CHƯƠNG 2: SỰ KHÁC NHAU GIỮA MẠNH TỬ VÀ TUÂN TỬ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC KHỔNG TỬ
2.3 Sự khác nhau giữa Mạnh Tử, Tuân Tử và Khổng Tử
- Điểm khác nhau giữa Khổng, Mạnh, Tuân trong quan niệm về trời: Tuân Tử cho trời là tự nhiên. Khổng, Mạnh coi trời là vị chủ tể có “nhân cách” là “nghĩa lý”
và “hợp nhất”, “hợp đức” với người, Khổng, Mạnh hòa trời với người làm một, còn Tuân thì đặt người ở vị trí đối lập với trời… Về thái độ đối lập với trời này chủ trương của Tuân Tử là “Chế thiên”, chinh phục tự nhiên và có nhằm mục đích “Công lợi”.
Tuân Tử cũng thờ trời. Tuân thờ trời, đồng thời hậu cả với người sống lẫn người chết.
Ông nói: “Thờ người sống không trung hậu cung kính, long trọng, gọi là quê mùa., đưa người chết không trung hậu, trịnh trọng, gọi là khô cằn, bạc bẽo. Người quân tử khinh rẽ cái quê mùa và lấy sự khô cằn, bạc bẽo làm điều đáng xấu hổ” (Sự sinh bất trung hậu, bất kính văn, vị tri dã, sự tử bất trung hậu, bất kính văn, vị chi tích. Quân tử tiên đã nhi tu tích). “Sự chấm dứt (sự chết) và sự bắt đầu (sự sống) phải “được chu đáo như nhau” (sinh tử thủy chung nhược nhất). “Hậu với sự sống và bạc với cái chết, tức là kính cái hữu tri, khinh cái vô tri” (Hậu kỳ sinh nhi bạc kì tử, kính kì hữu tri nhi mạn kì vô tri) là “cái đạo của người không đứng đắn, thẳng thắn” (gian nhân chi đạo) là
“lòng bội bạc tráo trở” (Bội bạc tri tâm). Cho nên Tuân Tử phản đối việc “đẽo người chết’ phản đối chủ trương “tống táng sơ bạc, để tang ít ngày”, nhưng ông cũng không tán thành cái thói quá rườm rà bầy vẽ mà ông cổ vũ cho cái thuyết “Lễ chi trung lưu”
(Tang tế một vừa hai phải). “Lễ là cắt cái dài, nối cái ngắn, bớt cái thừa, thêm cái thiếu, miễn là đủ trang trọng, tỏ được lòng thương tiếc, kính mến thêm vẻ mỹ quan cho việc hành nghĩa. Đó là trung đạo của lễ” Trời là tự nhiên. Thế lực tự nhiên đó vận hành theo những phép tắc nhất định và vĩnh cửu. Trời có đạo của trời, người có đạo
của người. Đạo trời và đạo người bất tương quan. Đạo trời là tự nhiên sinh dục vạn vật. Đạo có huyền nhiệm, ta không cần tìm hiểu tại sao trời sinh, sinh thế nào, để làm gì. Đạo người là “không tranh cái chức vụ của trời (việc trời, để trời làm) nhưng phải dùng sức người mà chinh phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên cho đời sống con người thêm tốt đẹp. Trời là nguồn sống, vạn vật đều được cái hòa khí tự nhiên của trời mà sản sinh. Cho nên người nên thờ trời, cho cuộc sống người thêm vị, thêm đẹp. Khái quát quan niệm về trời và thái độ đối với trời của Tuân Tử là như vậy. Quan niệm đó không mới, nó chịu ảnh hưởng của đạo gia.
- Ý kiến của Tuân Tử đối với Khổng Tử
+ Mạnh Tử tôn kính Khổng Tử, Tuân Tử cũng tôn kính Khổng Tử. Tuân Tử cho rằng Khổng Tử là bậc đạt được “toàn, tận, túy” (hoàn toàn, tận cùng, tinh túy).
Tuân Tử nói : “Có bọn thống nhất các hệ thống khác nhau, làm cho lời nói và hành động ngang nhau, thống nhất các loại khác nhau, quy tụ các anh tài tuấn kiệt trong thiện hạ, để nói về điều rất xa xưa và dạy họ điều chí thuận. Trong góc phòng và trên chiếu ngồi của họ đầy rẫy văn chương của vua thánh và phong tục của đời thanh bình.
Đó là thầy trò Trọng Ni và Tử Cung vậy”.
+ Ở Thiên Giải Tế, ông nói : “Đạo có bản thể thường hằng nhưng ứng dụng thì luôn biến đổi. Biết một góc thì không đủ gọi là biết. Kẻ thiên kiến chỉ thấy một góc của Đạo chưa thể xem là biết được. Nhưng hắn tự cho mình biết hết, còn tô điểm vẽ vời cho cái biết của mình, thế là bên trong là loạn mình còn bên ngoài thì gạt người, trên che lấp dưới, dưới bưng bít trên, đó là cái họa của che lấp. Khổng Tử đã nhân lại trí, và không bi che lấp, nên học phương pháp trị loạn, đủ sánh với tiên vương. Ông học được đạo nhà Chu, đem ra vận dụng, và không bị thành tích che lấp. Cho nên đức của ông sánh với Chu Công, danh của ông sánh với Tam vương. Đó là cái phúc do không bị che lấp vậy”.
+ Tuân Tử cho rằng những triết gia bấy giờ cũng có kiến giải riêng, nhưng đồng thời họ cũng bị che lấp, bởi vì họ đều không toàn, tận, túy. Khổng Tử đã nhân và trí lại không bị che lấp, nên biết toàn thể của đạo, do đó Khổng Tử sẽ khác với những kẻ thiên kiến, tức là kẻ chỉ thấy một góc của Đạo. Mạnh Tử nói Khổng Tử là người
“tập đại hành”. Tuân Tử cũng có ý kiến đó. Nhưng Mạnh Tử khá chú trọng đạo đức của Khổng Tử, còn Tuân Tử khá chú trọng đạo đức của Khổng Tử, còn Tuân Tử khá chú trọng học thức của Khổng Tử.
+ Tuân Tử tôn trọng Khổng Tử, nhưng lại công kích Mạnh Tử. Ông nói “Có bọn về đại thể thì bắt chước tiên vương mà không biết giềng mối chính. Nhưng họ có tài lớn, chí lớn, kiến thức rộng và đa diện. Họ theo xưa mà tạo học thuyết gọi là ngũ hành. Quan điểm của họ mâu thuẫn và không có chuẩn mực, u ẩn mà không thuyết minh được, khép kính mà không giải thích được. Họ trau chuốt lời lẽ, tự mình bái phục mình, còn nói đấy đích thực là lời lẽ của quân tử thời xưa. Tử Tư đề xướng nó, Mạnh Kha phụ họa vào. Một bọn hủ Nho ngu dốt nhí nhố ở đời, không biết đó là sai, cứ chấp nhận nó là truyền lại cho đời. Còn nói đó là lời Trọng Ni, Tử Du, rất ích lợi cho đời sau. Đó là tội lỗi của Tư Tử và Mạnh Kha vậy”
+ Người Tây Phương thường nói : người ta sinh ra đời, hoặc là Plato hoặc là Aristole. Còn Viliam James trong tác phẩm A Pluralistic Uni-vees (Vũ trụ đa nguyên) của ông, cho rằng tùy theo khí chất của triết gia mà có thể phân họ thành hai phái : tâm mềm (nhuyễn tâm tender-minded) và tâm cứng (ngạnh tâm :tough - mided). Mạnh Tử thuộc phái tâm mềm, vì triết học của ông có khuynh hướng duy vật. Nay bản Trung Dung được truyền lại vị tất hoàn toàn là do Tử Tư viết. Theo Mạnh Tử mà xét, nếu tận tính thì biết trời, rồi thì vạn vật đều có đủ nơi ta. Từ quan điểm bán duy vật (semi- materialism) của Tuân Tử mà xét, thành thì mâu thuẫn và không có chuẩn mực, u ẩn mà không thuyết minh được, khép kín mà không giải thích được. Tuân Tử công kích Mạnh Tử vì khí chất và học thuyết của hai ông khác nhau. Sự trạnh luận của hai phái Tuân Tử và Mạnh Tử trong thời Chiếc quốc cũng giống như sự tranh luận của phái Trình Di (1033 - 1107) – Chu Hi (1130 - 1200) và phái Lục Cửu Uyên (1139 - 1192) - Vương Dương Minh (1473 - 1529) giữa hai đời Tống và Minh vậy.
+ Học thuyết tâm tính của Mạnh Tử "Tính của người quân tử là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí có gốc ở Tâm" tuy kế thừa trực tiếp ở Khổng Tử nhưng vẫn có phần khác Khổng Tử. Cái học về tâm tính của Khổng nhấn mạnh tới Đức tiên thiên chưa đủ, cần phải học Lễ, Thi chuyên cần cầu học. Còn Mạnh Tử cho rằng chỉ cần Nhân ở tự thân không cần cầu học gì ở ngoài nữa, chỉ cần hướng nội truy tìm tới cái "Xích tử chi tâm"
(tâm của trẻ hài đồng). Hai tư tưởng học Lễ bên ngoài và quay về học trong Tâm bản thân sẽ đưa tới nhiều diễn biến trong Nho học các đời sau.
+ Người đầu tiên công kích tâm tính học của Mạnh Tử là đại tư tưởng gia Tuân Tử. Tuân Tử cho rằng bản tính con người là ác, hành vi người ta sở dĩ thích hợp với luân lý hoàn toàn là do sự học tập sau này (gọi là hậu thiên). Luận điểm của Tuân
Tử cũng có phần đặc sắc nhất là tư tưởng "ngoại vương" của ông. Đến học thuyết tâm tính của Chu Hi lại nhấn mạnh tới "cách vật trí tri" (tìm tới cái lý tận cùng của sự vật) nhưng vẫn tìm tới Đức nội tâm, vì vậy có gần với Khổng học hơn. Lục Cửu Uyên khác hẳn, ông bất mãn với học thuyết Chu Hi mà trực tiếp kế thừa Mạnh Tử, đề xướng ra có tâm ấy là có lý ấy, vạn vật đều đầy đủ trong bản thân ta, chỉ cần làm sáng cái Tâm là đủ, không cần "cách vật". Sự tranh luận của hai họ Chu (Hi) và Lục (Cửu Uyên) trong một chừng mực nào đó là kế thừa sự tách ngành tư tưởng của Khổng và Mạnh. Ba trăm năm sau, Vương Dương Minh ra đời, tiếp tục kế thừa tư tưởng bản tâm lương tri của Mạnh Tử, ca ngợi Lục (Cửu Uyên) và ức chế Chu (Hi) hoàn thành hệ thống "Tâm học" kéo dài từ thời Mạnh Tử đến Lục Cửu Uyên rồi đến họ Vương.
+ Tâm tính học của Mạnh Tử phần nào có màu sắc Phật học của Thiền tông.
Phật giáo Ấn Độ được Trung Quốc hoá, buổi ban đầu truyền giáo Phật học đã mượn nhiều thuật ngữ triết học có sẵn ở bản địa, trong ấy có khái niệm "Tâm" là khái niệm quan trọng. Nhân tâm bao gồm hết thảy, nhân tâm quyết định tất cả sự vật tồn tại và phát triển. Tâm tính luận của Thiền tông rất gần với tư tưởng "người tận kỳ tâm ắt biết tính ấy. Biết tính ấy ắt biết Trời vậy. Giữ tâm ấy, nuôi tính ấy sở dĩ đủ thờ trời".
+ Nho học đời Tống phát triển lại bị ảnh hưởng rất lớn của Phật học. Từ trong hiện tượng ấy, chúng ta có thể thấy chỉnh thể văn hoá Trung Quốc quan hệ giữa các bộ phận với nhau là hết sức phức tạp. Tư tưởng chính trị của Mạnh Tử tiến bộ ở chỗ "dân là quý, xã tắc thứ nhì, vua đáng khinh", "dân chính là gốc nước" những câu tương tự như thế từ ngàn đời đã trở thành kho tàng danh ngôn của nhân loại. Mạnh Tử còn giảng giải "hãy nuôi khí hạo nhiên trong ta" và ông đem cả đời ông làm thể nghiệm thực tiễn giữ vững chí khí hạo nhiên cương cường. Mạnh Tử tôn trọng "những người phú quý không dâm tặc, nghèo đói không thay đổi (khí tiết), uy vũ không thể khuất phục, như vậy gọi là đại trượng phu" và khí tiết đáng quý ở câu "Ôi trời chưa muốn thiên hạ bình trị đấy thôi. Nếu muốn thiên hạ bình trị thì ngày nay ngoài ta ra còn có ai ?".
- Quan niệm về con người :
+ Như chúng ta đã biết phái Nho gia do Khổng Tử sáng lập, Mạnh Tử phát triển về phía duy tâm tiên nghiệm, Tuân Tử phát triển về phía duy vật. Vấn đề xây dựng con người trong các học phái triết học Trung Quốc cổ là coi trọng sự nỗ lực của cá nhân, sự quan tâm của gia đình và xã hội. Thực ra sự tương đồng trong quan niệm
tính người của Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử đều thống nhất với nhau ở chỗ coi trọng sự giáo hóa và đều nhằm phát triển cái thiện. Đồng thời muốn thiết lập một trật tự xã hội có đẳng cấp, có tôn ti trật tự phải lấy Nhân, Nghĩa, Lễ, Chính danh làm chuẩn mực.
+ Bên cạnh nét tương đồng thì trong quan niệm về tính người của Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử đã có sự khác biệt. Đáng chú ý là học thuyết “tính ác” của Tuân Tử tương phản với học thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử trên cơ sở những quan niệm của Khổng Tử. Như vậy làm cho tư tưởng triết học Trung Hoa thêm phong phú và sâu sắc, nói lên nhiều khía cạnh tồn tại trong mỗi con người.
+ Khổng Tử coi xã hội là tổng hợp các mối quan hệ giữa người với người trong đó các quan hệ như: vua – tôi, cha – con, chồng vợ, anh em, bạn bè. Khi bàn về bản tính con người, Khổng Tử cho rằng tính người sinh ra không hiền cũng không ác, bản tính ban đầu là giống nhau, do xã hội tác động mà thay đổi. Theo ông, mục đích của giáo dục là rèn luyện nhân tính
+ Người nhân cũng là người có trí, dũng. Khổng Tử nói: “Mình muốn lập thân thì hãy giúp người khác lập thân. Mình muốn thành đạt thì hãy giúp người khác thành đạt”. Người nhân biết thương người nhưng cũng biết ghét người. “Ghét kẻ bất nhân cũng là nhân vậy”. Đồng thời khi bàn về bản tính con người, ông cho rằng: “tính mỗi người đều gần nhau, do tập tành và thói quen mới hóa ra xa nhau”. Về cơ bản, tư tưởng của Khổng Tử là bảo thủ, muốn duy trì và phát triển chế độ đẳng cấp tông pháp nhà Chu. Trung tâm học thuyết của ông là chữ Nhân. Gốc của Nhân là “Hiếu, Đễ”.
Trong quan niệm của Khổng Tử, Nhân gắn chặt với Lễ. Có thể coi Lễ là phương thức giúp người ta đi được tới Nhân. Và ông là nhà giáo dục lớn, ông cho rằng “tính người vốn gần nhau nhưng việc rèn luyện thì xa nhau” (Tính tương cận, tập tương viễn). Ông nói: “Đại học chi đạo tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện”. Từ quan điểm này, người ta suy luận tranh cãi đưa ra nhiều thuyết khác nhau.
+ Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử đã là gần hai thế kỷ. Mạnh Tử là đại diện xuất sắc nhất của phái Nho học chính thống thời Chiến quốc và ông được tôn là “Á thánh”
(bậc thánh nhân thứ hai sau Khổng Tử). Về mặt tư tưởng triết học, luân lý, đạo đức, những luận thuyết của Mạnh Tử xoay quanh các vấn đề tâm tính, thiên, mệnh và tính thiện. Mạnh Tử quan niệm rằng, người ta sinh ra ở đời vốn đã mang sẵn bản tính
lương thiện (tính thiện). Không một người nào sinh ra mà tự nhiên bất thiện. Tuy nhiên, lí giải về bản tính này có nhiều cách khác nhau, có 3 quan điểm chính:
1. Tính tự nhiên của con người không thiện cũng không bất thiện.
2. Tính tự nhiên của con người có thể là thiện và cũng có thể là bất thiện.
3. Tính tự nhiên của con người có tính thiện, có tính bất thiện.
+ Mạnh Tử đã bác bỏ mọi quan niệm ấy, theo ông bản tính của con người là thiện, nó là bản nguyên tinh thần vốn có của con người, do con người thiên lý, trời phú cho. Theo Mạnh Tử, tính thiện tự nhiên ấy được biểu hiện ở bốn mặt là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. Sự khác nhau giữa con người với con vật, theo Mạnh Tử là ở chỗ trong mỗi con người đều có phần quý trọng và phần bỉ tiện, có phần cao đại và phần thấp hèn, bé nhỏ. Chính phần quý trọng cao đại mới là tính người, mới là cái khác giữa người và cầm thú. Do đó ông khuyên mọi người nên coi trọng việc tu dưỡng nội tâm, bảo tồn cái tính thiện để nó có thể phát triển “lương tri lương năng”, hoàn thiện phẩm chất tốt đẹp (theo quan điểm Nho gia). Tính thiện ấy, theo Mạnh Tử “người quân tử thì giữ được, kẻ thứ dân thì bỏ mất” và “không giữ được thì chẳng khác nào loài cầm thú”.
Như vậy, quan niệm về tính thiện của Mạnh Tử cũng mang dấu ấn giai cấp và thời đại.
Mạnh Tử cũng đã giải thích thêm chữ Nghĩa, xác định Nghĩa là thích nghi, và chủ yếu là thích nghi với Nhân. Ông coi Nhân là tâm của con người, Nghĩa là do đường đi của người đời. Tính thiện của con người đều bắt nguồn từ cái “tâm” của mỗi con người.
Tâm là do trời phú cho ta, nhờ có tâm mà phân biệt điều phải trái, thiện ác. Vì vậy sống phải có tâm, đi lại phải có đường, do đó dường như Nhân, Nghĩa của Nho gia gắn bó với con người ở mọi lúc mọi nơi như bóng với hình. Thực ra thì Nhân, Nghĩa cũng không phải là cái gì chung chung như vậy.
+ Mạnh Tử lại quan niệm rằng, nguyên lý của muôn vật đều nằm trong ý thức của chủ quan con người “mọi vật đều có đầy đủ trong ta” (vạn vật giai bị ư ngã).
Không phải tìm kiếm ở đâu xa xôi, chỉ cần phát huy bản năng đạo đức trong nội tâm (tận tâm) là có thể thấu hiểu được bản tính của mọi sự vật ngoài ta (tri tinh). Đồng thời đã là người ai cũng có trong người cái mầm thiện, đó là lòng trắc ẩn (thương xót), lòng tu ố (thẹn, ghét), lòng từ nhượng (khiêm nhường), lòng thị phi (phải trái). Lòng trắc ẩn là đầu mối của nhân, lòng tu ố là đầu mối của nghĩa, lòng từ nhượng là đầu mối của lễ, lòng thị phi là đầu mối của trí. “Đầu mối” ở đây có nghĩa là “gốc”, là “nguồn”. Vì vậy ông khẳng định tính người vốn thiện, người ta sở dĩ có những hành vi bất thiện là do bị