CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN TRIẾT HỌC KHỔNG TỬ
1.3 Khái quát sự phát triển triết học Khổng Tử
Căn cứ vào những biến đổi trong nội dung học thuyết của Nho giáo, quá trình phát triển của Nho giáo được chia làm 3 giai đoạn: Nho giáo trước thời Tần, ( Nho giáo tiền Tần), Nho giáo dưới thời nhà Hán (Hán nho) và Nho giáo dưới thời nhà Tống (Tống nho).
Thời Xuân thu Khổng Tử đã sang định và giải thích bộ lục kinh gồm: Kinh thi, Kinh thư, Kinh lễ, Kinh dịch, Kinh Xuân Thu, Kinh nhạc. Về sau, Kinh nhạc bị thất lạc nên chỉ còn 5 bộ kinh được gọi là ngũ kinh: Ngũ kinh là bộ sách được Khổng Tử hệ thống hóa những tư tưởng, tri thức đời trước và quan điểm của ông với những nội dung chủ yếu sau:
Kinh dịch: Giải thích bản chất của thế giới từ quan điểm âm dương và ngũ hành.
Kinh thư: Là bộ niên sử qua các triều đại.
Kinh thi: Là bộ siêu tầm tuyền thuyết, ca dao có tính chất văn học dân gian.
Kinh lễ: Gồm Chu lễ, nhi lễ, lễ kí.
Kinh Xuân Thu: Là toàn bộ niên sử tư tưởng của Khổng Tử thể hiện quan điểm của ông về đường lối chính trị qua các triều đại lịch sử.
Bên cạnh những tư tưởng phục hưng lễ nhà Chu, Khổng Tử luôn suy nghĩ về vấn đề là làm sao cho xã hội Trung Quốc bấy giờ được ổn định và biện pháp của ông là khôi phục lại đức trị và lễ trị thời Tây Chu, để thực hiện lý tưởng đó, ông đã xây dựng nên học thuyết nhân, lễ, chính danh.
Sau khi Khổng Tử mất các môn đệ của ông tiếp tục phát triển học thuyết Nho giáo thành lập một trường phái lớn lúc bấy giờ, tiêu biểu là Tăng Tử, Mạnh Tư, Tuân Tử… những người có công lớn trong việc bảo vệ Nho giáo và đưa nhiều tư tưởng mới vào hệ tư tưởng của Nho giáo. Các học trò của ông tập hợp lời dạy của thầy là soạn ra cuốn luận ngữ, trong luận ngữ, cũng một chữ Nhân, chữ Hiếu, chữ Chính nhưng mỗi
nơi có một cách giải thích mỗi khác vì cách dạy dỗ họ trò của Khổng Tử khác nhau ở từng người.
Tiếp đó, học trò xuất sắc của Khổng Tử là Tăng Sâm còn gọi là Tăng Tử diễn giải những lời dạy của thầy truyền lại mà soạn ra cuốn Đại học. Tăng Tử đem các lời dạy trong Kinh thi và Kinh thư rồi diễn rõ ý của Khổng Tử mà dạy cho học trò. Sau khi ông mất học trò của ông chép ra 10 chương nữa, 4 chương đầu gồm 3 cương lĩnh là minh minh đức, thân dân, chỉ ư, chí thiện, còn 6 chương sau nói về 8 điều mục là cách vật, trí thi, thành ý, chí tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
Nói tóm lại, chủ đích của sự học của người ta là đem cái đức sáng của trời phú mà sửa mình cho hoàn toàn rồi mới trị được người, muốn sửa mình thì phải chính tâm, thành ý và trí tri. Đã trí tri là cách vật, khi đã trí tri và cách vật thì ý thành, tâm chính, tức là sửa được thân, thân đã sửa được thì có thể tề gia, trị quốc bình thiên hạ. Vậy, trước sau phải lấy sự sửa mình là làm gốc. Sửa mình để trị nước và bình thiên hạ [17, tr 219].
Tiếp theo đó, học trò của Tăng Tử là Khổng Cấp (cháu nội Khổng Tử) còn gọi là Tử Tư viết ra sách Trung dung. Sách Trung dung bàn về chủ nghĩa chấp trung của thánh hiền đời xưa và thuật lại lời dạy của Khổng Tử.
Trung dung nói về đạo của thánh nhân căn bản của trời, rồi diễn giải hết mọi lý lẽ khiến người ta phải giữ mình cho kính cẩn trong khi hành động và khi lặng một mình. Suy cái lý ấy và đến sự nhân nghĩa, để khiến cho cả thiên hạ được bình trị và lại tán dương cái công hiệu của đạo lý ấy cho đến chỗ tinh thần vô danh, vô sắc mới thôi [12, tr 244].
Sang thời Chiến quốc, trường phái triết học Nho gia xuất hiện nhà tư tưởng tiêu biểu đó là Mạnh Tử, Mạnh Tử tên thật là Kha, Tự là Dư, người đất Châu nước Lỗ, ông là học trò của Tử Tư. Mạnh Tử đã kế thừa trực tiếp tư tưởng của Tử Tư và Tăng Sâm, ông đi sâu tìm hiểu bản tính con người trên cơ sở đạo nhân Khổng Tử và đề ra thuyết tính thiện. Bàn về sự học của Mạnh Tử chủ yếu giữ bản tâm cho tinh thuần, không để tư dục làm mai một mất cái tính chí thiện của trời đã phú cho. Kẻ học giả theo được cái tông chỉ ấy là người quân tử có cái đức lớn, hiểu được thiện lý, cốt gây thành cái tâm rất sâu xa, cái tính rất mạnh mẽ khiến người ta ở vào địa vị nào, hay cảnh ngộ nào cũng giữ được phẩm giá tôn quý. Những tư tưởng của Mạnh Tử sau này được các học trò của ông chép lại thành cuốn Mạnh Tử.
Sau Mạnh Tử khoảng 40 đến 50 năm, xuất hiện nhà triết gia Tuân Tử, ông tên Huống, Tự là Khanh người nước Triệu. Theo ông bản tính con người vốn ác tính, ông coi thế giới khách quan có quy luật riêng và theo ông sức người có thể thắng trời.
Năm 221 tr. CN nhà Tần diệt Tệ kết thúc cục diện Chiến quốc, theo đó nhà Tần tiến hành chế độ cai trị hà khắc theo đường lối pháp gia, Tần Doanh Chính hoàn toàn xóa bỏ nhà Chu, đồng thời xóa bỏ học thuyết Nho giáo, ông còn ra lệnh đốt sách, chôn nho. Học thuyết của Khổng Tử bước vào thời gian bị chìm lắng.
Đến năm 206 tr. CN Lưu Bang giành chính quyền từ tay nhà Tần, lập ra nhà Hán, tiếp tục duy trì chế độ quân chủ chuyên chế theo gương nhà Tần. Nhưng khác với nhà Tần, các tầng lớp thống trị của nhà Hán đã thấy được khả năng to lớn của Nho giáo trong việc bảo vệ triều đại mình, họ thấy rằng học thuyết của Khổng Tử có thể giúp vua nhà Hán có sự trung thành tuyệt đối từ phía nhân dân. Do đó, nhà Hán rất coi trọng học thuyết Nho giáo và đưa nó lên vị trí độc tôn.
Đổng Trọng Thư (180 - 105 tr. CN) là nhà triết học duy tâm tôn giáo thời Tây Hán bằng sự tô vẽ thêm của ông, thời kỳ này là một tầng lớp quan liêu Nho giáo ra đời để phục vụ cho chính quyền phong kiến nhà Hán. Có thể nói đến giai đoạn này Nho giáo đã trở thành một trào lưu tư tưởng chủ đại của Trung Hoa, dưới bàn tay của Đổng Trọng Thư học thuyết của Nho giáo được khuyếch trương và thậm chí bị xuyên tạc những yếu tố duy tâm thần bí với những mặt hạn chế trong triết học Khổng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử, của phái Âm dương, Ngũ hành và các trường phái khác để nhào nặng nên một trường phái Nho giáo mới mang nặng màu sắc chính trị, duy tâm, tôn giáo khắc nghiệt nhằm phục vụ cho mục đích cai trị của giai cấp cầm quyền.
Đổng Trọng Thư phân chọn sách vở kinh điển thành 5 loại gọi là ngũ kinh (Kinh thư, Kinh thi, Kinh lễ, Kinh dịch, Kinh Xuân Thu). Ngoài ra, ông còn nêu lên thuyết Thiên nhân hợp nhất và cho rằng mọi vật trên thế gian đều do trời quyết định.
Kể từ đây Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa suốt 2000 năm.
Năm 960 nhà Đường mất, nhà Tống lên thay, đây là thời kỳ mà học thuyết Nho giáo được bổ sung nhiều nhân tố của đạo Phật và đạo Lão. Và cũng đến thời Tống thì Đại Học và Trung Dung được tách khỏi Lễ ký cùng với Luận ngữ và Mạnh Tử hình thành nên tứ thư.
Nho giáo triều Tống gắng liền với các tên tuổi như Chu Hy còn gọi Chu Tử, Trình Hạo, Trình Di cùng học thuyết Lý học phục vụ cho giai cấp thống trị đương thời. Lý học là một hệ thống tư tưởng triết học duy tâm khách quan. Trong đó, Lý là khái niệm rằng: Lý là tuyệt đối, vĩnh viễn không thay đổi, là cơ sở tồn tại của thế giới.
Lý còn có thể tồn tại tách rời sự vật, có trước sự vật là nơi cái tuyệt đối, trừu tượng. Và theo đó, họ vận dụng học thuyết lý học vào xã hội để chỉ cái lý trong quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng - vợ. Bên cạnh đó, họ còn quan niệm rằng luân lý đạo đức của giai cấp thống trị phong kiến là căn nguyên sơ khởi của thế giới để nhằm biến chúng thành luân lý có tính tuyệt đối, có giá trị vĩnh cửu nhằm vào đó để tạo ra căn cứ luận và thế giới quan biện hộ cho chế độ phong kiến. Đó là cốt lõi của lý học, là nội dung tư tưởng của chế độ Tống nho, tư tưởng này tồn tại một thời gian khá dài từ đời Tống cho đến đời Minh – Thanh.
Tóm lại, Nho giáo hình thành ở Trung Quốc trước khi Khổng Tử ra đời, Khổng Tử từng nói: “Thuật nhi bất tác” (tôi chỉ thuật lại chứ không sáng tác những gì cả), [24, tr 18] Khổng Tử là người có công trong việc hệ thống hóa những tư tưởng có sẵn từ thời Tây Chu trở về trước và nâng nó lên thành học thuyết chính trị - xã hội, bên cạnh đó, còn kể đến vai trò của ông trong việc giáo dục và đào tạo nhiều thế hệ học trò giỏi, uy tín lớn đối với nhân dân và thành lập học thuyết đáp ứng được nhu cầu của thời đại lúc bấy giờ.