Chương 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Trị
3.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên:
3.1.1.1. Vị trí địa lý:
Tỉnh Quảng Trị thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có toạ độ địa lý 16018'13'' đến 17010' vĩ độ Bắc và 106030'51'' đến 107023'48'' kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình - Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế - Phía Đông giáp với biển Đông
- Phía Tây giáp các tỉnh Savanakhet, Salavan của CHDCND Lào.
Trên biển tỉnh Quảng Trị có huyện đảo Cồn Cỏ, cách đất liền khoảng 30 km về phía Đông, với diện tích tự nhiên 2,2 km2.
Diện tích tự nhiên của Quảng Trị tuy không lớn so với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ nhưng Quảng Trị có nhiều lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế, thể hiện qua những yếu tố sau:
+ Có các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường xuyên Á (Quốc lộ 9) được coi là hành lang Đông Tây nối Việt Nam - Lào - Thái Lan - Mianma và các nước khác trong khu vực, tuyến đường sắt Bắc - Nam, đường vận tải biển. Đây là những yếu tố thuận lợi để Quảng Trị mở rộng giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá với các vùng kinh tế trong nước và khu vực các nước ASEAN.
+ Quảng Trị có cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cửa khẩu quốc tế La Lay, cảng biển Cửa Việt, ga đường sắt Đông Hà, Quảng Trị là một trong những đầu mối lưu thông kinh tế - đời sống trong nước và Quốc tế.
+ Quảng Trị có địa hình đa dạng (cả vùng đồi núi, đồng bằng và ven biển), tài nguyên xã hội - nhân văn (cả vật thể và phi vật thể) khá phong phú (do đây là vùng
đất giao thoa, hội tụ của nhiều luồng văn hoá, chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sử dựng nước và giữ nước).
Có thể nói những lợi thế về vị trí địa lý của Quảng Trị sẽ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và gắn với an ninh quốc phòng.
3.1.1.2. Khí hậu:
Khí hậu Quảng Trị mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, do vị trí địa lý và các đặc điểm về địa hình, khí hậu Quảng Trị có diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp.
(1) Nhiệt độ:
Lượng nhiệt tương đối cao, tổng tích nhiệt trung bình năm bình quân 9.0000C, miền núi Khe Sanh thấp nhất nhưng cũng đạt tới 8.0000C. Nhiệt độ trung bình năm từ 23-250C, vùng đồng bằng nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 6 đến tháng 7) khoảng 350C, có ngày nhiệt độ lên trên 400C, tháng thấp nhất (tháng 1 và tháng 12) khoảng 180C có khi xuống tới 8-90C.
(2) Chế độ ẩm:
Độ ẩm không khí trung bình năm 85%, phân thành 2 mùa rõ rệt: Vùng đồng bằng mùa khô nóng kéo dài 4 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình từ 70 - 80% và đạt cực tiểu vào tháng 7 xuống 65 - 70%. Độ ẩm tăng nhanh khi bước vào mùa mưa và duy trì ở mức cao, với độ ẩm trung bình từ 85 - 90%; Trong khi đó ở Khe Sanh mùa mưa từ tháng 5-11 nên ẩm độ không khí cao (83-85%).
(3) Chế độ mưa
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước kéo dài đến tháng 2 năm sau, đạt cực đại vào tháng 10, 11, chiếm 70% lượng mưa năm. Từ tháng 3 đến tháng 7 lượng mưa ít nhất, tổng lượng mưa trong thời kỳ này chỉ chiếm dưới 30% lượng mưa năm.
Tổng lượng mưa bình quân năm từ 2.300 - 2.700mm ở vùng đồng bằng và 1.800- 2.000mm ở vùng núi. Tháng 10 có lượng mưa cao nhất thường đạt trên 600mm/tháng. Mưa tiểu mãn thường xảy ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 5, lũ sớm xảy ra cuối tháng 8 đầu tháng 9.
Miền núi Hướng Hóa mưa tập trung 6 tháng (tháng 5-10) chiếm 85-90% lượng mưa cả năm làm đất bị xói mòn, rửa trôi, nhưng mùa khô thường gây ra hạn nặng.
(4) Chế độ gió
Quảng Trị là một trong những vùng chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa chính:
Gió mùa Tây Nam (gió Lào) thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8 với tần suất xuất hiện từ 50 đến 60% và gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, với tần suất xuất hiện từ 40 - 50%.
(5) Bão
Hàng năm mưa bão thường bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 11. Do vị trí địa lý tiếp giáp với biển, bão thường xuất hiện với cường độ lớn, kéo theo triều cường nên khả năng gây thiệt hại do bão đối với sự phát triển nông lâm nghiệp và đời sống nhân dân thường rất lớn.
3.1.1.3. Tài nguyên đất đai:
(1) Hiện trạng sử dụng đất:
Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện trạng sử dụng đất phân theo mục đích sử dụng như sau :
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Trị năm 2008
Các loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên
1. Đất nông nghiệp - Đất sản xuất NN
- Đất lâm nghiệp (có rừng) - Đất trống lâm nghiệp 2. Đất phi nông nghiệp 3. Đất chưa sử dụng
474.415 404.591 74.465 210.852 119.274 40.827 28.997
100,00 85,28 15,70 44,44 25,14 8,61 6,11
3.1.1.4. Địa hình:
Với nền địa hình phân hoá theo dọc kinh tuyến có độ cao giảm dần từ Tây sang Đông và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam đã hình thành những vùng kinh tế xã hội đặc trưng tương đối khác biệt: Vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng ven biển.
3.1.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng:
Theo hệ thống phân loại định lượng của FAO-UNESCO trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000, tỉnh Quảng Trị có 11 nhóm đất (Major soil grouping), 32 đơn vị đất (soil units) và 54 đơn vị phụ (soil subunits). Do đặc điểm phát sinh và sử dụng khá đa dạng nên cần hết sức lưu ý trong quá trình bố trí hệ thống sản xuất lâm - nông nghiệp và quy hoạch sử dụng đất của Tỉnh.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội:
3.1.2.1. Dân cư, phân bố dân cư, dân trí:
(1) Dân số, dân tộc và sự phân bố theo địa bàn:
Dân số toàn Tỉnh năm 2009: 599.221 người; Cơ cấu dân số: Nữ: 303.425 người (chiếm tỷ lệ 50,64%), Nam: 295.796 người (chiếm tỷ lệ 49,36%).
Dân cư Quảng Trị bao gồm cộng đồng các dân tộc: Kinh, Vân Kiều, Pa Cô...
Dân tộc Kinh chiếm 91,4%, Vân Kiều 6,7%, Pa Kô 1,8%, các dân tộc khác 0,1%.
Trong đó đồng bào các dân tộc ít người tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi (Hướng Hoá, Đakrông) và một số xã thuộc miền núi của huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ.
(2) Phân bố lực lượng lao động:
Tổng số lao động hiện có trong toàn Tỉnh năm 2009: 246.390 người, trong đó lao động nữ 134.868 người chiếm tỷ lệ 54,08% lực lượng lao động. Lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm gần 58% lực lượng lao động hiện nay.
3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế chung của Tỉnh, các vùng trong tỉnh và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thời kỳ 2006 - 2009 kinh tế Quảng Trị có nhịp độ tăng trưởng bình quân 11,5%/năm (cao hơn thời kỳ 2000 - 2005: 3,0%), trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản 5,2%/năm; của ngành công nghiệp - xây dựng 25,1%/năm và của ngành dịch vụ 8,4%/năm (theo giá so sánh).