Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Một số đặc điểm của tầng cây cao
4.2.2. Cấu trúc mật độ tầng cây cao
Mật độ là đặc trưng quan trọng của quần thể, nó nói lên mức độ tận dụng dinh dưỡng của quần thể. Cấu trúc mật độ biểu thị khả năng thích nghi của cây rừng trước những thay đổi của điều kiện sống, khả năng cạnh tranh giữa các cây trong quần thể. Mật độ tầng cây cao trong các trạng thái nghiên cứu được thống kê ở bảng 4.6
Bảng 4.6: Mật độ tầng cây cao trong các trạng thái nghiên cứu
Trạng thái OTC N/OTC N/ha
IIB
1 24 240
2 21 210
3 23 230
IIIA1
4 23 230
5 20 200
6 18 180
IIIA2
7 20 200
8 16 160
9 19 190
Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ tầng cây cao tại khu vực nghiên cứu biến động từ 160 cây/ha đến 240 cây/ha, mật độ giữa các loài trong cùng một trạng thái cũng có sự sai khác rõ rệt. Tuy mật độ của trạng thái IIB lớn nhất nhưng các loài cây có mật độ cao chủ yếu là những cây gỗ ít có giá trị, chủ yếu là những cây giá trị kinh tế thấp, đang trong giai đoạn đầu phát triển có tác dụng tạo lập điều kiện hoàn cảnh rừng.
4.2.3. Quy luật phân bố N/D1.3 và phân bố N/HVN
Như chúng ta đã biết mật độ và đường kính cây rừng có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi đường kính cây rừng tăng lên thì mật độ của chúng
sẽ giảm xuống do chúng cạnh tranh về không gian dinh dưỡng trong hệ sinh thái rừng. Khi đường kính cây rừng tăng lên thì chiều cao cây rừng cũng tăng lên. Tuy nhiên thông qua phân bố N/D1.3 và phân bố N/HVN chúng ta có thể xác định được cây rừng đang trong giai đoạn sinh trưởng nào để chúng ta xác định biện pháp tác động hợp lí nhất.
4.2.3.1. Quy luật phân bố N/D1.3
Đường kính là chỉ tiêu cơ bản tham gia vào công thức xác định thể tích của cây, xác định trữ lượng, sản lượng lâm phần. Phân bố N/D là một trong những quy luật quan trọng trong kết cấu lâm phần. Quy luật này, là cơ sở điều tiết hợp lý trữ lượng khai thác, đề xuất các biện pháp lâm sinh thích hợp cho từng giai đoạn cụ thể.
Qua thu thập số liệu, chỉnh ly và nhờ vào máy tính chúng tôi sử dụng một số chỉ tiêu toán học để mô hình hóa quy luật cấu trúc N/D1.3 được thể hiện ở đồ thị
* Trạng thái IIB
Hình 4.1: Đồ thị phân bố số cây theo đường kính trạng thái IIB
Qua đồ thị ta thấy rằng cây có mật độ cao nhất ở cỡ đường kính 6,9 cm sau đó giảm dần và mật độ thấp nhất ở cỡ đường kính 23,1cm. Mật độ cây
N(cây/ha)
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
6,9 8,7 10,5 12,3 14,1 15,9 17,7 19,5 21,3 23,1 D1,3(cm) fl fll
rừng có đường kính nhỏ chiếm mật độ cao tại đây. Ở trạng thái này cây rừng có đường kính nhỏ đang trong giai đoạn đầu phát triển, phục hồi lạo hoàn cảnh rừng.
* Trạng thái IIIA1
Hình 4.2: Đồ thị phân bố số cây theo đường kính trạng thái IIIA1
Ở trạng thái này đường kính cây rừng chủ yếu từ 10,79 đến 21,11 cm.
Sau đó mật độ cây rừng giảm dần và thấp nhất ở trạng thái 34,01cm. Ở trạng thái này còn sót lại một số cây rừng có đường kính cao nhưng mật độ thấp.
* Trạng thái IIIA2
Hình 4.3: Đồ thị phân bố số cây theo đường kính trạng thái IIIA2 0
2 4 6 8 10 12 14 16 18
10,79 13,37 15,95 18,53 21,11 23,69 26,27 28,85 31,43 34,01 D1,3(cm) N(cây/ha)
fl fll
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18
17,2 19,1 21 22,9 24,8 26,7 28,6 30,5 32,4 34,3 D1,3(cm) N(cây/ha)
fl fll
Ở trạng thái IIIA2 này đường kính cây rừng có mật độ phân bố tập trung ở cỡ 17,2 cm đến 21cm. Sau đó giảm dần và thấp nhất ở cỡ đường kính 34,3 cm. Đường kính cây rừng ở trạng thái này còn sót lại một số cây có đường kính cao còn sót lại, cây rừng đã có thời gian phục hồi.
Qua các biểu đồ trên ta thấy rằng phân bố thực nghiệm số cây theo cấp đường kính theo xu hướng số lượng cây giảm dần khi cấp đường kính tăng lên, đó là dạng phân bố giảm. Đây là dạng phân bố đặc trưng của kiểu rừng thứ sinh tự nhiên tự nhiên hỗn loài nhiệt đới, dạng phân bố này hợp với quy luật chung của rừng tự nhiên hỗn loài
4.2.3.2. Quy luật phân bố N/HVN
Cấu trúc N/HVN là một chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng chiều cao của cây rừng có ảnh hưởng bởi yếu tố mật độ cây rừng. Cấu trúc số cây theo cỡ chiều cao phản ánh hình thái của quần thể thực vật. Đối với rừng tự nhiên nhiều tầng tán, cấu trúc này rất phức tạp, thêm nữa là sự phân tầng tán không rõ ràng. Việc nghiên cứu tìm ra quy luật này là cần thiết, là cơ sở điều chỉnh cấu trúc theo mặt phẳng đứng, tạo điều kiện cho cây rừng nhận được lượng ánh sáng tốt nhất Qua nghiên cứu chúng tôi đã xác định mối quan hệ giữa mật độ (N) và chiều cao vút ngọn (HVN) được thể hiện ở biểu đồ sau:
* Trạng thái IIB
Hình 4.4: Đồ thị phân bố số cây theo Chiều cao vút ngọn trạng thái IIB
* Trạng thái IIIA1
Hình 4.5: Đồ thị phân bố số cây theo Chiều cao vút ngọn trạng thái IIIA1 0
2 4 6 8 10 12 14
6,35 7,05 7,75 8,45 9,15 9,85 10,55 11,25 11,95 12,65 Hvn(m)
N(cây/ha)
fl fll
0 2 4 6 8 10 12 14
7,34 8,01 8,68 9,35 10,02 10,69 11,36 12,03 12,7 13,37
Hvn(m)
N(cây/ha)
fl fll
* Trạng thái IIIA2
Hình 4.6: Đồ thị phân bố số cây theo Chiều cao vút ngọn trạng thái IIIA2
Dựa vào các đồ thị phân bố số cây theo chiều cao ở các trạng thái nghiên cứu cho thấy rằng cỡ chiều cao càng tăng thì số cây phân bố càng giảm. Phân bố số lượng loài cây theo cỡ chiều cao đã thể hiện rõ quy luật chung là phân bố giảm có nhiều đỉnh nó phản ánh kết cấu phức tạp của rừng phục hồi. Tuy nhiên, đây là các lâm phần tương đối đơn giản, chủ yếu cây trong gian đoạn non.
4.2.4. Độ tàn che
Bảng 4.7: Độ tàn che trong các trạng thái nghiên cứu
STT Trạng thái Độ tàn che
1 IIB 0,35
2 IIIA1 0,5
3 IIIA2 0,6
Dựa vào kết quả bảng 4.6 cho thấy: độ tàn che của các trạng thái rừng tăng dần (0,35 ở trạng thái IIB đến 0,6 ở trạng thái IIIA2). Trạng thái IIB có độ
0 2 4 6 8 10 12 14
9,25 9,75 10,25 10,75 11,25 11,75 12,25 12,75 13,25 Hvn(m)
N(cây/ha)
fl fll
tàn che thấp nhất, do rừng đang bước đầu được phục hồi từ những cá thể cây còn sót lại thường không có giá trị kết hợp với những cây tái sinh ưa sáng mọc nhanh còn nhỏ nên có chỉ số đường kính tán bé. Còn trạng thái IIIA2 đã có thời gian phục hồi lâu hơn, các loài cây đã đạt được sự sinh trưởng cao hơn về tán nên trạng thái IIIA2 có độ tàn che cao nhất.