Thủ tục bắt đầu phiên tòa

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại tòa án nhân dân thành phố hà nội (Trang 34 - 47)

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI THEO THỦ TỤC SƠ THẨM

1.3.2 Thủ tục bắt đầu phiên tòa

Nhằm cụ thể nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử, BLTTDS năm 2015

quy định thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm bao gồm các thủ tục: Thủ tục bắt đầu phiên tòa; Thủ tục tranh tụng; Thủ tục nghị án và tuyên án, đồng thời nội dung của thủ tục bắt đầu phiên tòa cũng có sự thay đổi.

Thủ tục phiên tòa sơ thẩm theo BLTTDS năm 2015 đã thể hiện quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về bảo đảm tranh tụng trong xét xử, ngày càng đề cao vai trò của đương sự tại phiên tòa. Đó là mở rộng hơn quyền tự do dân chủ và vai trò của đương sự, những người tham gia tố tụng trong việc cung cấp chứng cứ, thực hiện nghĩa vụ chứng minh tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ nhất: Thủ tục khai mạc phiên tòa. Khi Hội đồng xét xử bước vào phòng xử án, Thư ký Tòa án yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy, chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa. Thủ tục này bao gồm các công việc sau:

- Sau khi khai mạc, chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đƣa vụ án ra xét xử. Về nguyên tắc, kể từ thời điểm có quyết định đƣa vụ án ra xét xử thì việc giải quyết vụ án thuộc quyền hạn của Hội đồng xét xử;

- Thư ký phiên tòa báo cáo sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý do vắng mặt;

- Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự; người tham gia tố tụng khác;

- Chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác;

- Chủ tọa phiên tòa giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch. Mặc dù, trong quyết định đưa vụ án ra xét xử đã ghi rõ họ tên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên (nếu có), Thƣ ký Tòa án và Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thƣ ký Tòa án, Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có), người giám định, người phiên dịch nhưng tại phiên tòa, chủ tọa phiên tòa vẫn phải giới thiệu về họ tên của họ. Thủ tục này nhằm đảm bảo cho những người tham gia tố tụng và Kiểm sát viên thực hiện quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch;

- Chủ tọa phiên tòa hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi người tiến

hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không.

- Tiếp đến, để bảo đảm tính khách quan của người làm chứng và ràng buộc trách nhiệm của người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, BLTTDS năm 2015 bổ sung quy định: Yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên; yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch.

Nhƣ vậy, các quy định về thủ tục bắt đầu phiên tòa của BLTTDS năm 2015 rất chi tiết và cụ thể. Với quy định của BLTTDS năm 2015 về thủ tục bắt đầu phiên tòa thì vai trò của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là rất lớn. Tất cả các hoạt động của Thẩm phán tại thủ tục này nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án của Tòa án đƣợc chặt chẽ, đảm bảo cho việc xét xử đƣợc đúng đối tƣợng, đúng thủ tục tố tụng và những người tham gia tố tụng được biết rõ các quyền và nghĩa vụ của mình tại phiên tòa sơ thẩm.

Thứ hai: Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.

Điều 240 BLTTDS năm 2015 quy định “Trường hợp có người yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch thì Hội đồng xét xử phải xem xét, quyết định theo thủ tục do Bộ luật này quy định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do”. Theo đó, thủ tục giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch được thực hiện như sau: Trước hết người đề nghị thay đối nêu yêu cầu và chứng cứ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu đó; sau đó Hội đồng xét xử sẽ nghe ý kiến của người bị thay đổi, Kiểm sát viên trình bày quan điểm của Viện kiểm sát (nếu Viện kiểm sát tham gia phiên tòa); cuối cùng Hội đồng xét xử thảo luận, thông qua theo đa số tại phòng nghị án.

Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thay đổi thì Hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do. Nếu chấp nhận yêu cầu thay đổi thì Hội đồng xét xử ra quyết định thay đổi người tiến hành tổ tụng, người giám định, người phiên dịch. Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thƣ ký Tòa án thay thế người bị thay đổi. Nếu người bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết

định đƣợc thực hiện theo khoản 1 Điều 56 BLTTDS năm 2015. Nếu có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết thì họ sẽ tham gia tố tụng và phiên tòa đƣợc tiến hành bình thường, nếu không có người tiến hành tố tụng dự khuyết thì Hội đồng xét xử sẽ hoãn phiên tòa.

Thứ ba: Xem xét, quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt.

Điều 241 BLTTDS năm 2015 quy định khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp Tòa án phải hoãn phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không; nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định theo thủ tục do Bộ luật này quy định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do. Quyết định hoãn phiên tòa phải đƣợc Hội đồng xét xử thảo luận, thông qua theo đa số tại phòng xử án và phải đƣợc lập thành văn bản.

Thứ tư: Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng.

Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến vụ án, được Tòa án triệu tập tham gia tố tụng để làm rõ các tình tiết của vụ án KDTM. Những thông tin mà người làm chứng khai báo, cung cấp cho Tòa án rất có giá trị cho Tòa án trong việc giải quyết vụ án. Vì vậy, để đảm bảo tính khách, quan trọng việc tham gia tố tụng của người làm chứng, Điều 242 BLTTDS năm 2015 quy định biện pháp cách ly người làm chứng khi lời khai của họ có thể bị ảnh hưởng bởi lời khai của những đương sự và người làm chứng khác. Trước khi hỏi người làm chứng về những vấn đề mà họ biết có liên quan đến việc giải quyết vụ án, chủ tọa phiên tòa có thể quyết định những biện pháp cần thiết để những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan. Trường hợp lời khai của đương sự và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ tọa phiên tòa có thể quyết định cách ly đương sự với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.

Thứ năm: Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu.

Theo nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự, đương sự có quyền tự quyết định việc khởi kiện vụ án để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết và Tòa án chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu của đương sự. Để xác định phạm vi xét xử tại phiên tòa sơ thẩm, Điều 243 BLTTDS năm 2015 quy định trước khi hỏi về nội dung vụ án, chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về các vấn đề thay đổi, bổ sung, rút yêu

cầu, cụ thể: Hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không? Hỏi bị đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố hay không? Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thay đổi bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập hay không?

Nếu các đương sự thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu, Hội đồng xét xử sẽ xem xét, giải quyết theo thủ tục sau:

- Đối với trường hợp đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu: Khoản 1 Điều 244 BLTTDS năm 2015 quy định: "Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự, nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu". Điều này nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của các đương sự, đồng thời bảo đảm cho đương sự phía bên kia có điều kiện biết trước yêu cầu của đương sự đối lập để chuẩn bị các chứng cứ, tài liệu chống lại yêu cầu đó và thực hiện việc tranh tụng một cách tốt nhất. Mọi yêu cầu thay đổi, bổ sung theo hướng bất lợi cho các đương sự khác đều không đƣợc Hội đồng xét xử chấp nhận. Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Trong trường hợp Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu thay đổi, bổ sung của đương sự thì phải ghi trong bản án.

- Đối với trường hợp đương sự rút yêu cầu: Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện và đƣợc Tòa án chấp nhận thì Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án theo điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 và đương sự có quyền kháng cáo quyết định này theo thủ tục phúc thẩm (khoản 4 Điều 244 BLTTDS năm 2015).

- Tại phiên tòa sơ thẩm, cùng với quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu, đương sự có quyền rút yêu cầu của mình. Việc xem xét, giải quyết việc rút yêu cầu của đương sự đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 244 BLTTDS năm 2015: "Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút".

Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không; trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của

pháp luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án.

Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật theo quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.

1.3.3 Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm

Nhằm cụ thể nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử, BLTTDS năm 2015 đã quy định thủ tục tranh tụng thay thế cho thủ tục hỏi và tranh luận trước đây theo BLTTDS năm 2011. Thủ tục này kế thừa các nội dung của thủ tục hỏi và thủ tục tranh luận tại phiên tòa của BLTTDS năm 2005 đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2011, tuy nhiên, không tách riêng thủ tục hỏi và tranh luận. BLTTDS năm 2015 đã dành ra 17 điều (từ Điều 247 đến Điều 263) để quy định chi tiết về hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Điều này thể hiện tầm quan trọng của hoạt động tranh tụng trong việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án và xu hướng đổi mới hoạt động tư pháp của nước ta.

BLTTDS năm 2015 đã bổ sung nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa. Bản chất của tranh tụng trong tố tụng dân sự là việc các bên đương sự được đưa ra, trao đổi các chứng cứ, các căn cứ pháp lý, lập luận, đối đáp lại nhau, tranh luận với nhau trên cơ sở các quy định của pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng dân sự để bảo vệ quyền lợi của mình dưới sự giám sát của Tòa án. Thông qua việc tranh tụng, các tình tiết của vụ án đƣợc làm sáng tỏ, Tòa án nhận thức đƣợc sự thật khách quan của vụ án và căn cứ vào kết quả tranh tụng để đƣa ra phán quyết. BLTTDS quy định tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án.

Chủ thể của tranh tụng trong tố tụng dân sự là các bên đương sự, họ giữ vai trò chủ động, quyết định kết quả tranh tụng. Bởi vì, họ tham gia tranh tụng xuất phát từ chính yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích của họ trong vụ án, kết quả tranh tụng ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của bản thân các đương sự. Hơn nữa, các vụ án KDTM chủ yếu phát sinh là do có sự tranh chấp về quyền và lợi ích giữa các đương sự. Do đó, việc xác định quyền và nghĩa vụ đó có tồn tại hay không thuộc về các đương sự, người biết rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh ra tranh chấp vì nó không

chỉ là con đường ngắn nhất để biết rõ sự thật, mà còn làm các bên thỏa mãn hơn với kết quả đƣợc xác lập lại theo đúng quy định của pháp luật. Để bảo đảm sự công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự thì trong quá trình tranh tụng, Tòa án phải thực hiện đúng chức năng của mình là người tài phán công minh, xem xét, đánh giá đầy đủ và toàn diện tất cả các chứng cứ, căn cứ pháp lý, lý lẽ, lập luận mà các bên đương sự đưa ra trong quá trình tranh tụng. Tòa án có vai trò quan trọng trong việc điều khiển quá trình tranh tụng, bảo đảm quá trình tranh tụng diễn ra một cách rõ ràng, trung thực và đƣợc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự đồng thời bảo đảm sự bình đẳng của các chủ thể tranh tụng và giải quyết đúng vụ án trên cơ sở kết quả của tranh tụng. Tại phiên tòa việc tranh tụng đƣợc tiến hành theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.

Vai trò điều khiển, hướng dẫn phần tranh luận vào việc làm sáng tỏ toàn bộ các tình tiết của vụ án thuộc về chủ tọa phiên tòa. Khi phát biểu, mỗi bên đương sự đƣa ra đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án trên cơ sở tài liệu, chứng cứ cũng nhƣ kết quả của việc hỏi tại phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa không hạn chế thời gian tranh luận nhƣng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án hoặc những ý kiến đã đƣợc trình bày. Trong phần này, HĐXX không tham gia tranh luận mà HĐXX chỉ điều hành cho việc tranh luận đúng thủ tục và đúng yêu cầu giải quyết vụ án.

Theo Điều 248 BLTTDS năm 2015, nếu các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử sẽ nghe các bên đương sự trình bày về yêu cầu và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình, theo thứ tự nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Nếu vụ án có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thay mặt các đương sự trình bày yêu cầu và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu, sau đó đương sự bổ sung ý kiến (nếu có). Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm tham gia tố tụng nên việc trình bày của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ giúp cho chất lượng phiên tòa tốt hơn và bảo vệ quyền lợi của đương sự được thực hiện tốt hơn, đồng thời phát huy tối đa khả năng và vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nói chung, luật sư nói riêng trong hoạt động tố tụng. Hơn nữa, quy định này còn tạo điều kiện cho các đương sự chủ động trong việc chứng minh yêu cầu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại tòa án nhân dân thành phố hà nội (Trang 34 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)