Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tại vùng đệm vườn quốc gia cát bà hải phòng (Trang 74 - 77)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Ảnh hưởng của một số nhân tố đến khả năng tái sinh tự nhiên dưới tán rừng

4.5.1. Giải pháp về kỹ thuật

Giải pháp kỹ thuật được coi là khâu cốt lõi để điều chỉnh hệ sinh thái rừng theo hướng có lợi. Một trong những nhân tố cần phải được coi trọng hàng đầu khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên trên núi đá vôi là lớp cây tái sinh dưới tán rừng. Như đã trình bày ở trên tái sinh rừng chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố khác nhau, song khống chế riêng một nhân tố để nghiên cứu quả là không dễ dàng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để điều tiết quá trình tái sinh tự nhiên cho phù hợp. Luôn luôn đặt vấn đề đảm bảo tái sinh rừng lên hàng đầu. Đây cũng là nội dung bắt buộc của một phương thức lâm sinh thực sự nhằm sử dụng bền vững tài nguyên rừng.

4.5.1.1. Lựa chọn loài cây mục đích để phát triển

Chọn loài cây mục đích: cây mục đích trong các chương trình phục hồi và phát triển rừng là cây phải phù hợp với mục đích kinh doanh, phù hợp với điều kiện lập địa tại khu vực nghiên cứu và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Khi chọn loài cây mục đích để phát triển cần chú ý đến số lượng các loài cây có giá trị, những loài cây mục đích phải được tăng lên, hạn chế phát triển các loài cây phi mục đích và các loài cây phù trợ phát triển theo một số lượng nhất định.

Dựa vào danh mục các loài thực vật tại khu vực nghiên cứu, đề đã lựa chọn và xác định những loài cây mục đích, phi mục đích để thúc đẩy quá trình tái sinh của rừng

Qua điều tra đánh giá, đề tài xác định loài mục đích, loài triển vọng và loài phi mục đích trong các trạng thái:

- Cây mục đích: Kim giao, Trám đen, Lát hoa, Trám chim, Chẹo tía, Lát hoa...

- Cây hỗ trợ: Phân mã, Trâm sánh, Trọng đũa tuyến ...

- Cây phi mục đích

Sau khi xác định được loài cây mục đích, cây hỗ trợ và cây phi mục đích, ta tiến hành thống kê mật độ các loài cây theo mục đích ở bảng

Bảng 4.20: Tỉ lệ số cây theo loài mục đích, loài hỗ trợ Trạng

thái

Số cây mục đích Số cây hỗ trợ Số cây phi mục đích

N/ha N% N/ha N% N/ha N%

IIB 74

32,31 64

27,95 91

39,74 IIIA1 49

24,14 111

54,68 43

21,18 IIIA2 43

23,50 116

63,39 24

13,11

Căn cứ vào QPN 14 - 92 số lượng cây mục đích phẩm chất đủ lớn (150 cây/ha) thì nên áp dụng các giải pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, còn nếu cây mục đích không đủ thì các giải pháp nhằm cải thiện tổ thành rừng, nâng cao tỉ lệ cây mục đích và cây triển vọng là cần thiết. Qua bảng ta thấy rằng tỉ lệ cây mục đích trong các trạng thái đều thấp vì vậy cần căn cứ vào đây để lựa chọn phương thức tác động cho phù hợp.

4.5.1.2. Giải pháp thúc đẩy tái sinh rừng

Tái sinh rừng có ảnh hưởng rất lớn từ độ tàn che và độ che phủ của rừng. Chính vì vậy việc điều tiết độ tàn che và độ che phủ của rừng là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất nhằm thúc đẩy quá trình tái sinh. Việc đưa ra các giải pháp điều chỉnh vào độ tàn che và độ che phủ của rừng ở mức độ thuận lợi nhất cho việc tái sinh rừng

Đối với những trạng thái có độ tàn che thấp ta giữ nguyên trạng, chỉ tiến hành phát dây leo, bụi rậm cho cây. Đối với trạng thái có độ tàn che cao tiến hành chặt những cây gỗ xấu và không có giá trị làm mở tán rừng tạo điều kiện thuận lợi cho cây con tái sinh.

Như vậy để điều chỉnh tổ thành rừng cho có nhiều loài cây mục đích cần tiến hành chặt và loại bỏ những cây phi mục đích và cây phù trợ hoặc trồng bổ sung những cây gỗ quý hoặc sử dụng biện pháp thúc đẩy tái sinh tự nhiên có tác động của con người...

Việc thúc đẩy tái sinh tự nhiên cho các trạng thái rừng làm thay đổi độ tàn che và che phủ tác động tới mật độ của tầng cây gỗ, chính vì vậy cần kết hợp cả hai yếu tố này sao cho hài hoà để biện pháp tác động vào rừng đạt hiệu quả cao nhất.

4.5.1.3. Giải pháp điều tiết tổ thành rừng

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ xung: Diện tích này khá nhiều đối với khu vực nghiên cứu. Đối tượng bao gồm những diện tích có cây gỗ rải rác và cây bụi có mật độ cây tái sinh mục đích có chiều cao > 50cm.

Biện pháp kỹ thuật là điều tra thiết kế khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, kết hợp trồng bổ xung; Tác động với các mức độ khác nhau tùy vào điều kiện cụ thể (với mức độ thấp thì quản lý bảo vệ là chính, với mức độ cao phát dọn thực bì, cuốc xới đất, tra dặm và trồng bổ xung...). Cần mở tán rừng trồng để tạo điều kiện cho cây tái sinh phát triển tốt hơn, nhanh chóng phục hồi rừng. Vấn đề trồng bổ sung một số loài cây bản địa để nhanh chóng thay thế rừng trồng thành rừng gần giống với tự nhiên, đòi hỏi chúng ta phải tiến hành trồng các loài cây phải phù hợp với điều kiện lập địa khu vực nghiên cứu.

Trồng bổ sung các loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao, trong quá trình cải tạo rừng cần giữ lại các loài cây gỗ tầng cao cũng như các loài cây tái sinh có giá trị.

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh: áp dụng các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ, có thể kết hợp trồng bổ sung một số loài cây đặc sản dưới tán rừng. Nếu là rừng sản xuất thì điều tiết tổ thành tầng cây cao để giảm bớt sự cạnh tranh, giảm bớt mật độ cây kém giá trị kinh tế, tạo điều kiện cho các loài cây có giá trị sinh trưởng và tái sinh, trồng bổ sung cây mục đích.

Điều tiết tổ thành tầng cây cao theo hướng tăng sản lượng cây gỗ có giá trị kinh tế, tỉa thưa và khai thác những loài cây không đáp ứng nhu cầu kinh tế, phòng hộ, tận dụng sản phẩm gỗ xây dựng, nguyên liệu giấy sợi, gỗ ván dăm (Kim giao,Chẹo tía, Thôi ba,..) và chất đốt phục vụ cho sinh hoạt đời sống của ngời dân. Làm giàu rừng bằng những loài cây có giá trị kinh tế như:

Trám, Nghiến, Lát hoa...

Tóm lại, biện pháp kỹ thuật tác động vào khu vực vùng đệm VQG Cát Bà chủ yếu là việc lựa chọn loại cây trồng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là giải pháp quan trọng để có một hệ sinh thái rừng bền vững, đa dạng về loài, phong phú về chất lượng, có khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường và có khả năng đem lại lợi ích cao nhất cho con người. Trong giải pháp kỹ thuật này chúng ta luôn chú trọng việc khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên bởi đây là giải pháp tạo ra rừng tự nhiên đa dạng về loài, khả năng chống chịu với điều kiện môi trường và sâu bệnh cao, lại đầu tư chi phí ít, tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tại vùng đệm vườn quốc gia cát bà hải phòng (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)