Ảnh hưởng tích cực của đạo đức Nho giáo

Một phần của tài liệu KẾ THỪA PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH cực của đạo đức NHO GIÁO TRONG xây DỰNG đời SỐNG đạo đức của xã hội VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 31)

Chương 2 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ

2.2. Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam trong lịch sử

2.2.1. Ảnh hưởng tích cực của đạo đức Nho giáo

Nho giáo là một hệ tư tưởng hòan chỉnh nhất của chế độ phong kiến trung ương tập quyền, được sản sinh và phát triển tại Trung Quốc, giành được địa vị thống trị hơn cả một ngàn năm. Từ khi được truyền bá và nước ta đến đầu thế kỷ XX, Nho giáo đã có một lịch sử tồn tại ở nước ta ngót hai ngàn năm. Đó là một thời gian rất dài so với toàn bộ lịch sử dựng nước và giữ ngước của dân tộc ta. Chính vì vậy, Nho giáo đã ảnh hưởng sâu rộng trong toàn bộ lịch sử văn hóa tư tưởng nước ta, trong đó phải nhắc đến những giá trị tích cực của đạo đức Nho giáo.

Thứ nhất, Nho giáo với hệ thống chính trị của mình đã góp phần xây dựng các nhà nước phong kiến trung ương, tập quyền vững mạnh, góp phần xây

dựng một hệ thống quản lý thống trị xã hội chặt chẽ, nâng cao sức mạnh quân sự và kinh tế quốc gia.

Dân tộc Việt Nam gần 1000 năm lịch sử chống ách đô hộ lừa bịp về đạo đức và tàn bạn về pháp luật của kể xâm lược. Nhân dân ta suốt một ngàn năm ấy đã liên tục đấu tranh nhằm đánh đổ kẻ xâm lược không thể chấp nhận sự cai trị đó bằng đức trị hay pháp trị.

Nhưng khi giành được độc lập dân tộc cho tổ quốc, các triều đại Việt Nam không thể không nghĩ tới việc xây dựng một hệ thống bao gồm những quan điểm, hình thức và biện pháp nhằm quản lý đất nước, ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội. Tìm một môi trường quản lý xã hội thích hợp với hoàn cảnh đất nước là một cần thiết.

Nhân dân ta bao năm chống lại hệ tư tưởng của quân xâm lược Trung Quốc.

Nhưng khi làm chủ đất nước rồi, lại có đủ sức lại sử dụng vũ khí của kẻ địch vốn chống lại nước mình trước đây trở thành vũ khí phục vụ cho bản thân mình. Nho giáo qua hàng ngàn năm lịch sử rất khó được nhân dân ta chấp nhận ngay đã trở thành hệ tư tưởng của giới cầm quyền Việt Nam, trở thành bộ phận chính thống trong thượng tầng kiến trúc. Vũ khí của kẻ chiến bại trở thành vũ khí của người chiến thắng, không thể trách tổ tiên chúng ta lúc đó đã lựa chọn mô hình quản lý của Trung Quốc và vận dụng Nho giáo một cách hợp lý vào hoàn cảnh Việt Nam.

Trong điều kiện đất nước ngày một đi lên, cương vực ngày càng được mở rộng, các mối quan hệ có xu hướng ngày càng một phức tạp, thì phép trị nước theo tập tục lỗi thời là thiếu khả năng xây dựng và bảo vệ nền tảng vững chắc cho kỹ cương của xã hội. Chính vì vậy, các triều đại phong kiến Việt Nam quan tâm đến việc xậy dựng pháp luật nhằm đưa cuộc sống của nhân dân ta vào nề nếp, trong một xã hội có trật tự kỷ cương. Tư tưởng đức trị và pháp trị của Việt Nam cũng bắt đầu từ đó.

Từ thời Đinh Lê, sau những năm rối loạn của chế độ thập nhị sứ quân, vấn đề ban bố pháp luật và thi hành pháp luật là một điều cấp thiết. Đinh Bộ Lĩnh phải dùng những hình phạt thật nghiêm khắc. Bản Kỷ Toàn Thư quyển I ghi rõ : “ Vua muốn lấy uy lực để bó buộc, chế ngự thiên hạ mới đặt vạc lớn ở sân, nuôi hỗ dữ

trong hầm, ra lệnh rằng : “ Hễ ai trái phép phải chịu tội phanh thây xé xác”. Ai nấy đều sự không dám phạm tội”.

Nhà Lý không muốn dùng những hình phạt qúa tàn bạo như thế đã dựa vào đạo đức nhà Phật, để giáo dục việc cho dân, tạo ra quan hệ khá tốt đẹp giữa vua chúa với nhân dân. Chính sách khoan hồng độ lượng đã động viên nhân dân vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đánh dấu một thời kỳ cực thịnh ở nước ta.

Nhà Trần tiếp tục sự nghiệp của các triều đại Đinh, Lê, Lý, vừa phát triển tư tưởng Phật giáo, vừa xây dựng luật hình ( năm 1234). Về pháp trị, nhà Trần đã sử dụng một chính sách thưởng phạt công minh đối với người có công và kẻ phạm tội.

Tể tướng Trần Thủ Độ rất mực nghiêm minh, chấp hành các quy tắc trị nước. Nho giáo chưa phát triển, tư tưởng đức trị của Nho giáo chưa được đề cao.

Pháp trị nổi lên rõ nhất thời nhà Hồ. Bằng thủ đoạn cướp ngôi nhà Trần, Hồ Quý Ly phải sử dụng những biện pháp rất kiên quyết để gạt bỏ những kẻ chống đối và thi hành một loạt biện pháp lớn nhằm thay đổi bộ mặt của đất nước : kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục.

Thời kỳ nhà Lê, Nho giáo đi dần vào giai đoạn cực thịnh của nó. Nhà Lê phát triển Nho giáo, đưa tư tưởng đạo đức của Nho giáo vào trong nhân dân. Đức trị và Pháp trị được đặt thành vấn đề và được đánh giá khác nhau ở cả giới cầm quyền và giới trí thức.

Có thể triều Đại Lê Thánh Tông là tiêu biểu cho thời kỳ cực thịnh của phong kiến Việt Nam. Về mặt pháp trị Lê Thánh Tông đã cho ban hành bộ luật nổi tiếng của Việt Nam, đó là bộ luật Hồng Đức còn được gọi là “Quốc Triều Hình Luật” được biên soạn vào năm1483, nhưng các đời sau Lê Thánh Tông vẫn tiếp tục bổ sung nhiều điều. Nội dung cơ bản của bộ Luật Hồng Đức là nền tảng pháp lý để bảo vệ đặc quyền và đặc lợi của giai cấp thống trị mới. Luật Hồng Đức khẳng định chế độ đẳng cấp xã hội và chế độ gia tộc phụ quyền. Một lần nữa tư tưởng về chính trị và đạo đức của Nho giáo được thể chế hóa bằng pháp luật.

Về mặt Đức trị ông luôn viết những lời răn dạy quần thần và nhân dân.

Ông đặt ra một nền tảng văn hóa cho cả Đức trị và Pháp trị. Ông đặc biệt chú trọng nâng cao dân trí, chấn chỉnh lại việc học ở Quốc Tử giám. Ông tự mình đề ra đề thi,

trực tiếp gặp gỡ và ra câu hỏi cho các thí sinh vào thi đình. Ông khuyến khích sử học và văn học. Thời kỳ làm vua 38 năm của ông là thời kỳ đất nước ổn định về chính trị, vững vàng về quân sự, phát triển mọi mặt về kinh tế, xã hội và văn hóa.

Có thể coi đây là thời kỳ kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị ở đỉnh cao của nền văn hóa dân tộc [22, tr.197- 198]. Sở dĩ Nho giáo được chỗ đứng như vậy vì nó cung cấp cho giai cấp thống trị nước ta thời bấy giờ một hệ thống lý thuyết và cả những bài học kinh nghiệm về đạo đức trị nước, trước hết về mặt tổ chức nhà nước và quản lý xã hội. Hệ tư tưởng Nho giáo với đường lối “nhân trị”, “lễ trị”, đạo “tu, tề, trị, bình” được chọn làm cơ sở lý luận cho đạo đức.

Thứ hai, Nho giáo góp phần làm rạng rỡ cho nền văn hiến nước nhà

Điều này khẳng định ngày càng mạnh mẽ ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội Đại Việt. Nho giáo đã không ngừng xây dựng, đề cao và bảo vệ ý thức về quốc thống, khơi dậy và thổi bùng lên ngọn lửa và niềm tự hào của dân tộc. Bên cạnh đó đạo đức Nho giáo đã góp thêm yếu tố cho đạo đức truyền thống của dân tộc ta.

Chẳng hạn, dân tộc Việt Nam có truyền thống tương thân tương ái, yêu thương mọi người và có tinh thần đùm bọc lẫn nhau. Đây là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trong giá trị đạo đức truyền thống đó dễ dàng nhận thấy tư tưởng “nhân, nghĩa” của đạo đức Nho giáo.

Tóm lại, đạo đức Nho giáo đã góp phần làm phong phú thêm nền văn hiến nước nhà và là một bộ phận không thể thiếu góp phần làm nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Như giáo sư Đào Duy Anh khẳng định : “Nho giáo đã tham gia một phần quan trọng vào sự đúc nặn cái diện mạo tinh thần của dân tộc, vào sự tạo thành văn hóa dân tộc”.

Thứ ba, đạo đức Nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền giáo dục và khoa thi cử Việt Nam để lại nhiều giá trị tích cực.

Nho giáo được các triều đại phong kiến Việt Nam đưa lên vị trí thống trị, nó đi vào cuộc sống, đi vào tâm hồn, từ triều đình đến làng xã, đến dân tộc, gia đình, từ chính trị đến văn hóa và cả giáo dục.

Giáo dục của Nho giáo Khổng Tử chỉ là nội dung của điều mục trong kinh, truyện, đem ra giảng dạy, còn là những điều được vận dụng để xây dựng các thiết

chế xã hội, quy định pháp luật, trước hết là vị trí của nhà vua, quyền hành của ông vua, trật tự trên dưới trong họ, ngoài làng và cả nề nếp gia đình.

Cái học của Nho giáo là để trao dồi tấm lòng, cái “nhân” theo những lời giáo huấn của người xưa, học để biết đạo xử thế, đạo làm người, đạo làm quan học nhằm “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Chính vì vậy, Nho giáo đã góp phần để lại cho nhân dân ta một tâm lý quý trọng đạo đức, đề cao lòng nhân ái, sống có tình nghĩa, thủy chung và sẵn sàng xả thân vì nghĩa. Chính vì vậy, Nho giáo góp phần tạo nên một nguồn lực nhân tài phục vụ đắc lực cho chế độ phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ, nhằm duy trì sự thống trị và giữ vững độc lập cho đất nước

Thứ tư, Nho giáo góp phần xây dựng mối quan hệ rộng rãi hơn, bền chặt hơn, có tôn ti trật tự…vượt quá phạm vi cục bộ là các làng xã, thôn ấp hướng tới tầm mức quốc gia, ngoài ra nó còn góp phần xây dựng mối quan hệ gia đình bền chặt hơn, có tôn ty hơn…nhờ tuân theo Ngũ Luân “ Vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, anh – em, bạn – bè”.

Như vậy, từ khi du nhập vào nước ta đến khi bước vào giai đoạn cực thịnh từ thời Lê đến thời Nguyễn. Khi Nho giáo chiếm lĩnh dần địa hạt giáo dục tới chỗ chiếm lĩnh dần địa hạt chính trị và tư tưởng của Nho giáo được quán triệt vào chủ trương, chính sách của nhà nước phong kiến và có ảnh hưởng sâu sắc trong mọi lĩnh vực văn hóa, xã hội đương thời. Như đánh giá của giáo sư Trần Đình Hượu là Nho giáo đã ảnh hưởng sâu đến mức trở thành là một yếu tố chính trong nền văn hóa tinh thần của các cộng đồng người Việt, nếu bỏ đi sẽ không tránh khỏi những tổn thương lớn.

Một phần của tài liệu KẾ THỪA PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH cực của đạo đức NHO GIÁO TRONG xây DỰNG đời SỐNG đạo đức của xã hội VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)