Một số biện pháp nhằm thúc đẩy quyền dân sự, chính trị tại CHDCND Lào

Một phần của tài liệu Quyền con người trong lĩnh vực dân sự, chính trị theo quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật CHDCND Lào (Trang 76 - 81)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI

3.4. Một số biện pháp nhằm thúc đẩy quyền dân sự, chính trị tại CHDCND Lào

Tóm lại, là thành viên của công ước ICCPR từ đầu thập kỷ 1980, Lào có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ “những chuẩn mực nhân quyền quốc tế tối thiểu” được ghi nhận trong công ước này, mà đầu tiên là phải “nội luật hóa

vào hiến pháp. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa các tư tưởng lập hiến Lào có từ đầu thế kỷ XX, các quyền cơ bản của con người như các quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, quyền bầu cử, quyền tự do đi lại, cư trú, quyền được pháp luật bảo vệ, quyền bình đẳng trước pháp luật… đã được bốn bản Hiến pháp nước ta ghi nhận ở các mức độ khác nhau và có thể nói là tương đối đầy đủ, ít nhất là về mặt số lượng các quyền. Tuy nhiên với đặc thù là một đạo luật gốc, Hiến pháp chỉ dừng lại ở mức long trọng thừa nhận các quyền này. Để hiện thực hóa các quyền này, rất cần có sự cụ thể hóa bởi các đạo luật vào từng lĩnh vực khác nhau trong các điều kiện khác nhau, đồng thời là tạo cơ chế bảo vệ hiệu quả trong thực tiễn.

Hiến pháp là cơ sở pháp lý quan trọng để Lào tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật, đảm bảo sự phù hợp với Hiến pháp và đảm bảo việc thực thi các điều ước quốc tế về quyền dân sự chính trị mà Lào là thành viên.

Vì vậy, trong quá trình triển khai thực hiện Hiến pháp, một trong những ưu tiên là tập trung sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các dự án luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Việc sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo sự phù hợp và đảm bảo thực thi Hiến pháp sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn các quyền dân sự, chính trị, phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người.

Tuy nhiên, vấn đề của hầu hết các quốc gia hiện nay trong việc thực thi quyền con người không phải nằm ở việc ghi nhận, cam kết bảo đảm thực hiện quyền mà còn nằm ở việc thiết lập các cơ chế thực thi cũng như cách thức quy định các ngoại lệ nhằm giới hạn quyền trong những trường hợp cần thiết. Các giải

pháp được đưa ra cũng cần được hoàn thiện theo hướng này. Có thể nêu một số đề xuất và lưu ý sau:

Một là, Lào phải cho ra đời Luật Tiếp cận thông tin. Luật Tiếp cận thông tin có vị trí bản lề, xâu chuỗi toàn bộ các quy định về tiếp cận thông tin khá rời rạc hiện nay. Luật sẽ xây dựng các nguyên tắc có tính nền tảng trong tiếp cận thông tin, hoàn thiện những bất cập cũng như những khuyết thiếu về mặt quy định pháp lý, từ đó tạo ra một khung pháp lý đồng bộ đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân. Đây cũng là điều kiện cần để bảo đảm tổ hợp quyền tự do ngôn luận, báo chí và thông tin.

Hai là, Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về người tị nạn: Trong thời gian tới, Lào sẽ phải đối diện với vấn đề người tị nạn. Không phải ngẫu nhiên mà trong cơ cấu tổ chức Liên hợp quốc có cơ quan cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UHCR) cũng như trong luật quốc tế đã có các điều ước quốc tế đa phương toàn cầu về vấn đề người tị nạn, trong đó xác lập nghĩa vụ pháp lý quốc tế của các quốc gia phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người, đặc biệt đảm bảo cho họ được hưởng quyền có quốc tịch với các điều kiện thuận lợi tốt nhất. Là thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế, được đánh giá cao trong hoạt động nhân quyền, Lào nên ghi nhận các điều khoản tương ứng của luật quốc tế về người tị nạn trong luật pháp nước mình. Hiện tại, chỉ giới hạn trong việc quy định các điều khoản như vậy trong luật quốc tịch, cho phép người tị nạn được quyền gia nhập quốc tịch Lào trên cơ sở quyết định của chính họ, bởi vì nhóm người này có thể không có quốc tịch hoặc có nhưng không thể nhận sự bảo hộ công dân của quốc gia mà họ là công dân. Nếu thực hiện đề xuất này sẽ tạo ra mức độ bao trùm của luật quốc tịch Lào lên toàn bộ các thành phần dân cư Lào, đảm bảo tính tổng thể và đồng bộ của hệ thống các quy định của Lào về quốc tịch, đồng thời thể hiện sự tuân thủ và thực thi nghiêm chỉnh của Lào đối với cam kết quốc tế về quyền có quốc tịch đối với mọi bộ phận dân cư mà không có sự phân biệt đối xử nào.

Ba là, Các quy định trong Hiến pháp và pháp luật Lào hiện hành về quyền bầu cử, ứng cử đều được xây dựng trên cơ sở và phản ánh rõ nét nguyên tắc “ý chí của nhân dân là nền tảng quyền lực của quyền lực công, ý chí đó phải được thể hiện thông qua các cuộc bầu cử thường kỳ, trung thực, được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín”. Tuy nhiên, để ý chí của nhân dân được thể hiện đầy đủ hơn nữa trong bầu cử, đặc biệt để các quy định của pháp luật hiện hành về bầu cử phù hợp hơn với ICCPR cũng như UHDR, một số quy định pháp luật cần được củng cố và hoàn thiện thêm, liên quan đến những vấn đề sau: hiệp thương trong giới thiệu người ứng cử, hủy bỏ kết quả bầu cử theo đơn vị bầu cử, bầu cử thêm, danh sách cử tri trong cuộc bầu cử thêm và bầu cử lại.

Bốn là, Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự: Các quy định có liên quan của pháp luật hình sự và tố tụng hiện hành với các văn kiện pháp lý quốc tế cho thấy, về cơ bản các quy định của pháp luật Lào đã đáp ứng được yêu cầu của các công ước quốc tế về quyền dân sự chính trị mà Lào là thành viên.

Tuy nhiên, liên quan đến một số vấn đề cụ thể, pháp luật hình sự và tố tụng hình sự của Lào cần tiếp tục hoàn thiện để thực sự tương thích với các chuẩn mực quốc tế, trong đó phải kể đến các quy định về quyền được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện, trái pháp luật; quyền được xét xử công bằng; một số nhóm quyền của trẻ em và phụ nữ; v.v… Một số tội phạm cụ thể trong Bộ luật hình sự cũng cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của các văn kiện pháp lý quốc tế. Để tăng cường bảo vệ con người, đặc biệt quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự trong tương lai, những điểm nói trên cần nhanh chóng được rà soát, sửa đổi.

Năm là, Luật quốc tịch Lào nên có sự chỉnh sửa cho phù hợp, đảm bảo tính logic mạch lạc và rõ ràng của một văn bản pháp luật. Đây là đề xuất từ góc độ khoa học pháp lý, còn từ góc độ thực tế khả năng thực thi quy định này cần được xem xét thận trọng, khi cộng đồng người Lào định cư ở nước ngoài thuộc các tầng lớp khác nhau, có điều kiện và hoàn cảnh sống không

giống nhau, có tri thức và hiểu biết không đồng đều… Vì thế không phải ai cũng có điều kiện và hiểu biết cần phải đăng ký giữ quốc tịch Lào, hoặc vì điều kiện sống không cho phép họ hoặc không tạo cho họ khả năng đăng ký trong thực tế…chỉ vì những lý do và nguyên nhân khách quan họ không đăng ký giữ quốc tịch Lào mà bị mất quốc tịch của mình thì điều này hoàn toàn không hợp lý và công bằng. Có lẽ mất quốc tịch trong trường hợp này thể hiện mối quan hệ nhân quả không tương xứng như trong trường hợp bị tước quốc tịch do có hành vi phản bội tổ quốc. Vì thế trường hợp mất quốc tịch này nên cân nhắc loại bỏ khỏi Luật quốc tịch hoặc nếu vẫn duy trì thì cần bổ sung các quy định nhằm khắc phục những nguyên nhân khách quan tồn tại trong thực tiễn dẫn đến việc đương sự dù không muốn, vẫn bị mất quốc tịch Lào.

Sáu là, cần ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để hoàn thiện hơn nữa các quy định về bồi thường thiệt hại, danh dự đảm bảo cho các quy định có tính khả thi trên thực tế. Mở rộng trách nhiệm bồi thường trong các lĩnh vực lập pháp và hành pháp; quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan đơn vị, trách nhiệm của pháp nhân.

Bảy là, về tín ngưỡng, tôn giáo. Hiện nay ở Lào Luật này chưa được ban hành. Trong tình hình đó, trên cơ sở những bất cập, lạc hậu và chưa đảm bảo tính toàn diện trong những quy định khung, quy định cơ bản hiện nay của Pháp lệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tích cực, chủ động hoàn chỉnh dự thảo bổ sung, sửa đổi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

Tám là, cần hoàn thiện hơn nữa và đáp ứng nhu cầu về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Lào một cách hoàn toàn, triệt để những quy định của Hiến pháp và yêu cầu của chuẩn mực quốc tế, cần tiến hành rà soát và hoàn thiện pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh với mục tiêu tổng quát là cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động trên; từ đó tiến tới xây dựng một đạo luật về xuất cảnh, nhập cảnh nhằm xử lý mối quan hệ trong lĩnh vực công dân qua lại biên giới.

Tóm lại, quyền dân sự, chính trị là một trong những quyền cơ bản của con người và đã được điều chỉnh bởi hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật của hệ thống pháp luật Lào. Hiện nay, Lào đang ưu tiên rà soát, thể chế hóa các quyền dân sự, chính trị của công dân theo hướng tăng cường tính đồng bộ và tính thống nhất để phù hợp với yêu cầu về công tác nhân quyền trong tình hình mới và xu thế hội nhập quốc tế, chủ trương cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật và hội nhập quốc tế nhằm đảm bảo việc thực hiện tốt hơn các quyền của công dân về tự do ngôn luận, báo trí, thông tin, tín ngưỡng và tôn giáo, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý đất nước...

Một phần của tài liệu Quyền con người trong lĩnh vực dân sự, chính trị theo quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật CHDCND Lào (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)