Chương 2: ĐẢNG BỘ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN
2.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Khoa Khoa học Chính trị về công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên trong khoa
Thứ nhất, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cho giảng viên.
Giảng viên chính trị trước hết phải có những phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng mẫu mực. Đó là sự trung thành tuyệt đối với lý tưởng của giai cấp công nhân, kiên định chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng. Phẩm chất đó còn thể hiện ở sự nhạy bén chính trị, sắc sảo trong sự phân tích khoa học đối với hiện tượng chính trị - xã hội mới xuất hiện trong đời sống hàng ngày ở trong nước cũng như tình hình thế giới. Từ đó, mỗi giảng viên có định hướng đúng, giữ vững bản lĩnh chính trị trong mọi tình huống phức tạp của cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận hiện nay. Phẩm chất chính trị đúng đắn ở người thầy là “ cái gốc cơ bản” đảm bảo cho việc hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào.
Người giảng viên lý luận chính trị phải có đạo đức cách mạng trong sáng. Đó là sự trung thành với lý tưởng cách mạng, say mê với công việc giảng dạy, nghiên cứu, lao động không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giáo dục. Đó là đức tính khiêm tốn, thật thà, trung thực, giản dị thể hiện đầy đủ phong cách mô phạm của người thầy. Đó là sự tôn trọng, quý mến sinh viên của mình, là đức tính cần, kiện, liêm, chính, chí công vô tư mà Bác Hồ đã dạy. Người cho rằng, trong đạo đức cách mạng thì: “ Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng” [24; 285] là điều chủ chốt nhất. Giáo dục lý luận có đối tượng tác động là tư tưởng và tình cảm của con người, đòi hỏi người thầy phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức cach mạng và là người thầy thực sự tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp kể cả trong hoàn cảnh khó khăn, biểu hiện ở lối sống lành mạnh, giản dị, tinh thần nhân văn thực sự thương yêu chỉ dạy tận tình đối với sinh viên, kể cả đối với sinh viên “cá biệt”…Ngoài ra, người thầy phải là người
thầy phải là “tấm gương sống” đối với sinh viên trong Khoa nói riêng và sinh viên trong trường nói chung thì công tác giáo dục lý luận chính trị mới có sức thuyết phục cao. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ cần khắc phục bệnh giáo điều, đề phòng chủ nghĩa xét lại và phải khiêm tốn, thật thà. Trong diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I Trường Nguyễn Ái Quốc, Người nói: “Trong Đảng ta, trình độ lý luận còn thấp kém, không ai có thể tự xưng mình là giỏi lý luận. Do đó phải nêu cao tinh thần khiêm tốn, thật thà. Đào sâu suy nghĩ khi nghiên cứu các tác phẩm của Mác – Lê nin” [22; 499].
Phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng là cơ sở nền tảng, là động lực để người thầy luôn tìm tòi, nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp dạy mới, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị. Đó cũng là tấm gương sáng cho sinh viên, hình thành ở họ lòng kính trọng, cảm phục và niềm hứng thú đối với các môn Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên.
Các môn học Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hơn bao giờ hết công tác giáo dục lý luận chính trị lại có tính khái quát, trừu tượng cao nên đội ngũ cán bộ giảng dạy các môn học này cần được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản, hệ thống. Người thầy phải nắm vững và sâu sắc những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
am hiểu tình hình chính trị - kinh tế - xã hội trong nước và thế giới; có sự nhạy bén chính trị và kiên định lập trường giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Không có lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học thì không có lập trường giai cấp vững vàng”
[ 24; 92]. Mà không có lập trường giai cấp vững vàng thì không thể dạy lý luận tốt được. Trong thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ thông tin và nhiều vấn đề tư tưởng
phức tạp thì người giảng viên cần có khả năng tiếp thu cái mới, không ngừng nâng cao trình độ, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, luôn bắt nhịp với cuộc sống đang đổi thay nhanh chóng, có trình độ ngoại ngữ và tin học tối thiểu để phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy các môn khoa học chính trị.
Ngoài ra, người thầy khi nghiên cứu và giảng dạy các môn học chính trị cần gắn chặt lý luận và thực tiễn, phải luôn nhớ lời dạy của Hồ Chí Minh: “Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thục tế là lý luận suông. Dù xem
được hàng ngàn hàng vạn quyển lý luận, nếu không đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách” [25; 234]. Người còn khuyên rằng, khi nghiên cứu lý luận cần phải có tư duy độc lập, sáng tạo, tránh tiếp thu lý luận một cách giáo điều, máy móc:
“phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất kỳ vấn đề gì đều phải
đặt câu hỏi “vì sao?”, đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực tế không, có thật là đúng lý không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ chính chắn” [28; 500].
Nâng cao trình độ chuyên môn ngoài việc trao dồi tri thức khoa học liên quan đến lý luận chính trị, giảng viên còn phải tích lũy vốn sống, kinh nghiệm thực tiễn, thu thập, cập nhật thông tin cho bài giảng và nâng cao kỹ năng sử dụng phương pháp dạy học tích cực, thực sự coi sinh viên là trung tâm của quá trình dạy và học, hướng đến sự thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi tích cực của sinh viên.
Thứ ba, nâng cao năng lực sư phạm cho giảng viên.
Người giảng viên cần có năng lực sư phạm như mô phạm trong phong cách, biểu cảm, lời nói đi đôi với việc làm; hiểu biết rộng nhiều lĩnh vực đời sống; có tài thuyết phục đối tượng trên cơ sở logic, luận cứ khoa học kết hợp sử dụng ngôn ngữ khúc triết, chính xác, giản dị, giàu sức truyền cảm; biết lựa chọn nội dung đúng định hướng của Đảng, giàu thông tin, phù hợp với nhu cầu và trình độ của sinh viên trong Khoa nói riêng và sing viên trong trường nói chung, đặc biệt là đối với sinh viên chuyên ngành…Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Tuyên truyền không cần phải nói tràng giang đại hải. Mà nói ngắn gọn, nói những vấn đề thiết thực, chắc chắn làm được để mọi người hiểu rõ và chắc chắn làm được” [29; 137 – 138, 130].
Trên cơ sở nắm chắc mục tiêu, đối tượng giảng dạy, nắm chắc nội dung, nhuần nhuyễn phương pháp, người thầy cần trao dồi ngôn ngữ nói sao cho gần gũi với sinh viên, có sức truyền cảm, thuyết phục, tránh sử dụng quá nhiều ngôn ngữ mang tính học thuật cao hoặc nghiêm nghị quá mức cần thiết làm cho người học căng thẳng, mệt mỏi dễ chán nản. Chính vì vậy, người thấy cần có cách truyền tải tri thức lý luận bằng ngôn ngữ giản dị, biến những vấn đề lý luận phức tạp thành giản đơn nhưng vẫn mang tính
triết lý, tính khoa học, tính tư tưởng, tính thực tiễn bằng cách phân tích, lý giải những luận điểm, liên hệ với cuộc sống và đôi khi phải có tính hài hước hợp lý.
Thứ tư, nhà trường cần tạo điều kiện cho các lực lượng công tác giáo dục lý luận chính trị hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bởi, bất cứ hoạt động nào trong Khoa hay trong nhà trường mà không tìm được sự đồng thuận, không tìm được tiếng nói chung giữa các lực lượng tham gia thì không bao giờ đạt kết quả cao. Nếu các lực lượng có tâm huyết, có nhận thức đúng, ý thức trách nhiệm cao mà không được tạo điều kiện thuận lợi về cả tinh thần và vật chất thì công tác giáo dục chính trị trong sinh viên cũng không thành công. Đối với các hoạt động mang tính chất xã hội như: phòng chống ma túy và tội phạm, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, phòng chống HIV – AIDS…
không thể thực hiện thành công nếu thiếu sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài Khoa cũng như trong và ngoài trường.
Thứ năm, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là một hoạt động giữ vai trò nền tảng, có tính cốt lỗi trong công tác giáo dục luận chính trị.
Chính vì vậy, Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, cũng như lãnh đạo Khoa Khoa học Chính trị cần quan tâm và có những giải pháp thích hợp để việc học tập và giảng dạy các môn khoa học này ngày càng đi vào chiều sâu của chất lượng.
Với tư cách là lượng hậu bị của tri thức, sinh viên có những nhu cầu, nguyện vọng phong phú khát vọng vươn lên. Họ cũng là người tiếp nhận và xử lý nhanh thông tin mới, sớm định hướng về các giá trị nhân văn,có xu hướng nhập cuộc và khẳng định vị trí của mình trong đời sống xã hội, có ý thức tự tin, tự chủ và tính tích cực, chủ động trong các hoạt động khoa học kỹ thuật, công nghệ và hoạt động sáng tạo.
Trên thực tế, sinh viên hiện nay rất tích cực tham gia vào công cuộc đổi mới đất nước. Họ ủng hộ đường lối đổi mới của Đảng, sẵn sàng đi vào CNH, HĐH đất nước, chấp nhận chính sách mở của để đất nước hòa nhập khu vực và cộng đồng quốc tế, nhằm phát triển nhanh nền kinh tế xã hội, hướng tới mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, coi đó là sự định hướng giá trị của tuổi trẻ và cương lĩnh hành động của sinh viên hiên nay.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ cần đổi mới chương trình, giáo trình, nội dung giáo dục lý luận chính trị trong Khoa.
- Chương trình phải đáp ứng được mục tiêu giáo dục. Mục tiêu giáo dục đặt ra như thế nào, nội dung, chương trình giáo dục phải tương ứng thực hiện những mục tiêu đó. Đối với sinh viên thì chương trình giáo dục lý luận chính trị phải đảm bảo tính hệ thống, logic, cân đối, nhằm trang bị thế giới quan và phương pháp luận, xây dựng và hoàn thiện nhân cách cho sinh viên…
- Nội dung giáo trình, sách tham khảo phải được thường xuyên chú ý sữa chữa, hoàn thiện nhằm nâng cao tính thiết thực, cập nhật và hiệu quả của nội dung giảng dạy.
- Trong xã hội hiện đại, các tri thức luôn mở và phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có kể cả tri thức lý luận Mác – Lê nin. Khối lượng tri thức mà người học cần nắm được rất lớn nhưng thời lượng cho chương trình đào tạo thì có hạn. Vấn đề không phải ở chỗ tăng tiết học và số môn học lên mà là phải đổi mới chương trình, lựa chọn nội dung và cải tiến phương pháp dạy và học…
Thứ sáu, phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên trong Khoa về nhận thức, vận dụng tri thức lý luận chính trị.
Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 của Việt Nam đã khẳng định nền giáo dục của nước nhà cần phải: “tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt động trong xã hội” [13; 30].
Tính tích cực, chủ động của sinh viên trong nhận thúc tri thức lý luận chính trị thực chất là mong muốn hiểu biết, cố gắng nhận thức và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Đó là một trạng thái hoạt động học tập mang tính tự giác, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong Khoa nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Khoa Khoa học Chính trị.
Sinh viên vốn là lứa tuổi năng động và sáng tạo, việc phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên là phù hợp với quy luật tâm lý, nhận thức của đối tượng. Như vậy, bằng trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật của mình, người thầy thông qua quá trình công tác giáo dục lý luận chính trị cần gieo vào lòng mỗi sinh viên lý tưởng, tình cảm, đạo đức cách mạng; hun đúc ý chí vươn lên trong học tập và cuộc sống; biết đặt ra nhu cầu và đặt ra yêu cầu hợp lý về nhận thức và vận dụng lý luận chính trị trong mỗi sinh viên.
Đối với sinh viên, cần nhận thức được rằng, không ai khác, chính sinh viên là chủ nhân tương lai của đất nước, đất nước đang trong chờ rất nhiều ở việc học tập và rèn luyện của chúng ta. Việc học tốt các môn chuyên ngành là điều cần thiết, song nếu chỉ có kiến thức chuyên ngành thì chúng ta sẽ bị lạc hậu về mặt lý luận, vì việc học tập các môn khoa học Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta nắm bắt được những kiến thức cơ bản, kết hợp với việc liên hệ thực tiễn, từ đó có tư duy độc lập, đúng đắn, hành động phù hợp trong cuộc sống, qua đó, sinh viên có được phương pháp tiếp cận, nắm bắt thông tin, kiến thức một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, tự học tốt là nội lực của sinh viên được phát huy cao độ bởi trong quá trình đó sinh viên phải kết hợp cao độ lý trí và tình cảm đối với môn học, phải chiến thắng những cám dỗ, tác động tiêu cực khách quan xung quanh và chiến thắng sức ỳ, sự thụ động, tâm lý buông xuôi… của chính bản than mình. Chẳng hạn, những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường như lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, chỉ quan tâm đến hưởng thụ và bản thân mình, trong khi phần nhiều sinh viên phải sống xa nhà và điều kiện kinh tế gia đình hạn hẹp. Họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống thường nhật về nơi ăn, chốn ở, bát cơm, manh áo và nhiều nhu cầu vật chất khác. Nếu chỉ nghĩ cho bản thân mình và chỉ lo hưởng thụ thì họ sẽ không còn hứng thú với chuyện học hành, không còn quan tâm đến lý luận chính trị vừa “khô” vừa “khó”. Bởi vậy, sinh viên phải xác định đúng động cơ học tập và tiếp thu công tác giáo dục lý luận chính trị của thầy cô là cần thiết và quan trọng đối với bản thân mình. Tại sao? Bởi, nó có thể trang bị cho mình thế giới quan và phương pháp luận, nhân sinh quan đúng đắn làm hành trang cho hoạt động thực tiễn hữu ích và hiệu quả chứ không phải học cốt để cho qua chuyện hoặc để đạt điểm khá, giỏi cho “đẹp bảng điểm” đại học. Để học tập các môn khoa học Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh có hiệu quả, theo tôi thì sinh viên cần:
- Lắng nghe thật kỹ những gì giảng viên nói và ghi chép thật nhanh những ý chính. Nếu có gì vướng mắc chưa hiểu hoặc không tìm thấy trong tài liệu thì lập tức hỏi giảng viên. Biện pháp này đòi hỏi sinh viên phải nghiêm túc trong quá trình học tập, nhất là đối với môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, khối lượng kiến thức nhiều, thời gian lại ít, nên sinh viên phải đọc và tự nghiên cứu nhiều.
- Tự phân tích, mổ xẻ vấn đề để hiểu một cách thấu đáo. Không nên ghi chép để học thuộc lòng, học vẹt, như vậy, khi làm bài kiểm tra, bài thi sẽ chỉ là những mảng chắp vá chú không là bài vết liền mạch.
- Đối với các môn khoa học Mác – Lê nin, việc đọc sách tham khảo là rất quan trọng, vì tài lệu của các môn này rất nhiều, phong phú, ngoài giáo trình, còn có sách tham khảo, sách nghiên cứu, sách kinh điển, các tạp chí khoa học, chính vì vậy, sinh viên phải tìm cho mình một phương pháp, một nghệ thuật để đọc sách có hiệu quả nhất để từ đó có thể hiểu sâu hơn về các luận điểm trong sách cũng như trong bài giảng.
Bản thân mỗi sinh viên phải thấm nhuần nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành” để thường xuyên liên hệ thực tiễn, áp dụng những kiến thức lý luận chính trị vào thực tiễn cuộc sống hiện tại cũng như trong tương lai. Chẳng hạn, giáo dục lý luận chính trị trang bị cho sinh viên thế giới quan khoa học bao gồm tri thức khoa học, niềm tin đúng đắn và lý tưởng tốt đẹp. Trên cơ sở đó, mỗi sinh viên phải biết vận dụng vào thực tế cuộc sống khi nhìn nhận đánh giá một vấn đề nào đó phải đứng trên quan điểm toàn diện và phát triển, đồng thời đặt trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Có như vậy, sinh viên mới tránh được những sai lầm như bảo thủ, trì trệ, định kiến với những khác lạ, những nhân tố mới…hay ngộ nhận, lầm tưởng và đễ sa vào cạm bẫy của cuộc sống. Điều này có thể giúp sinh viên có thái độ cởi mở, hòa nhập với những nhân tố mới; vị tha, nhân ái với những sai lầm, khuyết điểm của người khác; hiểu được những khó khăn, phức tạp của sự phát triển của đất nước, của bản thân là tất yếu, tránh rơi vào tâm trạng bi quan, chán nản, dao động trước những khó khăn trước mắt và tỉnh táo trước những cám dỗ cũng như âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Tóm lại, công tác giáo dục lý luận chính trị là một công việc thường xuyên và lien tục. Công việc trên không dừng lại ở những sinh viên học xong các môn khoa học chính trị hay mới bắt đầu từ những sinh viên mới bắt đầu học các môn Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mà công việc ấy diễn ra trên bình diện sâu và rộng và nó phải được thực hiện thường xuyên mang tính chiến lược và cần được sự hỗ trợ của toàn trường, từ cấp quản lý đến giáo viên. Chính chủ thể giáo dục là tấm gương phản chiếu về nhân cách của một con mới XHCN, chính chủ thể giáo dục là người đầu tiên được giáo dục về lý luận chính trị từ đó mới có thể nhân rộng hình ảnh ấy ra toàn