Xuất một số giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài thiết sam giả lá ngắn (pseudotsuga brevifolia w c cheng l k fu (Trang 51 - 75)

- Hiện nay loài Thiết sam giả lá ngắn tại xã Sà Phìn và xã Thài Phìn

Tủng còn lại là rất ít nên sự tác động tiêu cựu lên loài cây này không còn nhiều như trước nữa. Tuy nhiên vẫn phải có một số giải pháp để bảo tồn và phát triển loài.

- Các cán bộ công nhân viên chức trong ngành Lâm nghiệp, đặc biệt là lực lượng Kiểm lâm phải liên tục cập nhật những chính sách đường lối của Đảng và nhà nước ban hành để có thêm hiểu biết về luật và áp dụng một cách chính xác nhất vào công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Bổ sung thêm lực lượng và các trang thiết bị cần thiết cho lực lượng Kểm lâm và tuần rừng, vì hiện tại số lượng Kiểm lâm và tuần rừng còn rất mỏng, trang thiết bị còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế bảo vệ và phát triển rừng.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục cho người dân hiểu biết về lợi ích và việc hưởng lợi từ rừng, từ đó cho họ hiểu bảo vệ rừng là mang lại hạnh phúc cho gia đình và xã hội.

- Đổi mới phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận thông tin, nhất là đối với đồng bào dân tộc ít người, sống ở vùng sâu vùng xa. Đưa kiến thức cơ bản về bảo vệ tài nguyên rừng vào chương trình giảng dạy ở cấp tiểu học và trung học. In ấn phát hành các tài liệu tuyên truyền để phân phát cho cộng đồng, xây dựng các bảng tuyên truyền ở khu vực tập trung đông người, trên giao lộ và cửa rừng….

- Mở các lớp xóa mù chữ cho người dân vùng sâu vùng xa để nâng cao trình độ dân trí, nâng cao sự hiểu biết về rừng.

- Đưa các dự án của nhà nước và các tổ chức phi chính phủ vào cộng đồng nhắm phát triển đời sống nhân dân, qua đó giảm áp lực tới rừng.

- Tăng cường mức xử phạt vi phạm hành chính, tăng mức răn đe đối với những người có hành vi phá rừng trái phép nhất là tình trạng tái phạm nhiều lần.

- Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng, xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng ở cấp xã.

- Tăng cường tính đoàn kết giữa đồng bào và cán bộ quản lý, cán bộ Kiểm lâm địa bàn sao cho mỗi người dân sẽ trở thành một người bảo vệ rừng.

- Đưa ra các chính sách từ rừng: Giao đất giao rừng cho người dân địa phương để họ có thể quản lý và bảo vệ tốt hơn.

- Tăng cường công tác quản lý tài nguyên rừng: Tuần tra thường xuyên các khu vực trọng điểm trong việc khai thác rừng trái phép và cháy rừng. Thường xuyên tổ chức các cuộc họp, phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng thành viên để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc địa phương, thành lập các đoàn đến các khu vực điểm nóng về phá rừng và khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao để kiểm tra, đôn đốc trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy.

- Phải bảo vệ tránh những tác động tiêu cực của con người, gia súc và phòng chống lửa rừng. Thực hiện các đợt tập huấn, đào tạo để nâng cao kiến thức cho người dân sống trong và xung quanh rừng để nâng cao ý thức bảo vệ rừng.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước nơi có đội ngũ cán bộ, có kiến thức sâu rộng về nông lâm nghiệp để chuyển giao khoa học kỹ thuật gây trồng các loài quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có loài Thiết sam giả lá ngắn.

- Giải pháp bảo tồn: Tổ chức bảo vệ loài Thiết sam giả lá ngắn nghiêm cấm việc khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép loài cây này. Cần điều tra tổng thể về các loài cây quý tại các diện tích rừng của các xã lân cận với Sà Phìn và Thài Phìn Tủng để có số liệu tổng thể về thực vật, từ đó thành lập khu bảo tồn loài để bảo tồn các loài cây quý hiếm và loài Thiết sam giả lá ngắn

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Trải qua quá trình điều tra thu thập số liệu và phân tích số liệu tôi đã thu thập được một số kết quả phục vụ cho đề tài tốt nghiệp “Nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài Thiết sam giả lá ngắn (pseudotsuga brevifolia W.C CHENG &

L.K.FU, 1975) tại Huyện Đồng Văn - Tỉnh Hà Giang” của tôi như sau:

1. Đặc điểm thảm thực vật nơi có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố

- Đặc điểm cấu trúc về tổ thành, mật độ tầng cây gỗ nơi loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố

+ Đặc điểm cấu trúc về tổ thành, mật độ tầng cây gỗ tại vị trí đỉnh

Từ kết quả nghiên cứu trên bảng 4.1 cho ta thấy mật độ tầng cây gỗ là 640 cây/ha, trong đó loài Thiết sam giả lá ngắn là loài có mật độ lớn nhất là 552 cây/ha chiếm 43,82%, thứ hai là loài Tông dù chiếm 12,80%, thứ ba là loài Nhọc chiếm 11,12%, tiếp đến là loài Thông đỏ chiếm 10,23%, rồi đến loài Thông tre lá ngắn chiếm 8,27%, sau đó là loài Cẩm chi chiếm 8,19%, và cuối cùng là loài Mun chiếm 5,57%. Tại vị trí đỉnh cho ta thấy có 7 loài cây tham gia vào công thức.

Công thức tổ thành tầng cây cao:

43,82TSGLN + 12,80Tdu + 11,12N + 10,23Td + 8,27Ttln + 8,19Cc + 5,57M

+ Đặc điểm cấu trúc về tổ thành, mật độ tầng cây gỗ tại vị trí sườn

Qua kết quả nghiên cứu trên bảng 4.2 cho ta thấy có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành sinh thái, trong đó loài có mật độ cao nhất là loài Thiết sam giả lá ngắn chiếm 56,4%, thứ hai là loài Nhọc chiếm 9,52%, thứ ba là loài Kẹn chiếm 8.38%, thứ tư là loài Tông dù chiếm 8,26%, sau đó là loài Thôi chanh chiếm 6,87% và cuối cùng là loài Thông tre lá ngắn chiếm 5,87%.

56,4TSGLN + 9,52N + 8,38K + 8,26Tdu + 6,87 Tc + 5,87Ttln + 4,70Lk

- Đặc điểm về cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh nơi loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố

+ Tại vị trí đỉnh: Từ kết quả nghiên cứu và bảng 4.3 cho ta thấy, trạng thái thảm thực vật rừng nới có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố có 9 loài cây tái sinh xuất hiện với mật độ là 1076 cây/ha, trong đó loài Thiết sam giả lá ngắn chiếm đa số loài cây tái sinh với mật độ là 400 cây/ha, tiếp đến là loài Mun với mật độ là 372 cây/ha, sau đó là loài Tông dù với mật độ là 108 cây/ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tại vị trí sườn: Từ kết quả nghiên cứu và bảng 4.3 cho ta thấy, trạng thái thảm thực vật rừng nơi có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố có tổng số 12 loài cây tái sinh xuất hiện với mật độ là 957 cây/ha, trong đó loài Mun là loài chiếm đa số cây tái sinh tại vị trí sườn với mật độ là 418 cây/ha, sau đó là loài Thiết sam giả lá ngắn với mật độ là 350 cây/ha, tiếp đến là loài Tùng trắng với mật độ là 111 cây/ha.

2. Phân bố số cây theo cấp chiều cao

Qua kết quả nghiên cứu và qua các bảng cho ta thấy tại hai vị trí đều có sự giống nhau là , có hiện tượng phân tầng và có xu hướng phần trăm số cây giảm dần khi cấp chiều cao tăng và ngược lại khi cấp chiều cao giảm dần thì phần trăm số cây tăng dần. Cấp chiều cao có số cây lớn nhất ở cấp từ 0 – 5 m và nhở nhất ở cấp từ 15 – 20 m.

3. Phân bố số cây theo cấp đường kính

Qua kết quả nghiên cứu cho ta thấy về cơ bản số cây theo cấp đường kính có quy luật phân bố giảm cấp đường kính càng nhỏ thì số cây càng lớn. Số cây phân bố nhiều nhất là ở cấp đường kính từ 20 – 30 cm và ngược lại các cấp đường kính càng lớn thì số cây càng ít. Cấp đường kính càng tăng thì

số cây càng giảm và ngược lại cấp đường kính càng giảm thì số cây càng tăng. Điều đó thể hiện các trạng thái rừng ở nơi có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố, số loài và số cây chủ yếu có cấp đường kính nhỏ và trung bình.

5.2. Kiến nghị

- Cần phải có thời gian dài hơn để có thể điều tra thêm nhiều tuyến hơn tại hai xã Thài Phìn Tủng và xã Sà Phìn, tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm phân bố của loài Thiết sam giả lá ngắn.

- Tiếp tục điều tra bổ xung để xác định thêm về sự phân bố, số lượng của loài trong thời gian tiếp theo tại huyện Đồng Văn – tỉnh Hà Giang.

- Tăng cường sự hợp tác với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ để có nguồn ngân sách phục vụ cho công tác bảo vệ - phát triển loài Thiết sam giả lá ngắn nói riêng và bảo vệ - phát triển rừng nói chung.

Tiến hành trồng thử nghiệm loài Thiết sam giả lá ngắn trên diện tích phân bố tự nhiên của chúng.

- Tăng cường công tác bảo tồn và quản lý bảo vệ rừng một cách hiệu quả, bằng mọi biện pháp phải giữ được diện tích tự nhiên còn lại nhằm bảo vệ hệ sinh thái núi đá vôi và các loài quý hiếm đang trên giai đoạn bị tuyệt chủng nếu chúng ta không bảo vệ tốt.

- Có nguồn ngân sách trả lương cho đội ngũ tuần tra rừng trong cả năm và đủ sống thì lực lượng này mới chuyên tâm vào công tác bảo vệ rừng, vì vai trò của đội ngũ này là rất lớn, họ chính là những người dân bản địa rất am hiểu về địa hình của khu vực họ quản lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1]. Phạm Hồng Ban (2000), Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái sau nương rẫy ở vùng Tây nam Nghệ An, Luận án Tiến sỹ sinh học, Đại học Sư Phạm Vinh, Nghệ An.

[2]. Catinot R. (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi, Vương Tấn Nhị dịch, Tài liệu KHLN, Viện KHLN Việt Nam.

[3]. Trần Văn Con (1991), Khả năng ứng dụng mô phỏng toán để nghiên cứu cấu trúc và động thái của hệ sinh thái rừng khộp ở cao nguyên DakNong, Daklak, Luận văn PTS KHNN, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

[4]. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên. Luận án Tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

[5]. Bùi Văn Chúc (1996), Bước đầu tìm hiểu đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ đầu nguồn làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý tại Lâm trường Sông đà - Hoà Bình, Luận văn thạc sĩ KHLN, Trường Đại học Lâm Nghiệp.

[6]. Nguyễn Duy Chuyên (1988), Cấu trúc tăng trưởng sản lượng và tái sinh tự nhiên rừng thường xanh lá rộng hỗn loài thuộc ba vùng kinh tế lâm nghiệp ở Việt Nam, Tóm tắt luận án tiến sĩ khoa học tại Hungary, bản tiếng Việt tại Thư viện Quốc gia, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

[7]. Nguyễn Duy Chuyên (1995), “Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu Nghệ An”,

Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991-1995. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 1995, tr. 53-56

[8]. Nguyễn Anh Dũng (2000), Nghiên cứu một sô đặc điểm tái sinh tự nhiên và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên ở Lâm trường Sông Đà - Hoà Bình, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

[9]. Bùi Thế Đồi (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên quần xã thực vật rừng trên núi đã vôi tại ba địa phương ở miền Bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm Nghiệp, Trường Đại Học Lâm nghiệp.

[10]. Đồng Sỹ Hiền (1974), Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

[11]. Vũ Tiến Hinh (1991), “Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên”, Tạp chí Lâm nghiệp, 2/91, tr. 3-4.

[12]. Đào Công Khanh (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất các biện pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội.

[13]. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[14]. Phùng Ngọc Lan (1984), “Bảo đảm tái sinh trong khai thác rừng”, Tạp chí Lâm nghiệp, (9). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[15]. Nguyễn Ngọc Lung, Phó Đức Chỉnh, Đào Công Khanh, Trịnh Khắc Mười (1993), Quy luật tái sinh phục hồi sau nương rẫy trong phát triển kinh tế môi trường bền vững vùng núi cao. Tài liệu hội thảo Khoa học Mô hình phát triển Kinh tế - Môi trường, Hà Nội.

[16]. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn (1995), Khả năng tái sinh tự nhiên thảm thực vật vùng núi cao Sa Pa. Tạp chí Lâm Nghiệp, 2/1995, 12-13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn.

[17]. Trần Ngũ Phương (2000), Một số vấn đề về rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[18]. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

[19]. Vũ Đình Phương (1987) “Cấu trúc rừng và vốn rừng trong không gian và thời gian”, Thông tin Khoa học lâm nghiệp (1).

[20]. Vũ Đình Phương, Đào Công Khanh (2001), “Kết quả thử nghiệm phương pháp nghiên cứu một số quy luật cấu trúc, sinh trưởng phục vụ điều chế rừng lá rộng, hỗn loại thường xan ở Kon Hà Nừng - Gia Lai”, Nghiên cứu rừng tự nhiên, Nxb Thống kê, Hà Nội, , tr 94 - 100.

[21]. Plaudy. J- Rừng nhiệt đới ẩm, Văn Tùng dịch, Tổng luận chuyên đề số 8/1987, Bộ Lâm nghiệp.

[22]. Phạm Đình Tam (2001), “Khả năng tái sinh phục hồi rừng sau khai thác tại Kon Hà Nừng”, Nghiên cứu rừng tự nhiên, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr. 122-128.

[23]. Lê Đồng Tấn, Đỗ Hữu Thư, Hà Văn Tuế (1995), “Một số kết quả nghiên cứu về cấu trúc thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy tại Chiềng Sinh, Sơn La”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 117-121.

[24]. Lê Đồng Tấn (2003), “Nghiên cứu rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên trên đất sau nương rẫy.

[25]. Lê Đồng Tấn (1999), Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên của một số quần xã thực vật sau nương rẫy tại Sơn La phục vụ cho việc khoanh

nuôi. Luận án Tiến sỹ sinh học, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

nương rẫy ở Sơn La”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (3), tr. 341- 343.

[26]. Nguyễn Hải Tuất (1986), “Phân bố khoảng cách và ứng dụng của nó”, Thông tin Khoa học kỹ thuật, Trường Đại Học Lâm Nghiệp, (4).

[27]. Nguyễn Hải Tuất (1982), Thống kê toán học trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[28]. Trần Xuân Thiệp (1995), “Nghiên cứu qui luật phân bố chiều cao cây tái sinh trong rừng chặt chọn tại lâm trường Hương Sơn, Hà Tĩnh”, Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Viện Điều tra qui hoạch rừng 1991- 1995, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[29]. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

[30]. Nguyễn Vạn Thường (1991), “Bước đầu tìm hiểu tình hình tái sinh tự nhiên ở một số khu rừng miền Bắc Việt nam”, Một số công trình 30 năm điều tra qui hoạch rừng 1961-1991, Viện Điều tra qui nhoạch rừng, Hà Nội, tr. 49-54.

[31]. Phạm Ngọc Thường (2003), “Nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh tự nhiên và đề xuất một số giải pháp kĩ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy ở hai tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn, Luận văn tiến sĩ lâm nghiệp, Hà Nội, tr 33 – 36.

[32]. Phạm Ngọc Thường (2001), “Một số mô hình phục hồi rừng và sử dụng đất bỏ hoá sau nương rẫy ở Thái Nguyên và Bắc Kạn”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 01(7), tr. 480-481.

[33]. Thái Văn Trừng (2000), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật.

[34]. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

[35]. Nguyễn Văn Trương (1983), Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài, Nxb

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài thiết sam giả lá ngắn (pseudotsuga brevifolia w c cheng l k fu (Trang 51 - 75)