Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng thôn Làng cát xã Đakrông, huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị
4.2.3. Lập Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng thôn Làng cát
(1) Kế hoạch bảo vệ rừng:
Kế hoạch bảo vệ rừng tập trung vào việc tổ chức và triển khai cộng đồng bảo vệ 9 lô rừng với diện tích 130 ha và xây dựng các bảng biểu, quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.
Bảng 4.8: Kế hoạch bảo vệ rừng cộng đồng thôn Làng cát
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Khoảnh Tên lô
Diện tích lô
(ha)
Bố trí thời gian
thực hiện Hoạt động Ước tính chi phí
2012 2013 2014 2015 2016 Công Chi phí(đ) Nguồn vốn(đ)
5
1/ Pa chố 1 11,0 - Chia 14
nhóm hộ bảo vệ rừng - Mỗi tuần kiểm tra 1 lần
30đ/ha /năm
Thể hiện trong quy ứơc bảo về và phát triển rừng cộng đồng thôn
Dự án hỗ trợ(và nguồn thu bổ
sung quỹ)
2/ Pa chố 4 13,0
3/ Pa chô 5 18,2
4/ Pa chố 2 6,6
5/ Pa chố 3 8,6
6/ A la 1 24,6
7/ A la 2 8,0
8/ A la 3 15,0
9/ A la 4 25,0
Ước tính chi phí hàng năm 3.900 3.900 3.900 3.900 3.900
Cộng 130 Tổng chi phí 19.500.000
Qua bảng 4.8 cho thấy: Lập 14 tổ tuần tra, mỗi tổ/nhóm khoảng 10 người, bao gồm tất cả 142 hộ gia đình. Mỗi tổ chịu trách nhiệm tuần tra một tháng, mỗi tổ chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm tuần tra 1 lần/tuần. Lập 1 biển báo tại đầu và cuối đường đi qua rừng cộng đồng của thôn. Tuyên truyền và phổ biến các kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng trong các cuộc họp thôn, trong trường học và phát thanh.
Như vậy chi cho 14 nhóm tuần tra bảo vệ rừng thường xuyên (130 ha x 30.000 đ/năm) = 3.900.000đồng
(2) Kế hoạch trồng rừng và nuôi dưỡng rừng:
a) Kế hoạch trồng rừng:
Do rừng giao cho thôn hầu hết là rừng gỗ từ nghèo, đến trung bình và giàu, hiện có khoảng 10 ha nương rẫy của 10 hộ gia đình trong thôn nằm (đan xen) giữa diện tích rừng được giao và đang được Ban quản lý rừng thôn vận động giao lại cho cộng đồng để trồng rừng. Dự kiến năm 2012 các diện tích nương rẫy này sẽ giao lại cho thôn, kế hoạch trồng rừng thể hiện ở bảng 4.9 sau:
Bảng 4.9: Kế hoạch trồng rừng thôn Làng Cát
Năm Tên
lô Diện tích lô (ha)
Loài cây trồng
Hoạt động
Ước tính chi phí
Công Chi
Phí (đ)
Nguồn vốn (đ)
2012 7- Ala2
1,0-2,0 ha
Uơm 1000-1500 cây
Huỷnh/Trường ( bứng cây từ rừng)
Mua ô roa, làm giàn, túi bầu, rào che, công chăm sóc
60 công
3 triêu Dự án hỗ trợ (và nguồn thu bổ sung quỹ)
2013 7- Ala2
1,0-2,0 ha Huỷnh/
Trường
- Xử lý thực bì -Trồng, chăm sóc
- Mua hạt giống, xử lý thực bì + hạt giống, tra hạt, chăm sóc
100/
năm
3 triệu (trồng Huỷnh,
Trường) 2 triệu
(Keo)
Dự án hỗ trợ (và bổ sung) 1,0- 2,0 ha Keo
gieo hạt thẳng
2014 8- Ala3
2,0 ha Keo gieo hạt thẳng
Mua hạt giống, chậu, xử lý hạt;
Xử lý thực bì Tra hạt, chăm sóc
10/năm 4 triệu
(Keo) Dự án hỗ trợ (và bổ sung)
2015
6- Ala1
3,0 ha Keo gieo hạt thẳng
Mua hạt giống, chậu, xử lý hạt;
Xử lý thực bì, Tra hạt, chăm sóc
10 /năm
6 triệu (Keo)
Dự án hỗ trợ (và bổ sung)
2016
4-Pa chố 2
5-Pa chố 3
1,5 ha 1,5 ha
Keo gieo hạt thẳng
Mua hạt giống, chậu, xử lý hạt;
Xử lý thực bì Tra hạt, chăm sóc
10 /năm
6 triệu (Keo)
Dự án hỗ trợ (và bổ sung)
Cộng 10 ha 21 triệu
Qua bảng 4.9 cho thấy:
- Kế hoạch trồng rừng của thôn Làng cát trong 5 năm với diện tích là: 10ha - Chi phí cho kế hoạch trồng rừng trong 5 năm được dự án hỗ trợ: 21.000.000 đồng. Bố trí thời gian thực hiện như sau:
+ Năm 2012 : Tiến hành ươm cây Huỷnh/Trường để trồng rừng trên lô 7 - Ala 2, mất 30 công, dự tính 1.500.000đ dự án hỗ trợ.
+ Năm 2013: Tiến hành trồng rừng trên lô 7 - Ala2 là 2ha (trồng cây Huỷnh/Trường 1ha, cây keo tai tượng 1ha), dự tính 5.000.000 đồng.
+ Năm 2014: Tiến hành trồng rừng trên lô 8 - Ala3 là 2ha keo tai tượng, dự tính 4.000.000 đồng.
+ Năm 2015: Tiến hành trồng rừng trên lô 6 - Ala1 là 3ha keo tai tượng, dự tính 6.000.000 đồng.
+ Năm 2016: Tiến hành trồng rừng trên lô 4 - Pa chố 2 và lô 5 - Pa chố 3 là 3ha keo tai tượng, dự tính 6.000.000 đồng.
b) Kế hoạch nuôi dưỡng rừng:
Tiến hành trên diện tích 44,2 ha rừng cộng đồng của thôn. Theo phương thức ươm cây rừng, gieo ươm cây keo tai tượng, xử lý hạt giống, xử lý thực bì, đào hố trồng, chăm sóc.
Bố trí địa điểm nuôi dưỡng hàng năm theo nguyên tắc gần trước xa sau, dễ trước khó sau.
Bảng 4.10: Kế hoạch nuôi dưỡng rừng cộng đồng thôn Làng cát
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Năm Tên lô
Diện tích
lô (ha)
Loài cây trồng
Hoạt động
Ước tính chi phí Công
Chi Phí (đ)
Nguồn vốn
(đ)
2012 Lô 6- Ala1
24,6
Uơm 500-1.000 cây Huỷnh/Trường tại thôn, mua túi bầu, phân bón, ô roa, rào, chăm sóc
30 1.500 Dự án hỗ trợ (và nguồn
bổ sung) 2013
- 2014
Lô 6- Ala1
1,0-2,0 ha
Huỷnh/
Trường
-Đào hố trồng Huỷnh /Trường -Mua hạt giống Xử lý hạt Xử lý thực bì Tra hạt, chăm sóc
100 năm
14.460 Dự án hỗ trợ (và nguồn
bổ sung)
21,6 ha (24,6
ha)
Keo gieo hạt thẳng 2015
- 2016
lô 1- Pa chố 1 lô 5-Pa
chố 3
11,0 ha 8,6 ha
Keo gieo hạt thẳng
Mua hạt giống Xử lý hạt giống Xử lý thực bì Tra hạt, chăm sóc
10 năm 11.760 Dự án hỗ trợ (và nguồn
bổ sung)
Cộng 44,2 Cộng 27.720
Qua bảng 4.10 cho thấy dự kiến thực hiện 30-50% diện tích (10-15 ha/44,2 ha) trong 5 năm (2012 - 2016)
Hoạt động chủ yếu: Ươm cây rừng, gieo ươm cây keo tai tượng, mua túi bầu, phân bón, ô roa,mua hạt giống, xử lý hạt giống, tra hạt, xử lý thực bì, đào hố trồng, chăm sóc. Dự tính tổng chi phí cho kế hoạch nuôi dưỡng rừng trong 5 năm được dự án hỗ trợ: 27.720.000 đồng. Bố trí thời gian thực hiện như sau:
- Năm 2012 : tiến hành ươm cây Huỷnh/Trường để nuôi dưỡng trên lô 6-Ala1 là 24,6ha mất 30 công, dự tính 1.500.000 đồng dự án hỗ trợ.
- Năm 2013 - 2014: tiến hành nuôi dưỡng trên lô 6-Ala1 là 24,6 ha (Huỷnh/Trường 3ha, keo tai tượng 21,6) mất 149 công, dự tính 14.460.000 đồng dự án hỗ trợ.
- Năm 2015 - 2016: tiến hành nuôi dưỡng trên lô 1- Pa chố 1 và Lô 5 - Pa chố 3 là 24,5 ha mất 135 công, dự tính 11.760.000 đồng dự án hỗ trợ.
(3) Kế hoạch khai thác lâm sản ngoài gỗ:
Các sản phẩm ngoài gỗ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cộng đồng;
Một số sản phẩm là nguồn thức ăn quan trọng, ngoài ra có nhiều sản phẩm giúp cải thiện đáng kể thu nhập của người dân.
Do việc quản lý và sử dụng không hợp lý nên nguồn lâm sản ngoài gỗ hiện đã bị cạn kiệt. Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm này thường là phụ thuộc vào những người từ bên ngoài đến thu mua tại thôn. Thực tế cho thấy, các lâm sản ngoài gỗ như song, mây...được mua tập trung thành từng đợt. Điều này sẽ làm cho một loại sản phẩm nào đó sẽ bị khai thác kiệt theo yêu cầu của người mua.
Theo kết quả điều tra cho thấy nguồn thu lâm sản ngoài gỗ trong rừng cộng đồng của thôn nếu có kế hoạch quản lý, khai thác hợp lý thì vẫn đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người dân trong thời gian nuôi dưỡng rừng. Trong đó cây mây có thể cho thu hoạch cả năm, là nguồn lâm sản ngoài gỗ thay thế sản phẩm từ gỗ (làm bàn ghế, đồ gia dụng…)
Qua thảo luận người dân trong thôn, các vấn đề nảy sinh trong việc sử dụng và quản lý lâm sản ngoài gỗ được tổng hợp trong bảng 4.11:
Bảng 4.11: Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng lâm sản ngoài gỗ thôn Làng cát
Vấn đề Thuận lợi Đề xuất
- Do khai thác quá mức nên nguồn tài nguyên trong rừng tự nhiên đã bị cạn kiệt.
- Do người dân săn bắt, thu hái trái phép trong khu rừng đã giao.
- Có kinh nghiệm trong việc thu hái các loại sản phẩm.
- Có nguồn tài nguyên tại chỗ.
- Làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa: Mây, tre, gỗ quý.
- Chính quyền hỗ trợ cho cộng đồng trong việc ngăn chặn nạn khai thác, săn trộm.
Bảng 4.12: Kế hoạch khai thác lâm sản ngoài gỗ rừng cộng đồng thôn Làng cát Loại
LSNG Loài Công
dụng
Tên lô khai thác
Mùa khai thác
Dự kiến số lượng
Tổ chức khai thác
Dược liệu
Sâm cau Thuốc bổ Tất cả 8
lô Cả năm Theo nhu
cầu Hộ gia đình TengraTeng Chữa đau
răng -nt- -nt- -nt- -nt-
Sa nhân Chữa phong thấp
Lô 6,7,8 Hè -nt- -nt-
Củ một Chữa viêm gan
Tất cả 8
lô Cả năm -nt- -nt-
Dây CuTiang
Chữa đau
bụng -nt- -nt- -nt- -nt-
Bông bạc Thuộc bổ -nt- -nt- -nt- -nt-
Thực phẩm
Củ mài Thức ăn -nt- Mùa
xuân -nt- -nt-
Măng Thức ăn -nt- Mùa hè -nt- -nt-
Đoạc Thức ăn -nt- Cả năm -nt- -nt-
Gia dụng
Lá nón Làm nón -nt- -nt- -nt- -nt-
Mây, song Bàn ghế -nt- -nt- -nt- -nt-
Nứa,giang Rổ rá -nt- -nt- -nt- -nt-
(Nguồn: Ban quản lý RCĐ thôn Làng cát)
Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát và tổng hợp các loại lâm sản ngoài gỗ. Tiến hành khai thác trên toàn bộ diện tích của rừng cộng đồng, các loại lâm sản ngoài gỗ như: Các loại dược liệu (Sâm cau; TengraTeng; Sa nhân; Củ một; Dây CuTiang; Bông bạc…), các loại thực phẩm (Măng; Củ mài; Đoạc…), gia dụng (Lá nón; Mây, song ; Nứa,giang …).
4.2.4. Xây dựng bản đồ quản lý rừng cộng đồng - Căn cứ xây dựng:
+ Bản đồ hiện trạng rừng cộng đồng thôn Làng cát.
+ Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng đã được xây dựng và cộng đồng thôn Làng cát đã thông qua.
Hình 4.1: Bản đồ phương án giao rừng cộng đồng thôn Làng Cát
4.3. Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn: