Cây gỗ, cao trung bình từ 8 - 10 m, đường kính từ 25 - 60 cm, cây mọc đứng, cây ngắn tán rộng, tròn. Vỏ nứt sâu dạng vảy, màu xám nâu. Khi ta dùng dao vạc nhẹ lớp vỏ ngoài của thân cây to, ta sẽ thấy lớp vỏ tiếp theo có màu nâu đỏ . Khi ta đẽo sâu vào vỏ cây ta sẽ thấy lớp vỏ màu nâu đỏ hồng, vỏ cây dày khoảng từ 0,4 – 0,6 cm. Thiết sam giả lá ngắn phân cành theo cùng đốt, các đốt mọc đối xứng nhau kiểu chữ thập, tán rộng và tròn, phân cành theo từng đốt, đường kính tán khoảng từ 2 – 6 m.
66,77% tổng số cây, ở cấp chiều cao từ 5 – 10 m có 102 cây chiếm 32,59% tổng số cây, ở cấp chiều cao từ 10 – 15 m có 2 cây chiếm 0,64% tổng số cây và thấp nhất là cấp chiều cao từ 15 – 20 m không có cây nào.
Bảng 4.6. Phân bố số cây (cá thể) theo cấp chiều cao tại vị trí đỉnh núi đá vôi
Chiều cao (m) Số cây Tỉ lệ (%)
I(0 - 5) 70 50 II(5 - 10) 65 46,43 III(10 - 15) 5 3,57 IV(15 - 20) 0 0 Tổng 140 100
Hình 4.4. Đồ thị phân bố số cây theo cấp chiều cao tại vị trí đỉnh núi đá vôi
Kết quả các số liệu phân bố cây theo cấp chiều cao tại vị trí đỉnh của các loài được trình bày ở bảng 4.6 và đồ thị hình 4.4 cho thấy, đường biểu diễn phân bố thực nghiệm số cây theo cấp chiều cao có hiện tượng phân tầng và có xu hướng phần trăm số cây giảm dần khi cấp chiều cao tăng dần. Số cây đạt cực đại ở cấp chiều cao từ 0 – 5 m với số cây đạt tới 70 cây chiếm đến 50% tổng số cây, ở cấp chiều cao từ 5 – 10 m có 65 cây chiếm 46,43% tổng
số cây, ở cấp chiều cao từ 10 – 15 m có 5 cây chiếm 3,57% tổng số cây và thấp nhất là cấp chiều cao từ 15 – 20 m không có cây nào.
4.5.2. Phân bố số cây loài Thiết sam giả lá ngắn trong quần xã theo cấpchiều cao tại hai vị trí chiều cao tại hai vị trí
Bảng 4.7. Phân bố số cây TSGLN trong quần thể theo cấp chiều cao tại vị trí sườn núi đá vôi
Cấp chiều cao (m) Số cây Tỷ lệ (%) I (0 - 5) 103 57,22 II (5 - 10) 74 41,11 III (10 - 15) 3 1,67 IV (15 - 20) 0 0 Tổng 180 100
Hình 4.5. Đồ thị phân bố số cây TSGLN trong quần thể theo cấp chiều cao tại vị trí sườn núi đá vôi
Từ kết quả các số liệu trong bảng 4.6 phân bố số cây TSGLN trong quần thể theo cấp chiều cao và đồ thị hình 4.5 tại vị trí sườn núi đá vôi cho ta thấy, đường biểu diễn phân bố thực nghiệm số cây theo cấp chiều cao có xu hướng cấp chiều cao càng tăng thì số cây càng giảm. Số cây đạt cực đại ở cấp chiều cao từ 0 – 5 m với số cây đạt tới 103 cây chiếm đến 57,22% trong tổng số cây, ở cấp chiều cao từ 5- 10 m có 74 cây chiếm 41,11% tổng số cây, ở cấp
chiều cao từ 10 – 15 m có 3 cây chiếm 1,67% tổng số cây và thấp nhất là cấp chiều cao từ 15 – 20 m không có cây nào.
Bảng 4.8. Phân bố số cây TSGLN trong quần thể theo cấp chiều cao tại vị trí đỉnh núi đá vôi Cấp chiều cao (m) Số cây Tỷ lệ (%) I (0 - 5) 37 56,06 II (5 - 10) 24 36,36 III (10 - 15) 5 7,58 IV (15 - 20) 0 0 Tổng 66 100
Hình 4.6. Đồ thị phân bố số cây TSGLN trong quần thể theo cấp chiều cao tại vị trí đỉnh núi đá vôi
Từ kết quả số liệu phân bố số cây TSGLN trong quần thể theo cấp chiều cao tại vị trí đỉnh núi đá vôi trong bảng 4.7 và đồ thị hình 4.6 cho ta thấy, cấp chiều cao càng giảm thì số cây cao càng tăng. Số cây đạt cực đại tại cấp chiều cao từ 0 – 5 m đạt tới 37 cây chiếm 56,06% trong tổng số cây, ở cấp chiều cao từ 5 -10 m có 24 cây chiếm 36,36% tổng số cây, ở cấp chiều cao từ 10 – 15 m có 5 cây chiếm 7,58% tổng số cây, ở cấp chiều cao từ 15 – 20 m không có cây nào.
4.6. Phân bố số cây theo cấp đường kính tại hai vị trí
Bảng 4.9. Phân bố số cây theo cấp đường kính tại vị trí sườn núi đá vôi
Cấp đường kính (cm) Số cây Tỷ lệ (%) I(20-30) 141 45,05 II(30-40) 117 37,38 III(40-50) 41 13,1 IV(50-60) 10 3,19 V(60-70) 2 0,64 VI(70-80) 1 0,32 VII(80-90) 0 0 VIII(90-100) 1 0,32 Tổng 313 100
Hình 4.7. Đồ thị phân bố số cây theo cấp đường kính tại vị trí sườn núi đá vôi
Kết quả các số liệu phân bố cây theo cấp đường kính tại vị trí sườn của các loài được trình bày ở bảng 4.9 và đồ thị hình 4.7 cho thấy, đường biểu diễn phân bố thực nghiệm số cây theo cấp đường kính có hiện tượng phân tầng và có xu hướng phần trăm số cây giảm dần khi cấp đường kính tăng dần. Số cây đạt cực đại ở cấp đường kính từ 20 – 30 cm với số cây đạt tới 141 cây
chiếm đến 45,05% tổng số cây, ở cấp đường kính từ 30 – 40 cm có 117 cây chiếm 37,38% tổng số cây, ở cấp đường kính từ 40 – 50 cm có 41 cây chiếm 13,1% tổng số cây, ở cấp đường kính từ 50 – 60 cm có 10 cây chiếm 3,19% tổng số cây, ở cấp đường kính từ 60 – 70 cm có 2 cây chiếm 0,64% tổng số cây, ở cấp đường kính từ 70 – 80 cm và cấp đường kính từ 90 – 100 cm đều có 1 cây chiếm 0,32%, thấp nhất là cấp đường kính từ 80 – 90 cm không có cây nào.
Bảng 4.10. Phân bố số cây theo cấp đường kính tại vị trí đỉnh núi đá vôi
Cấp đường kính (cm) Số cây Tỷ lệ (%) I(20-30) 70 50 II(30-40) 39 27,86 III(40-50) 16 11,44 VI(50-60) 10 7,14 V(60-70) 3 2,14 VI(70-80) 1 0,71 VIII(80-220) 1 0,71 Tổng 140 100
Hình 4.8. Đồ thị phân bố số cây theo cấp đường kính tại vị trí đỉnh núi đá vôi
Từ kết quả số liệu phân bố số cây TSGLN trong quần thể theo cấp cấp chiều cao tại vị trí đỉnh núi đá vôi trong bảng 4.10 và đồ thị hình 4.8 cho ta thấy, cấp chiều cao càng giảm thì số cây cao càng tăng. Số cây đạt cực đại tại cấp đường kính từ 20 – 30 cm đạt tới 70 cây chiếm 50% trong tổng số cây, ở cấp đường kính từ 30 – 40 cm có 39 cây chiếm 27,86% tổng số cây, ở cấp đường kính từ 40 – 50 cm có 16 cây chiếm 11,44% tổng số cây, ở cấp đường kính từ 50 – 60 cm có 10 cây chiểm 7,14% tổng số cây, ở cấp đường kính từ 60 – 70 cm có 3 cây chiếm 2,14% và số cây thấp nhất có cấp đường kính từ 70- 80 cm và cấp đường kính từ 80 – 220 cm đều có 1 cây chiếm 0,71%.
4.7. Đề xuất một số giải pháp
- Hiện nay loài Thiết sam giả lá ngắn tại xã Sà Phìn và xã Thài Phìn
Tủng còn lại là rất ít nên sự tác động tiêu cựu lên loài cây này không còn nhiều như trước nữa. Tuy nhiên vẫn phải có một số giải pháp để bảo tồn và phát triển loài.
- Các cán bộ công nhân viên chức trong ngành Lâm nghiệp, đặc biệt là lực lượng Kiểm lâm phải liên tục cập nhật những chính sách đường lối của Đảng và nhà nước ban hành để có thêm hiểu biết về luật và áp dụng một cách chính xác nhất vào công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Bổ sung thêm lực lượng và các trang thiết bị cần thiết cho lực lượng Kểm lâm và tuần rừng, vì hiện tại số lượng Kiểm lâm và tuần rừng còn rất mỏng, trang thiết bị còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế bảo vệ và phát triển rừng.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục cho người dân hiểu biết về lợi ích và việc hưởng lợi từ rừng, từ đó cho họ hiểu bảo vệ rừng là mang lại hạnh phúc cho gia đình và xã hội.
- Đổi mới phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận thông tin, nhất là đối với đồng bào dân tộc ít người, sống ở vùng sâu vùng xa. Đưa kiến thức cơ bản về bảo vệ tài nguyên rừng vào chương trình giảng dạy ở cấp tiểu học và trung học. In ấn phát hành các tài liệu tuyên truyền để phân phát cho cộng đồng, xây dựng các bảng tuyên truyền ở khu vực tập trung đông người, trên giao lộ và cửa rừng….
- Mở các lớp xóa mù chữ cho người dân vùng sâu vùng xa để nâng cao trình độ dân trí, nâng cao sự hiểu biết về rừng.
- Đưa các dự án của nhà nước và các tổ chức phi chính phủ vào cộng đồng nhắm phát triển đời sống nhân dân, qua đó giảm áp lực tới rừng.
- Tăng cường mức xử phạt vi phạm hành chính, tăng mức răn đe đối với những người có hành vi phá rừng trái phép nhất là tình trạng tái phạm nhiều lần.
- Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng, xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng ở cấp xã.
- Tăng cường tính đoàn kết giữa đồng bào và cán bộ quản lý, cán bộ Kiểm lâm địa bàn sao cho mỗi người dân sẽ trở thành một người bảo vệ rừng.
- Đưa ra các chính sách từ rừng: Giao đất giao rừng cho người dân địa phương để họ có thể quản lý và bảo vệ tốt hơn.
- Tăng cường công tác quản lý tài nguyên rừng: Tuần tra thường xuyên các khu vực trọng điểm trong việc khai thác rừng trái phép và cháy rừng. Thường xuyên tổ chức các cuộc họp, phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng thành viên để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc địa phương, thành lập các đoàn đến các khu vực điểm nóng về phá rừng và khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao để kiểm tra, đôn đốc trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy.
- Phải bảo vệ tránh những tác động tiêu cực của con người, gia súc và phòng chống lửa rừng. Thực hiện các đợt tập huấn, đào tạo để nâng cao kiến thức cho người dân sống trong và xung quanh rừng để nâng cao ý thức bảo vệ rừng.
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước nơi có đội ngũ cán bộ, có kiến thức sâu rộng về nông lâm nghiệp để chuyển giao khoa học kỹ thuật gây trồng các loài quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có loài Thiết sam giả lá ngắn.
- Giải pháp bảo tồn: Tổ chức bảo vệ loài Thiết sam giả lá ngắn nghiêm cấm việc khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép loài cây này. Cần điều tra tổng thể về các loài cây quý tại các diện tích rừng của các xã lân cận với Sà Phìn và Thài Phìn Tủng để có số liệu tổng thể về thực vật, từ đó thành lập khu bảo tồn loài để bảo tồn các loài cây quý hiếm và loài Thiết sam giả lá ngắn
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Trải qua quá trình điều tra thu thập số liệu và phân tích số liệu tôi đã thu thập được một số kết quả phục vụ cho đề tài tốt nghiệp “Nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài Thiết sam giả lá ngắn (pseudotsuga brevifolia W.C CHENG &
L.K.FU, 1975) tại Huyện Đồng Văn - Tỉnh Hà Giang” của tôi như sau:
1. Đặc điểm thảm thực vật nơi có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố
- Đặc điểm cấu trúc về tổ thành, mật độ tầng cây gỗ nơi loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố
+ Đặc điểm cấu trúc về tổ thành, mật độ tầng cây gỗ tại vị trí đỉnh
Từ kết quả nghiên cứu trên bảng 4.1 cho ta thấy mật độ tầng cây gỗ là 640 cây/ha, trong đó loài Thiết sam giả lá ngắn là loài có mật độ lớn nhất là 552 cây/ha chiếm 43,82%, thứ hai là loài Tông dù chiếm 12,80%, thứ ba là loài Nhọc chiếm 11,12%, tiếp đến là loài Thông đỏ chiếm 10,23%, rồi đến loài Thông tre lá ngắn chiếm 8,27%, sau đó là loài Cẩm chi chiếm 8,19%, và cuối cùng là loài Mun chiếm 5,57%. Tại vị trí đỉnh cho ta thấy có 7 loài cây tham gia vào công thức.
Công thức tổ thành tầng cây cao:
43,82TSGLN + 12,80Tdu + 11,12N + 10,23Td + 8,27Ttln + 8,19Cc + 5,57M
+ Đặc điểm cấu trúc về tổ thành, mật độ tầng cây gỗ tại vị trí sườn
Qua kết quả nghiên cứu trên bảng 4.2 cho ta thấy có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành sinh thái, trong đó loài có mật độ cao nhất là loài Thiết sam giả lá ngắn chiếm 56,4%, thứ hai là loài Nhọc chiếm 9,52%, thứ ba là loài Kẹn chiếm 8.38%, thứ tư là loài Tông dù chiếm 8,26%, sau đó là loài Thôi chanh chiếm 6,87% và cuối cùng là loài Thông tre lá ngắn chiếm 5,87%.
56,4TSGLN + 9,52N + 8,38K + 8,26Tdu + 6,87 Tc + 5,87Ttln + 4,70Lk
- Đặc điểm về cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh nơi loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố
+ Tại vị trí đỉnh: Từ kết quả nghiên cứu và bảng 4.3 cho ta thấy, trạng thái thảm thực vật rừng nới có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố có 9 loài cây tái sinh xuất hiện với mật độ là 1076 cây/ha, trong đó loài Thiết sam giả lá ngắn chiếm đa số loài cây tái sinh với mật độ là 400 cây/ha, tiếp đến là loài Mun với mật độ là 372 cây/ha, sau đó là loài Tông dù với mật độ là 108 cây/ha.
+ Tại vị trí sườn: Từ kết quả nghiên cứu và bảng 4.3 cho ta thấy, trạng thái thảm thực vật rừng nơi có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố có tổng số 12 loài cây tái sinh xuất hiện với mật độ là 957 cây/ha, trong đó loài Mun là loài chiếm đa số cây tái sinh tại vị trí sườn với mật độ là 418 cây/ha, sau đó là loài Thiết sam giả lá ngắn với mật độ là 350 cây/ha, tiếp đến là loài Tùng trắng với mật độ là 111 cây/ha.
2. Phân bố số cây theo cấp chiều cao
Qua kết quả nghiên cứu và qua các bảng cho ta thấy tại hai vị trí đều có sự giống nhau là , có hiện tượng phân tầng và có xu hướng phần trăm số cây giảm dần khi cấp chiều cao tăng và ngược lại khi cấp chiều cao giảm dần thì phần trăm số cây tăng dần. Cấp chiều cao có số cây lớn nhất ở cấp từ 0 – 5 m và nhở nhất ở cấp từ 15 – 20 m.
3. Phân bố số cây theo cấp đường kính
Qua kết quả nghiên cứu cho ta thấy về cơ bản số cây theo cấp đường kính có quy luật phân bố giảm cấp đường kính càng nhỏ thì số cây càng lớn. Số cây phân bố nhiều nhất là ở cấp đường kính từ 20 – 30 cm và ngược lại các cấp đường kính càng lớn thì số cây càng ít. Cấp đường kính càng tăng thì
số cây càng giảm và ngược lại cấp đường kính càng giảm thì số cây càng tăng. Điều đó thể hiện các trạng thái rừng ở nơi có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố, số loài và số cây chủ yếu có cấp đường kính nhỏ và trung bình.
5.2. Kiến nghị
- Cần phải có thời gian dài hơn để có thể điều tra thêm nhiều tuyến hơn tại hai xã Thài Phìn Tủng và xã Sà Phìn, tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm phân bố của loài Thiết sam giả lá ngắn.
- Tiếp tục điều tra bổ xung để xác định thêm về sự phân bố, số lượng của loài trong thời gian tiếp theo tại huyện Đồng Văn – tỉnh Hà Giang.
- Tăng cường sự hợp tác với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ để có nguồn ngân sách phục vụ cho công tác bảo vệ - phát triển loài Thiết sam giả lá ngắn nói riêng và bảo vệ - phát triển rừng nói chung.