Chương 2: ĐẢNG BỘ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN
2.1 Khái quát về Trường Đại Học Cần Thơ và Khoa Khoa học Chính trị
Viện ĐHCT ra đời ngày 15/10/1966. Viện ĐHCT chỉ tồn tại từ tháng 9/1966 đến tháng 4/1975 nhưng Viện đã có công mở ra một hướng đi mới trong lịc sử giáo dục ĐBSCL: đào tạo chính quy những tri thức khoa học tự nhiên, khoa học sã hội nhân văn, nông nghiệp có trình độ kỹ sư hay cử nhân.
Ngày 30/4/1975 cùng với ngày giải phóng Sài Gòn – Gia Định giải phóng, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Cần Thơ được giải phóng. Từ đó, Viện ĐHCT trở thành Trường ĐHCT.
Khi còn là Viện ĐHCT, Viện ĐHCT có bốn khoa: Khoa học, Luật khoa và Khoa học xã hội, Văn khoa, Sư phạm (có trường Trung học Kiểu mẫu) đào tạo hệ cử nhân, Trường cao đẳng Nông nghiệp đào tạo hệ kỹ sư và Trung tâm sinh ngữ giảng dạy chương trình ngoại ngữ cho sinh viên.
Viện Đại học Cần Thơ tọa lạc trên 4 địa điểm:
Tòa Viện trưởng (Số 5, đại lộ Hòa Bình): Là nơi tập trung các bộ phận hành chính của Viện.
Khu I (đường 30/4): Diện tích trên 5ha là khu nhà ở, lưu trú xa1 nữ sinh viên, Trường Trung học Kiểu mẫu, Trường cao đẳng Nông nghiệp và nhà làm việc của các Khoa.
Khu II: (đường 3/2) diện tích 87 ha, là khu nhà học chính của Trường.
Khu III: (Số 1, Lý Tự Trọng): diện tích 0,65 ha, là cơ sở đào tạo đầu tiên gồm Khoa Khoa học và Thư viện.
Viện Đại học Cần Thơ được đổi thành ĐHCT. Lúc này, chương trình đào tạo và sinh viên cũ của Khoa Sư phạm và Cao đẳng Nông nghiệp được tiếp tục đào tạo tại Khoa Sư phạm Tự nhiên và Khoa Nông nghiệp của ĐHCT. Sinh viên của các khoa khác
hoặc được gởi lên các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh hoặc được chuyển vào các chuyên ngành đang đào tạo tại Trường.
Sau năm 1975, Khoa Sư phạm được tách thành Khoa Sư phạm Tự nhiên và Khoa Sư phạm Xã hội đào tạo giáo viên phổ thông trung học gồm Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh vật học, Văn học, Lịch sử, Địa lý, và Ngoại ngữ. Sau đó mở rộng thành 5 Khoa: Toán - Lý (1980), Hóa - Sinh (1980), Sử - Địa (1982), Ngữ văn (1983) và Ngoại ngữ (1983).
Trường Cao đẳng Nông nghiệp được đổi tên thành Khoa Nông nghiệp, đào tạo 2 ngành Trồng trọt và Chăn nuôi. Đến năm 1979, Khoa Nông nghiệp được mở rộng thành 7 Khoa: Trồng trọt (1977), Chăn nuôi - Thú y (1978), Thủy nông và Cải tạo đất (1978), Cơ khí Nông nghiệp (1978), Chế biến và Bảo quản Nông sản (1978), Kinh tế Nông nghiệp (1979), và Thủy sản (1979).
Năm 1987, để phục vụ phát triển kinh tế thị trường phù hợp với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, Khoa Kinh tế Nông Nghiệp đã liên kết với Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh mở thêm 4 ngành đào tạo Cử nhân Kinh tế: Kinh tế Tài chính - Tín dụng, Kinh tế Kế toán Tổng hợp, Kinh tế Ngoại thương và Quản trị Kinh doanh. Tương tự, năm 1988, Khoa Thủy nông đã mở thêm hai ngành đào tạo mới là Thủy công và Công thôn đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà cửa và cầu đường nông thôn ở ĐBSCL.
Năm 1990, Khoa Toán Lý mở hệ cao đẳng đào tạo 2 ngành: Điện tử và Tin học và nâng cấp xưởng điện tử thành Trung tâm Điện tử - Tin học.
Ngoài việc thành lập và phát triển các khoa, ĐHCT còn tổ chức các Trung tâm NCKH nhằm kết hợp có hiệu quả 3 nhiệm vụ Đào tạo - NCKH - Lao động sản xuất.
Từ năm 1985 đến năm 1992 có 7 Trung tâm được thành lập: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học (1985), Năng lượng mới (1987), Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Canh tác ĐBSCL (1988), Điện tử - Tin học (1990), Nghiên cứu và Phát triển Tôm-Artemia (1991), Ngoại ngữ (1991), Thông tin Khoa học & Công nghệ (1992). Tháng 4 năm 2003, Khoa Y- Nha - Dược được tách ra để thành lập Trường Đại học Y- Dược trực thuộc Bộ Y Tế. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Trường luôn nhận được sự quan tâm, hổ trợ của Nhà nước, Chính phủ và Bộ chủ quản.
Hiện nay ĐHCT có cơ cấu như sau:
Các Khoa gồm 13 khoa: khoa công nghệ; khoa công nghệ thông tin – Truyền thông; khoa dự bị dân tộc; khoa khoa học chính trị; khoa khoa học tự nhiên; khoa khoa học Xã hội và Nhân văn; khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh; khoa luật; khoa Môi trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên; khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng; khoa Sau Đại học; khoa Sư phạm; khoa thủy sản.
Các Viện nghiên cứu: Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL; Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học; Viện Nghiên cứu và Biến đổi khí hậu.
Các Trung tâm, Bộ môn trực thuộc: Bộ môn Giáo dục Thể chất; Trung tâm Dịch vụ Tổng hợp; Trung tâm Đảm bảo Chất lượng và Khảo thí; Trung tâm Đào tạo Từ xa; Trung tâm Giáo dục quốc phòng Cần Thơ; Trung tâm Học liệu; Trung tâm Nghiên cứu - Thực nghiệm - Đa dạng sinh học Hoà An; Trung tâm Ngoại ngữ; Trung tâm Thông tin và Quản trị mạng.
Các Phòng / Ban chức năng: Ban Quản lý Công trình; Phòng Công tác Chính trị; Phòng Công tác Sinh viên; Phòng Đào tạo; Phòng Hợp tác Quốc tế; Phòng Kế hoạch Tổng hợp; Phòng Quản lý Khoa học; Phòng Quản lý Thiết bị; Phòng Tài vụ;
Phòng Thanh tra Pháp chế; Phòng Tổ chức - Cán bộ.
2.1.2 Khái quát về Khoa Khoa học Chính trị
Khoa Khoa học Chính trị là một trong 13 Khoa trực thuộc Trường Đại học Cần Thơ, có chức năng giảng dạy và đào tạo bậc Đại học. .
Khoa được thành lập vào tháng 10 năm 1975 với tên gọi là Ban Mác-Lênin.
Năm 1978, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Trường Đại học Cần Thơ quyết định nâng cấp Ban Mác-Lênin thành lập thành Khoa Mác-Lênin. Trong Khoa có bốn bộ môn:
Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị học Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1987, Khoa Mác-Lênin đổi tên thành Bộ môn Mác-Lênin, vì chưa đào tạo sinh viên chuyên ngành.
Từ năm học 2001-2002 Bộ môn bắt đầu quản lý và đào tạo giáo viên (hệ cử nhân)
ngành sư phạm Giáo dục công dân cho các trường PTTH chủ yếu cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Tháng 3/2003, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định thành lập Khoa Mác - Lênin, Tư Tưởng Hồ Chí Minh trực thuộc Trường Đại học Cần Thơ trên cơ sở Bộ môn Mác- Lênin.
Tháng 10/2008, Khoa Mác-Lênin, Tư Tưởng Hồ Chí Minh đổi tên thành Khoa Khoa học Chính trị. Trong Khoa có 03 bộ môn: Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; Bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và 01 tổ: Tổ Phương pháp giảng dạy lý luận chính trị.
Hiện nay, Khoa Khoa học Chính trị được đầu tư mới về cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, là một những khoa có kiến trúc đẹp của trường. Với đội ngũ cán bộ trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao…
Trong những năm qua Khoa luôn làm tốt chức năng của mình là giảng dạy bậc đại học, cao đẳng và dự bị các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên các ngành Kinh tế, Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa học tự nhiên, các ngành kỹ thuật và sinh viên dự bị đại học.
Ngoài ra, Khoa còn đảm nhiệm giảng dạy chương trình Triết học sau đại học cho các học viên không thuộc chuyên ngành Triết học, giảng dạy các môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin và Lịch sử các học thuyết kinh tế cho học viên cao học chuyên ngành kinh tế.
Kể từ năm học 2001-2002, Khoa còn trực tiếp quản lý và đạo tạo sinh viên bậc cử nhân chuyên ngành Sư phạm Giáo dục công dân đáp ứng nhu cầu về giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân của các trường THPT ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Với mục tiêu đào tạo giáo viên phổ thông trung học có đủ trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức và lập trường tư tưởng để giảng dạy môn Giáo dục công dân ở các trường trung học (kể cả trung học chuyên nghiệp và dạy nghề).
Về trình độ chuyên môn: nắm vững những kiến thức cơ bản về các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, một số môn khoa học hổ trợ khác để sau khi tốt nghiệp đảm nhận được việc giảng dạy môn Giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và
trung học dạy nghề.
Về trình độ nghiệp vụ sư phạm: biết vận dụng kiến thức được đào tạo vào việc giảng dạy chương trình GDCD ở các trường trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và trung học dạy nghề.
Về phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt, có ý thức và lập trường tư tưởng vững vàng.
Tốt nghiệp chương trình đào tạo này học viên có thể làm việc tại các tổ chức chính trị xã hội.
Ngoài hoạt động giảng dạy và đào tạo, Đảng bộ Khoa còn tổ chức nhiều hoạt động khác. Hàng năm, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ, Đoàn Khoa tổ chức Hội thao truyền thống tạo sân chơi lành mạnh cho sinh viên trong Khoa, đây là hoạt động thường niên của Khoa nhằm tăng sự đoàn kết, giao lưu học hỏi giữa sinh viên các khóa. Ngoài hoạt động thể thao, văn nghệ cũng là một hoạt động được Khoa thường xuyên tổ chức. Hàng năm Khoa luôn tổ chức các chương trình văn nghệ chào đón tân sinh viên, chương trình văn nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11. Ngoài ra, hàng năm Khoa còn tham gia Hội diễn văn nghệ của Trường.
Hoạt động giao lưu với các lực lượng quân đội cũng là một hoạt động thường xuyên được tổ chức. Ngoài ra các hoạt động về nguồn, các hoạt động xã hội hướng đến cộng đồng cũng là hoạt động được Khoa thường xuyên tổ chức như thăm các di tích, căn cứ cách mạng, viếng nghĩa trang liệt sĩ, thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách, các cụ già neo đơn. Hiện nay, Câu lạc bộ Chung sức trực thuộc Đoàn Khoa Khoa học Chính trị với việc làm cụ thể của mình đã giúp các em nhỏ lang thang cơ nhỡ được học tập.
Trong những năm 2006 đến năm 2009, Đảng bộ Khoa Kha học Chính trị đã phát triển được đội ngũ cán bộ giảng dạy và chuyên viên sau: Thu nhận mới là 16 cán bộ giảng dạy; 02 chuyên viên; Cử đi học cao học và nghiên cứu sinh gồm: 11 Cán bộ giảng dạy đi học cao học trong đó có 02 cán bộ giảng dạy đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ; 01 Cán bộ giảng dạy đi học Nghiên cứu sinh Lịch Sử Đảng tại Học Viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (Hà Nội); có 02 cán bộ là Đảng viên đã nghỉ hưu, 02 cán bộ đã chuyể đi nơi khác.
+ Đến năm 2010, Khoa có 40 cán bộ giảng dạy, trong đó Tiến sĩ 04(9%), Thạc sĩ(32%), Đại học 26(59%) và 5 chuyên viên.