THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI THEO THỦ TỤC SƠ THẨM TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
2.1 Khái quát chung về hoạt động của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Đại hội Đảng lần thứ VI đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước mà trong đó trọng tâm là đổi mới về cải cách kinh tế, chuyển dần từ một nền kinh tế quan liêu bao cấp sang một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước thực trạng các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường vốn hết sức phức tạp, đa dạng, nên các tranh chấp kinh tế cũng đa dạng về loại hình, phức tạp về tính chất và phát sinh ngày càng nhiều.
Chính vì vậy, vấn đề lớn đặt ra là phải có những phương thức giải quyết các tranh chấp kinh tế một cách nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trước những yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, ngày 28/12/1993, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức TAND, thành lập Toà kinh tế thuộc hệ thống TAND để giải quyết các tranh chấp kinh tế, Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/1994. Tại Nghị quyết số 166/UBTVQH9 ngày 02/02/1994, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xác định: Các cơ quan trọng tài kinh tế tổ chức theo Pháp lệnh trọng tài kinh tế được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 10/01/1990 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc giải quyết các vụ tranh chấp hợp đồng kinh tế cho đến ngày 30/6/1994. Đồng thời Nghị quyết này cũng giao cho Chánh án TAND Tối cao khẩn trương chuẩn bị việc thành lập Toà kinh tế TAND Tối cao; Bộ trưởng Bộ tư pháp phối hợp với Chánh án Toà án nhân dân tối cao khẩn trương thành lập các Toà kinh tế - Toà án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.
Thực hiện Nghị quyết số 166 nêu trên, ngày 01/7/1994 Toà Kinh tế thuộc TAND thành phố Hà Nội đƣợc thành lập và chính thức thực hiện chức năng nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp kinh tế.
Theo Báo cáo năm 2014 kỷ niệm 15 năm ngày thành lập tòa kinh tế: Để thành lập Toà kinh tế, Lãnh đạo TAND thành phố Hà Nội đã phân công một số Thẩm phán, Thƣ ký tại các toà chuyên trách của TAND thành phố Hà Nội sang công tác tại Toà kinh tế, gồm 05 đồng chí Thẩm phán và 03 đồng chí Thƣ ký, trong đó có 02 đồng chí là cán bộ lãnh đạo. Ngoài ra, TAND thành phố Hà Nội còn tiếp nhận một số đồng chí là Trọng tài viên, cán bộ, nhân viên của cơ quan Trọng tài kinh tế Nhà nước thành phố Hà Nội được tiếp tục chuyển sang công tác tại Toà kinh tế. Buổi đầu khi thành lập biên chế của Toà Kinh tế là 17 đồng chí. Toà kinh tế TAND thành phố Hà Nội vừa bắt tay vào củng cố tổ chức, vừa tiến hành làm công tác chuyên môn nghiệp vụ. Trong 06 tháng của năm 1994, Tòa kinh tế đã thụ lý 08 vụ việc về kinh doanh thương mại và đã giải quyết được 04 vụ. Đến năm 2012, Tòa kinh tế đã thụ lý 291 vụ việc kinh doanh thương mại và giải quyết được 266 vụ.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, mặc dù thực hiện Nghị quyết của Quốc hội tăng thẩm quyền cho Tòa án cấp huyện giải quyết một số loại việc tranh chấp kinh doanh thương mại trước đây thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh thì Tòa kinh tế TAND thành phố Hà Nội đã thụ lý 199 vụ và đã giải quyết đƣợc 129 vụ. Qua số liệu trên có thể minh chứng là số lượng các vụ việc kinh doanh thương mại ngày một tăng, khẳng định vai trò của Tòa kinh tế mà mũi nhọn giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại và phá sản trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong thời ký đổi mới đất nước.
Hiện tại, Tòa Kinh tế có 17 biên chế công chức, trong đó có 09 Thẩm phán (có 01 đồng chí Chánh tòa, 01 đồng chí phó Chánh tòa), 08 đồng chí Thƣ ký.
Về chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức: 100% các Thẩm phán, thƣ ký Toà Kinh tế có trình độ chuyên môn là cử nhân luật; trong đó có 04 người có trình độ thạc sỹ luật học.
2.2 Hoạt động thực tiễn giải quyết các vụ án KDTM theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
2.2.1 Kết quả giải quyết vụ các vụ án KDTM theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
Số lƣợng thụ lý và giải quyết các vụ án KDTM sơ thẩm từ năm 2012 - 2016:
Năm Thụ lý Giải quyết Tỷ lệ
2012 256 235 91,8%
2013 143 132 92,3%
2014 256 233 91,8%
2015 273 251 91,9%
2016 256 233 91%
Nhƣ số liệu trên thể hiện:
Giai đoạn từ năm 2012 so với năm 2013: Tổng số lượng án kinh doanh thương mại sơ thẩm thụ lý đầu vào năm sau giảm hơn so với năm trước, cụ thể năm 2012 thụ lý 256 vụ; năm 2013 thụ lý 143 vụ, năm sau số thụ lý đầu vào giảm 113 vụ so với năm trước. Nguyên nhân của việc số vụ án KDMT sơ thẩm thụ lý đầu vào giảm là do Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã làm tốt công tác xử lý đơn kiện thông qua bộ phận hành chính tƣ pháp, việc xem xét những đơn khởi kiện đủ điều kiện thì đƣợc thụ lý theo quy định của BLTTDS năm 2005; không đủ điều kiện thụ lý thì trả lại đơn kiện, hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thì quá trình xử lý đơn thẩm phán chuyển đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền, đây cũng là một trong những lý do của việc đẩy nhanh tiến độ giải quyết án.
Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2014: Số lƣợng án thụ lý đầu vào các vụ án KDTM sơ thẩm năm sau cao hơn năm trước, năm 2012 thụ lý 143 vụ; năm 2014 thụ lý 256 vụ; cụ thể năm 2014 thụ lý cao hơn 113 vụ so với năm 2013, nguyên nhân là do khủng hoảng của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh và mối quan hệ làm ăn giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.
Giai đoạn năm 2014 đến 2015: Đây là năm chịu hậu quả của sự khủng hoảng nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế nước Việt Nam nói riêng bắt đầu rơi vào khủng hoảng nên số lƣợng án giai đoạn này tăng cao. Số lƣợng án KDTM sơ Nguồn: Theo báo cáo công tác các năm 2012 đến 2016 của Tòa Kinh tế - Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
thẩm tăng hơn hẳn so với các năm trước, cụ thể thụ lý đầu vào năm 2014 là 256 vụ, năm 2015 là 273 vụ, năm sau tăng 17 vụ so với năm trước.
Đến năm 2015 đến 2016, nền kinh tế đã dần đi vào ổn định hơn nên số lƣợng án KDTM sơ thẩm có giảm hơn so với năm trước, cụ thể năm 2014 số lượng án KDTM sơ thẩm thụ lý vào là 273 vụ; năm 2016 thụ lý vào là 256 vụ, năm sau giảm hơn năm trước 17 vụ.
Nhìn chung, công tác giải quyết, xét xử các vụ án KDTM từ năm 2012 trở đi có tiến bộ, về cơ bản đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.
Công tác hòa giải đƣợc đặc biệt coi trọng nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các bên đương sự, củng cố đoàn kết trong nhân dân, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm đơn giản thủ tục, tiết kiệm thời gian và công sức cho các đương sự và cơ quan nhà nước.
2.2.2 Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân trong giải quyết vụ án KDTM theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
2.2.2.1 . Những hạn chế, vướng mắc trong giải quyết vụ án KDTM theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
Bên cạnh các kết quả đạt đƣợc nêu trên, thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết các tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vẫn còn hạn chế. Tỷ lệ giải quyết án KDTM sơ thẩm chƣa cao, còn có vụ án để quá hạn luật định. Tỷ lệ án hủy, sửa trong 3 năm gần đây vẫn còn cao. Các sai sót do nhận thức, áp dụng pháp luật không đúng, hoặc do lỗi chủ quan của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân vẫn xảy ra, thường xảy ra các trường hợp sau:
- Về thời hiệu khởi kiện:
Vấn đề thời hiệu khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại luôn là vấn đề phức tạp và có nhiều quan điểm tranh luận nhất trong quá trình giải quyết các vụ án KDTM theo thủ tục sơ thẩm.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, thời hiệu khởi kiện đƣợc quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 (Điều 149 đến Điều 157) và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Điều 184, 185). Thời hiệu khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về
thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại là 02 năm kể từ thời điểm đương sự biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Bên cạnh đó, đối với từng lĩnh vực cụ thể thì có những quy định về thời hiệu khởi kiện riêng, ví dụ nhƣ:
- Theo quy định của Luật thương mại năm 2005 quy định về thời hiệu của tranh chấp thương mại là 02 năm như sau:
“Điều 319. Thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này”.
- Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là 03 năm nhƣ sau:
“Điều 30.Thời hiệu khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp”.
- Đối với các lĩnh vực trong kinh doanh hàng hải thì chịu sự điều chỉnh của Luật hàng hải năm 2005.
- Đối với hợp đồng xây dựng thì chịu sự điều chỉnh của Luật xây dựng năm 2013.
- Đối với yêu cầu hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông: 90 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông… (Điều 107 Luật Doanh Nghiệp 2005).
Khái niệm “thời điểm đương sự biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”; "thời điểm phát sinh tranh chấp" hiện nay có những nhận thức, quan điểm của các thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án chƣa đƣợc thống nhất.
Ví dụ: Vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa: Công ty Cổ phần L.Q JOTON (nguyên đơn) và Công ty Cổ phần xây dựng Thương mại A&T Hà Nội (bị đơn):
Theo đơn khởi kiện đề ngày 17/11/2014 và các lời khai tiếp theo, đại diện của nguyên đơn trình bày:
Ngày 12/3/2012 giữa Công ty cổ phần L.Q JOTON (sau đây gọi tắt là Công ty JOTON) và Công ty Cổ phần xây dựng thương mại A&T Hà Nội (sau đây gọi tắt là Công ty A&T) ký kết Hợp đồng đại lý số 71/2012/JT với nội dung Công ty A&T làm đại lý cấp 1 cho Công ty JOTON về việc phân phối sản phẩm sơn và bột bả của Công ty JOTON.Trong quá trình thực hiện hợp đồng tính đến ngày 31/01/2012, Công ty A&T còn nợ Công ty JOTON số tiền là 831.076.761đ, nhƣ biên bản xác nhận công nợ ngày 14/02/2012.
Tại điều V khoản 2 của Hợp đồng số 71 đã ghi “...Toàn bộ số nợ của năm 2012 sẽ được thanh toán dứt điểm chậm nhất là ngày 30/01/2013”.
Việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán của công ty A&T là vi phạm thỏa thuận nên Công ty JOTON đề nghị Tòa án buộc công ty A&T phải thanh toán cho Công ty JOTON tổng số tiền là 893.271.133 đồng.
Bị đơn trình bày: Về quy trình ký kết Hợp đồng nhƣ nguyên đơn trình bày là đúng. Đối với yêu cầu thanh toán số tiền 893.271.133 đồng của Công ty JOTON, Công ty A&T không đồng ý và cho rằng việc khởi kiện của nguyên đơn đã hết thời hiệu khởi kiện do số tiền nợ trên là số nợ của Hợp đồng số 61 (Hợp đồng ký trước hợp đồng số 71 và đã đƣợc các bên thanh lý hợp đồng, Hợp đồng số 61 chỉ có giá trị trong 1 năm)
* Về vụ án này có hai quan điểm khác nhau:
- Quan điểm thứ nhất: Số tiền mà nguyên đơn khởi kiện đề nghị tòa án giải quyết buộc bị đơn thanh toán là số nợ phát sinh từ hợp đồng số 61, đã đƣợc các bên thanh lý hợp đồng từ năm 2011; năm 2014 nguyên đơn mới khởi kiện là đã hết thời hiệu khởi kiện, cần đình chỉ trả lại đơn khởi kiện do đã hết thời hiệu khởi kiện.
- Quan điểm thứ hai: Công ty JOTON ký Hợp đồng cho các đại lý 01 năm/01 lần; sau khi các bên đã thanh lý Hợp đồng số 61 năm 2011 thì ngày 12/3/2012, nguyên đơn và bị đơn đã ký Hợp đồng đại lý số 71/2012/JT-CNHN; các bên thỏa thuận Tại “Điều V: Thanh toán”; khoản 2 “Thời hạn thanh toán”, đã ghi: “Toàn bộ công nợ còn lại của năm 2012 được Bên A thanh toán dứt điểm cho Bên B chậm nhất vào ngày 30/01/2013”. Căn cứ Điều 319 Luật Thương mại:“Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.” Nhƣ vậy, năm 2014 nguyên đơn khởi kiện là vẫn còn
thời hiệu khởi kiện của vụ án, cần chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn số tiền còn thiếu và tiền lãi phát sinh.
Quan điểm của tác giả ủng hộ quan điểm thứ hai vì các lý do sau đây:
Quan điểm này phù hợp với khoản 5 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ - HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất: “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định: “Trường hợp hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, các bên có thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó thì việc xác định ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm căn cứ vào ngày chấm dứt thỏa thuận của các bên và được thực hiện như hướng dẫn tại điểm q và điểm b khoản 5 Điều này”.
Căn cứ vào khoản 2 Điều V của Hợp đồng đại lý số 71, thời điểm chậm nhất các bên phải thanh toán cho nhau vào ngày 30/01/2013. Nhƣ vậy, mốc thời gian là ngày 30/01/2013 để tính thời hiệu khởi kiện. Mốc thời gian quyền và lợi ích của các bên bị xâm phạm là ngày 30/01/2013 thì thời hiệu khởi kiện của nguyên đơn sẽ phải trước ngày 30/01/2015 (02 năm). Nguyên đơn đã kiện bị đơn vào ngày 14/11/2014.
Nhƣ vậy, thời điểm nguyên đơn khởi kiện bị đơn vẫn trong thời hiệu khởi kiện.
- Về quyền khởi kiện vụ án:
Điều 186 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định cá nhân, tổ chức có quyền thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án nhưng Điều 189 quy định người khởi kiện phải ký tên vào đơn khởi kiện là không phù hợp với quy định của pháp luật về người đại diện, đồng thời gây khó khăn cho trường hợp các đương sự muốn ủy quyền cho người khác tiến hành toàn bộ các hành vi tố tụng của mình. Do đó, cần sửa đổi quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc đề nghị Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, cũng nhƣ các vụ án KDTM bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Về việc trả lại đơn khởi kiện:
Theo quy định khoản 3 của Điều 194 BLTTDS năm 2015 thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày đƣợc phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại. Phiên họp phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát
cùng cấp và đương sự có khiếu nại. Do đó, trước khi mở phiên họp, Thẩm phán phải gửi thông báo về việc mở phiên họp xét đơn khiếu nại, kiến nghị để đương sự và Viện kiếm sát cùng cấp biết được thời gian, địa điểm diễn ra phiên họp. Đương sự và đại diện Viện kiểm sát đƣợc quyền phát biểu ý kiến tại phiên họp. Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc trả lại đơn khởi kiện, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát và đương sự có khiếu nại, nếu xét thấy việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán đƣợc phân công xem xét đơn khởi kiện là có căn cứ, đúng pháp luật thì Thẩm phán ra quyết định giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp được biết. Nếu thấy việc trả lại đơn khởi kiện là không đúng pháp luật, người khởi kiện có quyền khởi kiện, đáp ứng đủ các điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật thì Thẩm phán phải ra quyết định nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành thủ tục thụ lý vụ án.
Đây là quy định hoàn toàn mới đƣợc bổ sung trong BLTTDS năm 2015, góp phần nâng cao vai trò giám sát hoạt động tƣ pháp và kiểm sát hoạt động nhận đơn và thụ lý vụ án dân sự của Viện kiểm sát cùng cấp đối với Tòa án; đồng thời bảo đảm quyền được tham gia vào hoạt động tố tụng của người khởi kiện. Tại phiên họp, đại diện Viện kiểm sát, người khiếu nại có thể bổ sung thêm các tài liệu, chứng cứ và có quyền trình bày ý kiến, quan điểm liên quan đến nội dung khiếu nại, kiến nghị, là căn cứ để Thẩm phán xem xét và ra quyết định giữ nguyên việc trả lại đơn hay nhận lại đơn khởi kiện. Tuy nhiên, điều luật không quy định phiên họp phải có sự tham gia của Thƣ ký Tòa án đƣợc Chánh án phân công làm nhiệm vụ ghi chép diễn biến phiên họp hay không nên sẽ dẫn đến vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và sẽ cần sự hướng dẫn cụ thể của Tòa án tối cao về vấn đề này.
Trường hợp nguyên đơn khởi kiện, khi Tòa án nhận đơn và xử lý đơn khởi kiện, gửi thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho nguyên đơn đúng địa chỉ nguyên đơn ghi trong đơn khởi kiện và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tuy nhiên bưu điện hoàn trả lại cho tòa án với lý do: đã phát nhƣng không có công ty tại địa chỉ này. Trường hợp này Tòa án sẽ phải xử lý như thế nào hiện nay trong luật chưa có quy định? Nếu Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện thì không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (trả lại đơn khởi kiện) . Đây là một vấn đề vướng mắc trong thực tiễn giải quyết ở giai đoạn xử lý đơn khởi kiện và cần đƣợc nghiên cứu và có hướng dẫn cụ thể.