Ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo

Một phần của tài liệu KẾ THỪA PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH cực của đạo đức NHO GIÁO TRONG xây DỰNG đời SỐNG đạo đức của xã hội VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 31 - 35)

Chương 2 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ

2.2. Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam trong lịch sử

2.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo

Nho giáo đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của người Việt Nam trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Tuy nhiên, khi đánh giá lại Nho giáo, không thể một chiều đề cao quá mức tư tưởng của học thuyết này mà bỏ quên đi những mặt tiêu cực của nó ảnh hưởng không ít đến sự phát triển kinh tế, văn hóa. Điều đó được thể hiện ở những mặt tiêu cực sau:

Thứ nhất, đạo đức Nho giáo mang tính chất bảo thủ, trọng xưa hơn nay ngăn cản sự phát triển của con người.

Với ý thức “trọng xưa hơn nay”, ngưỡng vọng thời Nghiêu Thuấn coi thể chế và lễ giáo nhà Chu là hơn hết, vị tổ của đạo Nho chỉ “ Thuật nhi bất tác” (nghĩ là chỉ thuật lại người xưa chớ không làm ra).

Nho giáo luôn lấy khuôn khổ của mẫu người xưa để giáo hóa đời nay.

Đạo của ông cha ta thì con cháu không được đổi khác. “Người con hiếu phải giữ địa vị ông cha, làm theo lễ của ông cha, kính những người mà ông cha trọng, mếm những người mà ông cha yêu”. Thậm chí “Không thay đổi những người đã từng giúp việc cho cha, không sửa đổi phép cai trị của cha” (Bất cải phụ chi thân, dữ phụ chi chinh) .

Chính cái tinh thần hoài cổ, lệ cổ, tấm gương của người xưa Nho giáo đã ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ tư duy và hành động của người Việt Nam thời phong kiến.

Thứ hai, đạo đức Nho giáo đã gieo vào đầu con người tư tưởng xem nhẹ hoạt động sản xuất và tri thức khoa học.

Với học thuyết thiên mệnh, “không có việc gì xảy ra mà không do mệnh trời” (Mạnh Tử). “Đạo sắp được thi hành hay sắp bị bỏ, đều do mệnh trời”. Nho giáo khuyên không oán trời, không trách người, cứ bình dị mà đợi mệnh”. Mọi người thực hiện chức năng của mình theo thiên mệnh, bởi vậy “bậc quân tử tùy theo địa vị của mình mà hành động, không làm gì khác ngoài địa vị của mình; ở địa vị giàu sang thì hành động theo sự giàu sang, ở địa vị nghèo hèn thì ăn ở theo sự nghèo hèn. Làm thân di địch thì giữ hành vi của kẻ di địch”.

Chính ảnh hưởng của thuyết “thiên mệnh” và đức trị của đạo đức Nho giáo làm cho con người bỏ qua cái thiết thực cốt yếu là phải chăm lo cuộc sống, chăm lo làm giàu, nước mạnh. Với khẩu khí của nhà nho “Quân tử mưu cầu đạo chớ không mưu cầu ăn”, “lo đạo chẳng lo nghèo”, những người giả đạo đức “thanh cao” ấy thường coi khinh lao động sản xuất, coi thường nghề nghiệp, cho rằng “những nghề nhỏ mọn chỉ nên biết chớ không nên làm”; coi thường buôn bán kinh doanh, không khuyến khích mọi người làm giàu chẳng có lòng nhân; người lo làm nhân thì chẳng được làm giàu.

Bên cạnh đó, Nho giáo còn tuyên truyền tư tưởng coi thường phát triển kỹ thuật và thương mại : “Lo phát triển đạo đức mà ít nghĩ đến cải tạo cơ cấu kinh tế

của xã hội là những điểm tiêu cực, hạn chế tác động thường xuyên, lâu dài của Nho học đối với xã hội. Đây chính là tư tưởng bảo thủ an phận mà Nho giáo khuyên răn trong suốt chiều dài lịch sử.

Thứ ba, đạo đức Nho giáo đã quá đề cao tư tưởng địa vị trật tự đẳng cấp danh phận thói quan liêu cửa quyền.

Nho giáo đặt biệt đề cao vị trí của gia đình, “Nước gốc ở nhà”( quốc chi bản tại gia) (Mạnh Tử), “một nhà nhân hậu thì cả nước dấy lên lòng nhân hậu”

(nhất gia nhân, nhất quốc hưng nhân) (Đại học). Bởi vậy, “quân tử không ra khỏi nhà mà vẫn dạy được người trong nước” (Quân tử bất xuất gia nhi thành giáo ư quốc) (Đại học). Quan hệ trong nhà được xếp đặt như thế nào thì quan hệ trong triều đình và trong xã hội cũng theo kiểu xếp đặt ấy; nếu gia trưởng được coi là “vua của một nhà” (nhất gia chi quân), thì quốc trưởng cũng được coi là “cha của muôn dân”(vạn dân chi phụ). Từ lập luận như thế, chữ “trung” và “hiếu” được tôn lên đến cùng cực để rồi biến thành một thứ ngu hiếu, ngu trung. Chủ nghĩa gia tộc cũng đẩy đến chỗ cực đoan; quan hệ họ hàng đặt trên phép nước. “Yêu thương tất cả nhưng trước hết là yêu thương kẻ thân tộc và người tài đức” (Mạnh Tử), một người làm quan cả họ được nhờ, cha con phải dấu lỗi cho nhau, “anh là thiên tử thì không thể để em là đứa thất phu” (Manh Tử).

Chính những quan điểm đó đã ảnh hưởng rất lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay.

Thứ tư, đạo đức Nho giáo đối lập với tinh thần bình đẳng và dân chủ giữa người với người.

Cái tôn ti trật tự trong gia đình cũng như trong triều đình và ngoài xã hội thì đầy rẫy những bất công. Thiên chức của bề trên là sai khiến và được phụng sự, thiên chức của kẻ dưới là phụng sự và “được” sai khiến. Kẻ dưới đó là dân thường, mà “đối với dân, việc nào cần làm thì khiến họ làm, chớ không nên giảng giải cho họ biết” (Dân giả sử do chi, bất khả sử tri chi) (Luận ngữ); “thiên hạ có đạo thì người thường không bàn việc nước” (thiên hạ hữu đạo, tắc thứ nhân bất nghị) (Luận ngữ); và “ở ngôi thấp mà bàn việc cao là có tội” (Vị ti ngôn cao, tội dã) (Mạnh Tử).

Kẻ dưới đó là những người lao động chân tay, mà giữa lao tâm và lao lực thì

người lao tâm cai trị dân chúng, người lao lực chịu quyền điều khiển có phận sự cung cấp cho người bề trên, nhà cai trị dân chúng thì được dân chúng phụng dưỡng” (lao tâm giả trị nhân, lao lực giả tự ư nhân) (Mạnh Tử).

Kẻ dưới còn là những “hậu sinh”, “tiểu tử”, gọi là “khả úy” đấy, song đứng trước bậc đàn anh thì phải chấp tay cúi đầu, răm rắp tuân theo. Kẻ dưới đây là bao kiếp người phụ nữ phải gánh chịu. Do ảnh hưởng của chủ trương “tam tòng tứ đức”, trọng nam khinh nữ” (nam tôn nữ ti), nên người đàn bà bị coi là thấp hèn hơn người đàn ông và phải phụ thuộc vào người đàn ông. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” ( Ở nhà thì phải theo cha, lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết thì phải theo con chớ không được tái giá). Việc học, việc làng, việc nước là của đàn ông, đàn bà không được tham dự. Việc hôn nhân do cha mẹ định đoạt :

Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Áo mặc sao qua khỏi đầu”. Con gái về nhà chồng thành của chồng, của họ hàng nhà chồng. Bị dồn nén vào vòng cương tỏa của tứ đức ( công, dung, ngôn, hạnh – hiểu theo nghĩa lúc bấy giờ), người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến biết phận mình là phải biết khép vào khuôn phép, biết tự kiềm chế tước bỏ mọi ham muốn cá nhân, chịu thuần dưỡng để vâng lời, nhường nhịn kiên nhẫn, chụi đựng và hi sinh. Trong quan hệ, phụ nữ không được giao tiếp với nam giới, phạm vi tiếp xúc hạn hẹp chỉ trong gia đình, bà con, láng giềng và bạn gái. Người phụ nữ trong gia đình truyền thống luôn phải hứng chịu nhiều nhất những đau khổ, thiệt thòi do chế độ hà khắc, bất công và bất bình đẳng trong xã hội và trong gia đình gây nên. Đây thật sư là một cái nhìn tàn nhẫn, khinh bạc đối xử bất công với người phụ nữ. Đây chính là dưới cái nhìn tàn nhẫn, khinh bạc : “chỉ có bọn con gái và bọn tiểu nhân là khó dạy, gần họ thì họ nhờn, xa họ thì họ oán”

(Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nan dưỡng dã. Cận chi, tắc bất tốn; viễn chi, tắc oán) (Luận ngữ)

Không khuyến khích phát huy dân chủ, không quan tâm đến tự do và nhân cách cá nhân, Nho giáo đã gieo rắc, một bên là tư tưởng ăn không ngồi trốc, độc đoán chuyên quyền, một bên là tâm lý tự ti, thái dộ phục tùng cam chịu.

Thứ năm, là đạo đức Nho giáo đã tạo nên tục lễ, tập quán lạc hậu, phiền phức tốn kém và đặc biệt là trong dịp ma chay cưới xin, giỗ tết…gây không ít khó khăn cho những người nghèo trong xã hội.

Hệ tư tưởng Nho giáo được quán triệt trong nhiều chủ trương, chính sách của nhà nước phong kiến, qua đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực văn hóa, đạo đức của xã hội đương thời, làm thay đổi cách ứng xử, giao tiếp và đưa lại những hình thức lễ nghi chặt chẽ, phức tạp, cưới hỏi, giỗ chạp, cúng tế trong gia đình cũng như trong cộng đồng làng xã. Chính những quy định chặt chẽ này đã gây không ít khó khăn cho sự phát triển của xã hội lúc bấy giờ.

Tóm lại, thực tế đã chứng minh rằng những tư tưởng đạo đức tiêu cực trên đã góp phần không nhỏ gây nên sự trì trệ trong sự phát triển kinh tế - xã hội của những nước chịu ảnh hưởng tiêu cực đó mà Việt Nam là một điển hình.

Một phần của tài liệu KẾ THỪA PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH cực của đạo đức NHO GIÁO TRONG xây DỰNG đời SỐNG đạo đức của xã hội VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)