công nhận là Khu dữ trữ Sinh quyển Thế giới vào tháng 12 năm 2004. Về mặt hành chính Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, Thành phố Hải Phòng nhưng trên thực tế đảo Cát Bà gắn liền với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và nằm ở cửa ngõ của đường giao thông biển quan trọng. Cát Bà nằm trong khu tam giác tăng trưởng của miền Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa khẩu Quốc tế quan trọng ở miền Bắc nên thuận lợi để phát triển du lịch. Bên cạnh đó, Cát Bà có những bãi tắm, hang động, vũng vịnh kỳ thú lôi cuốn, hấp dẫn với khách du lịch như: Động Thiên Long, Trung Trang, Hang Vẹm, Bãi tắm Cát Cò, Cát Dứa... Hơn nữa, ở vịnh Lan Hạ ngoài bãi tắm còn có các bãi lặn xem
san hô và sinh vật dưới biển. Đặc biệt, trên đảo có hệ thống giao thông thuận lợi và Vườn Quốc Gia Cát Bà với nhiều loài động thực vật quí hiếm hấp dẫn du khách với các chuyến dã ngoại đầy mạo hiểm và lý thú. Nếu du khách không muốn đi mạo hiểm thì trên đảo có một đội ngũ lái thuyền có thể chở du khách bằng thuyền đi vòng quanh đảo, đến thăm các hang động, hang luồn và một số đảo nhỏ còn rất nguyên sơ nằm dưới những tầng cây cối phủ xanh rì.
Tóm lại, với những điều kiện kinh tế xã hội như trên cho thấy Cát Bà có nguồn tài nguyên rừng biển rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi vốn rất nhạy cảm. Tuy nhiên thảm thực vật rừng ở đây bị đe doạ nghiêm trọng, mặc dù đã và đang có những biện pháp phục hồi nhưng chưa thu được kết quả đáng kể. Điều kiện sinh sống của người dân tại đây có tác động mạnh mẽ vào hoàn cảnh rừng nói chung và quá trình phục hồi rừng nói chung. Vì vậy việc nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng để có các giải pháp thúc đẩy quá trình phục hồi hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi tại đây.
Chương 4