1.3.1. Cơ chế bệnh sinh rối loạn sinh dục nam theo y học cổ truyền
Y học cổ truyền (YHCT) cho rằng cơ thể con người gồm lục phủ, ngũ tạng, trong đó, tạng thận có vai trò quan trọng, chủ về tàng tinh, sinh trưởng và phát dục của cơ thể [48]. Theo lý luận của YHCT, các biểu hiện của rối loạn sinh dục có thể được sắp xếp thành các dạng bệnh danh khác nhau như:
liệt dương được gọi là chứng dương nuy, xuất tinh sớm gọi là chứng hoạt tinh, suy giảm (hoặc không) có tinh trùng dẫn đến vô sinh được gọi là chứng nam tử bất dục v.v… Nhìn chung, mọi nguyên nhân của rối loạn sinh dục đều được xem là có nguồn gốc tại thận. Thận khí hư nhược, tiên thiên bất túc, phòng dục quá độ làm hao tổn thận tinh. Thận âm hư dẫn đến thận tinh hư tổn, dương vật không đủ độ cương cứng, xuất tinh sớm, tinh trùng ít, thiểu
năng sinh dục. Mệnh môn hỏa suy gây liệt dương, xuất tinh sớm, chất lượng tinh trùng kém. Ngoài ra, khí huyết lưỡng hư (tâm tỳ hư), can uất khí trệ huyết ứ, đàm thấp ứ trệ, thấp nhiệt hạ trú cũng là nguyên nhân của suy tinh trùng, thiểu năng sinh dục, khó có con [48].
Ngoài ra, tỳ là nguồn sinh hóa tạo thành khí huyết, tỳ hư tất khí huyết sẽ suy giảm nên nuôi dưỡng cân (tông cân – dương vật) bị ảnh hưởng. Tâm chủ huyết mạch và tàng thân nên tâm hư làm huyết không vận hành được bình thường, thần không chủ được sự hợp đồng của các tạng phủ làm cân mạch (tông mạch) không được nuôi dưỡng đầy đủ và điều hòa. Can chủ cân, can khí uất kết làm mất chức năng sơ tiết và điều đạt nên ảnh hưởng đến sự vận động của cân mạch (tông cân). Sự sợ hãi sẽ làm khí loạn, thận khí sẽ bị tổn thương làm ảnh hưởng đến điều phối cân mạch [48].
Ngoài tổn thương các tạng phủ còn có nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh khác như ở người ăn nhiều chất béo ngọt, uống nhiều rượu lâu ngày dẫn đến tích ngưng trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến tỳ vị, tích thấp sinh nhiệt, thấp nhiệt hạ trú xuống hạ tiêu làm cân mạch bị tổn thương.
Điều trị các rối loạn sinh dục nam bằng thuốc YHCT đã được chú ý từ lâu, tùy theo thể bệnh mà có các phương thuốc thích hợp.
1.3.2. Một số dược liệu điều trị rối loạn sinh dục nam đã được nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về tác dụng tăng cường chức năng sinh dục nam của các vị thuốc, bài thuốc đông y trên thực nghiệm như mô tả ở bảng 1.4.
Bảng 1.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác dụng tăng cường chức năng sinh dục nam của một số dược liệu ở Việt Nam
Tác giả Năm Nguyên liệu
Đối tượng
nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Đậu
Xuân Cảnh
2007 Hải mã và Sâm Việt Nam
Chuột cống trắng đực trưởng thành
Cải thiện chức năng tinh hoàn, tăng trọng lượng các cơ quan sinh dục, tăng nồng độ testosteron trong máu [49].
Trần Thanh Tùng
2009 Nhục Thung dung
Chuột cống đực non và trưởng thành
Có hoạt tính androgen, cải thiện chức năng tinh hoàn và khả năng sinh sản trên chuột cống đực gây suy giảm sinh sản bằng natri valproat [50].
Đoàn Minh Thụy
2010 Viên nang Hồi xuân hoàn
Chuột cống trắng đực trưởng thành
Tăng nồng độ testosteron trong máu, tăng số lượng, chất lượng tinh trùng [51].
Trần Mỹ Tiên
2012 Cao chiết cồn của rễ Ba kích
Chuột nhắt trắng đực thiến
Cao chiết cồn của rễ Ba kích có tác dụng làm tăng trọng lượng các cơ quan sinh dục phụ và testosteron trong máu trên chuột nhắt đực thiến [52].
Dương Thị Ly Hương
2012 Rễ Bá bệnh
Chuột cống đực non và trưởng thành
Có hoạt tính androgen, có tác dụng tăng cường hành vi tình dục trên chuột cống trắng bình thường và cải thiện chức năng tinh hoàn và khả năng sinh sản trên chuột cống đực gây suy giảm sinh sản bằng natri valproat [5].
Phan Anh Tuấn
2013 Sâu chít Chuột cống đực trưởng thành
Có tác dụng làm tăng số lượng tinh trùng, mức độ di động tinh trùng, cải thiện hình thái mô học tinh hoàn và tăng nồng độ testosteron trong máu trên chuột cống đực gây suy giảm sinh sản bằng nhiệt và bằng stress trường diễn [53].
Nguyễn Thanh Hương
2017 Dịch chiết nước Tỏa dương
Chuột cống đực
Có hoạt tính androgen, có tác dụng cải thiện chức năng tinh hoàn và khả năng sinh sản trên chuột cống đực gây suy giảm sinh sản bằng natri valproat [54].