chiều cao tại hai vị trí
Bảng 4.7. Phân bố số cây TSGLN trong quần thể theo cấp chiều cao tại vị trí sườn núi đá vôi
Cấp chiều cao (m) Số cây Tỷ lệ (%) I (0 - 5) 103 57,22 II (5 - 10) 74 41,11 III (10 - 15) 3 1,67 IV (15 - 20) 0 0 Tổng 180 100
Hình 4.5. Đồ thị phân bố số cây TSGLN trong quần thể theo cấp chiều cao tại vị trí sườn núi đá vôi
Từ kết quả các số liệu trong bảng 4.6 phân bố số cây TSGLN trong quần thể theo cấp chiều cao và đồ thị hình 4.5 tại vị trí sườn núi đá vôi cho ta thấy, đường biểu diễn phân bố thực nghiệm số cây theo cấp chiều cao có xu hướng cấp chiều cao càng tăng thì số cây càng giảm. Số cây đạt cực đại ở cấp chiều cao từ 0 – 5 m với số cây đạt tới 103 cây chiếm đến 57,22% trong tổng số cây, ở cấp chiều cao từ 5- 10 m có 74 cây chiếm 41,11% tổng số cây, ở cấp
chiều cao từ 10 – 15 m có 3 cây chiếm 1,67% tổng số cây và thấp nhất là cấp chiều cao từ 15 – 20 m không có cây nào.
Bảng 4.8. Phân bố số cây TSGLN trong quần thể theo cấp chiều cao tại vị trí đỉnh núi đá vôi Cấp chiều cao (m) Số cây Tỷ lệ (%) I (0 - 5) 37 56,06 II (5 - 10) 24 36,36 III (10 - 15) 5 7,58 IV (15 - 20) 0 0 Tổng 66 100
Hình 4.6. Đồ thị phân bố số cây TSGLN trong quần thể theo cấp chiều cao tại vị trí đỉnh núi đá vôi
Từ kết quả số liệu phân bố số cây TSGLN trong quần thể theo cấp chiều cao tại vị trí đỉnh núi đá vôi trong bảng 4.7 và đồ thị hình 4.6 cho ta thấy, cấp chiều cao càng giảm thì số cây cao càng tăng. Số cây đạt cực đại tại cấp chiều cao từ 0 – 5 m đạt tới 37 cây chiếm 56,06% trong tổng số cây, ở cấp chiều cao từ 5 -10 m có 24 cây chiếm 36,36% tổng số cây, ở cấp chiều cao từ 10 – 15 m có 5 cây chiếm 7,58% tổng số cây, ở cấp chiều cao từ 15 – 20 m không có cây nào.