Chương 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.2 Hiện trạng lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị
3.2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng và tình hình sử dụng đất lâm nghiệp: 1. Hiện trạng tài nguyên
3.2.2.3. Khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ hàng hoá lâm sản
- Đối với rừng tự nhiên: Do diện tích và chất lượng rừng tự nhiên ngày càng suy giảm, chủ trương khai thác gỗ từ rừng tự nhiên được hạn chế dần qua các năm.
Sản lượng gỗ khai thác từ 4.000- 5.000 m3 các năm 1991 - 1993 nay giảm xuống còn 2.000 m3 (năm 2006), tiến tới đóng cửa rừng tự nhiên sau năm 2007.
- Đối với rừng trồng: Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng qua các năm.
Nguồn khai thác chủ yếu từ rừng trồng của các Chương trình PAM trước đây, cây trồng phân tán trong dân, cây vành đai ở các vùng trồng cây công nghiệp.
(2) Chế biến Lâm sản: Toàn tỉnh hiện có 30 cơ sở chế biến gỗ và hàng trăm rạp mộc; Sản phẩm chủ yếu là đồ gia dụng trong gia đình và gỗ xây dựng cơ bản, không có hàng hoá tham gia xuất khẩu.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng Nhà máy ván sợi ép (MDF) với công suất 60.000 m3 sản phẩm/năm, nhà máy đã hoạt động từ năm 2005.
Đối với lâm sản ngoài gỗ: Các lâm trường hiện nay đang tiến hành khai thác nhựa thông. Sản lượng nhựa khai thác hàng năm gia tăng. Năm 2000 lượng nhựa khai thác được 200 tấn, năm 2003 khai thác được 450 tấn, năm 2006 đến nay khai thác 3.000 tấn. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh, hàng năm khai thác khoảng 1.000 tấn song mây và 6.000 - 7.000 tấn tre nứa tiêu thụ trên thị trường của tỉnh và các tỉnh bạn.
Hình 3.1: Bản Đồ hiện trạng rừng tỉnh Quảng Trị năm 2010
3.3. Một số thông tin tổng quát về thôn Làng cát : 3.3.1. Vị trí địa lý:
Thôn Làng Cát nằm dọc theo đường Quốc Lộ 9 với chiều dài 7 km theo trục đường và cách trung tâm huyện Đakrông 15 km về phía Tây Bắc.
3.3.2. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình, địa thế: Thôn Làng Cát có địa hình đồi núi cao, độ chia cắt địa hình tương đối lớn bới các khe suối và thung lũng nhỏ hẹp. Độ cao trung bình từ 200 m đến 300 m, độ cao tương đối khoảng 250m. Địa hình khá thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp. Làng Cát được định cư trên một thung lũng nên có điều kiện tập trung dân cư và sản xuất ruộng lúa, có 20 ha đất ẩm có thể khai hoang thành vùng sản xuất lúa nước khi có công trình thuỷ lợi nhỏ.
- Khí hậu:
+ Nhiệt độ trung bình trong thôn là 25-260c, nhiệt độ tối cao tuyệt đối từ 39- 410c, tối thấp tuyệt đối từ 9-100c vào mùa mưa.
+ Lượng mưa trung bình năm dao động từ 2.300-2.500 mm. Luợng mưa phân bố không đều trong năm. Mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 11, thường chiếm tới 85%
lượng mưa cả năm.
+ Độ ẩm trung bình năm là 85%, các tháng có độ ẩm thấp nhất 6,7,8 thường từ 70-72%.
+ Thủy văn: thôn có khe suối chảy qua và có hệ thống các khe nhỏ đổ vào khe lớn. Hệ thống khe suối này có tác dụng rất lớn phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân trong vùng.
3.3.3. Kinh tế-xã hội thôn Làng Cát.
- Sản xuất nông lâm nghiệp chiếm vai trò chủ đạo, trong sản xuất lương thực chủ yếu là canh tác nương rãy (trên 95%), chỉ sản xuất 1 vụ nhờ vào nước trời, tập trung trong các tháng 5-11 hàng năm. Sản xuất lúa nước được người dân trong thôn học hỏi áp dụng trong 5 năm qua với diện tích khoảng 5 ha và có thể làm từ 1-2 vụ, năng suất ruộng khoảng từ 30-40 tạ/ha/vụ. Ngoài sản xuất lâm nghiệp người dân trong thôn vẫn có thu nhập bổ sung bằng các nguồn lâm sản ngoài gỗ (lá nón, song
mây, lá cọ). đã có trên 5 hộ đào ao thả cá (Trắm cỏ, Rô phi đơn tính,Cá chép...) với diện tích từ 200-400 m2/ao. Ngoài ra, trong thôn có một số gia đình kinh doanh buôn bán nhỏ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng, nguồn thu nhập này đủ hỗ trợ cho các thành viên trong gia đình sinh sống.
- Cơ sở văn hoá xã hội trong thôn có một trường Tiểu học, với 5 lớp. Hệ thống điện thắp sáng đủ cho tất cả các hộ trong thôn sử dụng. Các Chương trình 134, 135 đã hỗ trợ các điều kiện hạ tầng về nông thôn, trong đó có nước sinh hoạt đến cộng đồng dân cư nên hầu hết người dân có nước ăn, nước tắm giặt tại thôn.
- Thôn Làng Cát có 778 nhân khẩu, 142 hộ trong đó chủ yếu là dân tộc Bru Vân Kiều, chiếm tới 100%. Tỷ lệ tăng dân số khoảng trên 1,5%. Lao động trong thôn chủ yếu là lao động nông nghiệp
3.3.4. Hiện trạng tài nguyên rừng cộng đồng thôn Làng Cát
- Hiện trạng sử dụng đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của thôn là 1.949 ha.
Trong đó: Diện tích đất lâm nghiệp là: 1.159 ha, chủ yếu là rừng sản xuất và đất trống, đất sản xuất nông nghiệp là 67,2 ha. Rừng tự nhiên thuộc loại lá rộng thường xanh, được quy hoạch thành rừng sản xuất.
Rừng đã bị tác động mạnh, trạng thái rừng trong thôn chủ yếu là IA và IB (đất trống) và IC (có cây tái sinh). Các trạng thái IIA, IIB có tỷ lệ diện tích đáng kể trong khu vực. Trạng thái IIIA1, IIIA2, IIIA3 được phân bố xa khu dân cư với các lô rừng còn khả năng cung cấp gỗ.
Bảng 3.3. Hiện trạng tài nguyên rừng thôn Làng Cát Tiểu
khu Khoảnh Tên lô Diện tích (ha)
Trạng thái
Trữ lượng (m3)
Ha Lô
699 5
1/ Pa chố 1 11,0 IIb 60,3 663,4
2/ Pa chố 4 13,0 IIIa3 158,4 2.060,2 3/ Pa chố 5 18,2 IIIa3 117,3 2.135,1
4/ Pa chố 2 6,6 IIIa1 44,9 296,45
5/ Pa chố 3 8,6 IIb 67,12 577,28
6/ A la 1 24,6 IIa 55,1 1.354,1
7/ A la 2 8,0 IIB 75,2 602,08
8/ A la 3 15,0 IIIa1 105,6 1.584,92
9/ A la4 25,0 IIIa2 116,3 3.009,4
NR=10 (đan xen)
Tổng cộng 130,0 12.264,6
Hình 3.2: Bản đồ hiện trạng giao rừng cộng đồng thôn Làng cát- xã Đakrông- huyện Đakrông- Quảng Trị
Chương 4