Một số đợt nắng nóng điển hình ở Bắc Trung Bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của áp thấp nam á và áp cao thái bình dương đến nắng nóng ở khu vực bắc trung bộ (Trang 38 - 47)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ

3.1. Đặc điểm nắng nóng tại vùng núi Bắc Trung Bộ

3.1.3. Một số đợt nắng nóng điển hình ở Bắc Trung Bộ

Với hiện tượng nắng nóng, các kỷ lục cực trị của nắng nóng ở nhiều nơi ở nước ta hiện đang có xu hướng bị phá vỡ một cách nhanh chóng. Điển hình như trong năm 2010, trong hai tháng liên tiếp, tháng 6 và tháng 7/2010, nhiệt độ cao nhất của đợt nắng nóng ở các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến trong khoảng 40- 41oC. Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được trong đợt nắng nóng 2010 tại trạm Con Cuông (Nghệ An) là 42,2oC (kỷ lục cũ trước đó là 42oC, năm 1980). Sau đó đến năm 2015, trong đợt nắng nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7, ở cùng khu vực trên, nhiệt độ kỷ lục năm 2010 tại Con Cuông đã bị phá vỡ, thay vào đó là giá trị lịch sử mới 42.7oC.

Nhiệt độ cao nhất ngày trong đợt nắng nóng năm 2015 phổ biến trong khoảng 40-42oC, đồng thời cũng xuất hiện các kỷ lục khác, đó là số ngày nắng nóng kéo dài nhất ở vùng núi phía Tây từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh với 35 - 40 ngày, bắt đầu từ giữa tháng 5 đến tuần cuối tháng 6/2015.

Phân tích chi tiết về hình thế thời tiết gây ra đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt và đạt giá trị cao nhất trong lịch sử từ năm 1985 đến 2016 tại các tỉnh vùng núi từ Thanh Hóa-Hà Tĩnh vào ngày 29, ngày 30 tháng 5/2015 cho kết quả như sau: Hình 3.1 thể hiện bản đồ tái phân tích của Trung tâm hạn vừa Châu Âu (ECMWF) vào 07 giờ ngày 29/5/2015, khu vực bắc Trung Bộ nằm ở rìa phía nam của rãnh áp thấp nối với vùng thấp nóng phía tây mở rộng. Rãnh áp thấp này treo khá cao, khoảng từ 25 đến 27oN và trung tâm áp cao từ 30-35oN chỉ khoảng 1014 mb (khá yếu). Trên mực 850 mb, trường gió tây nam khống chế khu vực, độ ẩm tầng này khá thấp, chỉ từ 60-70%, trong đó Thanh Hóa còn giảm xuống dưới 60%. Mực 700 mb, gió tây đến tây nam vẫn chi phối khu vực. Đến mực 500 mb, hoàn lưu dòng giáng của hệ thống áp cao cận nhiệt đới bao phủ, độ ẩm không khí trung bình trên các tầng cao khá thấp chỉ từ 50- 60%. Hệ quả là với hiệu ứng nén cùng hoàn lưu dòng giáng trên cao nên toàn vùng không mưa, trời khô và nóng với nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ghi nhận trong các ngày 29, ngày 30/5/2015 phổ biến từ 40 đến 42oC tại vùng núi bắc Trung Bộ, trong đó một số nơi đã ghi nhận mức nhiệt độ cao nhất trong lịch sử kể từ năm 1985 (như đã phân tích trong phần nhiệt độ cao nhất tuyệt đối).

Như vậy, theo số liệu phân tích lại trong năm 2015, hai hình thế cơ bản nhất để gây ra nắng nóng trên khu vực là áp thấp nóng phía tây và áp cao cận nhiệt đới tây Thái Bình Dương.

Hình 3.1: Bản đồ tái phân tích của Trung tâm hạn vừa Châu Âu (ECMWF).

b, Đợt nắng nóng từ ngày 10 đến ngày 15/6/2016

Hình 3.2: Bản đồ tái phân tích của Trung tâm hạn vừa Châu Âu (ECMWF) tại các mực từ mặt đất đến 500mb ngày 10/6/2016

Hình 3.2 thể hiện bản đồ phân tích của ECMWF trong ngày 10/6/2016, tương tự như phân tích về đợt nắng nóng trong tháng 5 và tháng 6/2015, ta nhận thấy cũng xuất hiện một tâm thấp phụ trên vịnh Bắc Bộ với đường đẳng áp 1004mb. Trên các mực 850 đến 700mb, khu vực chịu sự chi phối của trường gió tây đến tây nam, tuy nhiên tốc độ không mạnh bằng ngày 29/5/2015 (hiện tượng “ Phơn” không mạnh). Ngoài ra trên mực 500 mb không có sự khống chế của áp cao cận nhiệt đới. Do vậy, đợt nắng nóng trong thời đoạn này không gay gắt như

năm 2015 với nhiệt độ cao nhất phổ biến dao động từ 37 đến 39 độ (bảng 3.2).

Hình thế thời tiết gây nắng nóng tại bắc Trung Bộ trong giai đoạn này chủ yếu là sự mở rộng của vùng áp thấp nóng.

Bảng 3.2: Phân bố nhiệt độ cao nhất ngày từ 10 đến 15/6/2016 tại khu vực Bắc Trung Bộ, Đơn vị: oC

STT Ngày

Trạm 10 11 12 13 14 15

1 Hồi Xuân 36.0 37.5 36.7 37.7 39.0 38.8 2 Yên Định 35.2 37.0 36.6 37.2 37.3 37.2

3 SầmSơn 36.3 37.0 37.8 37.7 38.2 36.8

4 Bái Thượng 36.3 36.7 37.0 38.2 37.5 37.6

5 Thanh Hóa 36.7 38.0 38.0 39.0 38.8 38.7

6 Như Xuân 37.0 37.2 36.9 38.4 38.0 38.0 7 Tĩnh Gia 37.8 38.4 38.7 39.4 39.3 39.1

8 Qùy Châu 36.8 37.3 36.4 38.2 38.3 38.2

9 Tương Dương 39.1 38.0 39.0 38.4 38.5 38.4 10 Qùy Hợp 36.4 36.3 36.0 37.0 37.6 37.3 11 Tây Hiếu 36.8 37.1 37.2 38.2 38.1 38.1

12 Con Cuông 38.5 38.3 38.0 39.0 38.0 37.9

13 Quỳnh Lưu 37.8 37.0 37.2 38.0 37.8 36.8 14 Đô Lương 38.0 38.5 38.3 39.4 38.8 37.7

15 Vinh 37.0 38.5 38.5 38.4 38.4 38.0

16 Hương Sơn 35.1 36.8 37.3 37.4 36.6 37.3 17 Hà Tĩnh 38.0 38.3 37.5 38.2 38.0 37.5 18 Hương Khê 38.3 39.1 38.5 39.2 38.4 38.4 19 Hoành Sơn 38.0 38.0 37.4 37.1 37.2 37.5

20 Kỳ Anh 37.7 37.8 37.5 37.6 37.4 37.6

21 Tuyên Hóa 37.7 37.6 36.9 37.6 36.7 37.1

22 Đồng Hới 36.4 37.5 37.4 36.9 37.7 37.6

23 Ba Đồn 36.8 37.5 37.8 37.5 37.4 38.2

24 Đông Hà 37.1 38.8 38.9 37.8 38.2 38.6

25 Khe Sanh 32.0 33.4 33.0 32.7 32.4 33.4

26 Huế 37.0 37.0 37.5 37.8 38.4 37.8

27 A Lưới 34.3 34.6 33.9 33.9 34.4 34.7

28 Nam Đông 37.5 37.4 37.2 38.0 38.0 37.7 3.1.4. Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối cao tuyệt đối tại khu vực bắc Trung Bộ

Phân tích theo hàm phân bố tần suất Pearson loại III ta có các kết quả tính toán tần suất xuất hiện các giá trị nhiệt độ cực trị tại khu vực bắc Trung Bộ như sau:

Bảng 3.3: Tần suất xuất hiện Tx tuyệt đối tại trạm Yên Định, Hồi Xuân Trạm

Tần suất (%)

Yên Định (oC)

Hồi Xuân (oC)

Trạm Tần suất (%)

Yên Định (oC)

Hồi Xuân (oC)

1 42.0 43.4

3 41.0 42.4 50 38.2 39.5

5 40.5 41.9 60 37.9 39.2

10 39.9 41.2 70 37.7 39.0

20 39.2 40.6 80 37.4 38.7

30 38.8 40.1 90 37.1 38.4

40 38.5 39.8 99 36.5 37.7

Theo tính toán thì với tần suất 1%, ứng với 100 năm mới xuất hiện nhiệt độ tối cao 42.0 đến 43.4oC tại các trạm Yên Định và Hồi Xuân. Trong chuỗi số liệu tính tần suất (32 năm) tại Yên Định và Hồi Xuân, năm nào cũng xuất hiện

nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 37oC. Khoảng 10 năm, hai trạm lặp lại giá trị nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ từ 39.9 đến 41.2oC.

Bảng 3.4: Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối cao tuyệt đối tại trạm Như Xuân và Bái Thượng

Trạm

Tần suất (%) Như Xuân (oC) Bái Thượng(oC)

1 42.9 42.7

3 41.9 41.7

5 41.4 41.2

10 40.8 40.5

20 40.1 39.8

30 39.7 39.4

40 39.3 39.1

50 39.1 38.8

60 38.8 38.6

70 38.5 38.3

80 38.3 38.1

90 37.9 37.7

99 37.3 37.1

Theo tính toán thì với tần suất 1%, ứng với 100 năm mới xuất hiện nhiệt độ tối cao 42.7 đến 42.9oC tại các trạm Như Xuân và Bái Thượng. Trong chuỗi số liệu tính tần suất (32 năm) tại Như Xuân và Bái Thượng, năm nào cũng xuất hiện nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 37oC. Khoảng 10 năm, hai trạm lặp lại giá trị nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ từ 40.5 đến 40.8oC.

Theo tính toán thì với tần suất 1%, ứng với 100 năm mới xuất hiện nhiệt độ tối cao 41.6 đến 43.8oC tại các trạm Đô Lương và Tây Hiếu. Trong chuỗi số liệu tính tần suất (32 năm) tại Đô Lương và Tây Hiếu, năm nào cũng xuất hiện nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 37oC. Khoảng 10 năm, hai trạm lặp lại giá trị nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ từ 40.1 đến 41.6oC.

Bảng 3.5: Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối cao tuyệt đối tại trạm Đô Lương và Tây Hiếu

Trạm Tần suất (%)

Đô Lương (oC)

Tây Hiếu (oC)

Trạm Tần suất (%)

Đô Lương (oC)

Tây Hiếu (oC)

1 41.6 43.8

3 40.9 42.8 50 39.0 39.8

5 40.6 42.3 60 38.8 39.6

10 40.1 41.6 70 38.6 39.3

20 39.7 40.9 80 38.5 39.0

30 39.4 40.5 90 38.2 38.7

40 39.2 40.1 99 37.8 38.1

Bảng 3.6: Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối cao tuyệt đối tại trạm Quỳ Châu và Quỳ Hợp

Trạm Tần suất (%)

Quỳ Châu (oC)

Quỳ Hợp (oC)

Trạm Tần suất (%)

Quỳ Châu (oC)

Quỳ Hợp (oC)

1 43.1 43.9

3 42.5 42.9 50 40.0 39.9

5 42.1 42.4 60 39.7 39.7

10 41.6 41.7 70 39.4 39.4

20 41.0 41.0 80 39.0 39.1

30 40.6 40.5 90 38.6 38.8

40 40.3 40.2 99 37.5 38.1

Theo tính toán thì với tần suất 1%, ứng với 100 năm mới xuất hiện nhiệt độ tối cao 43.9oC tại Quỳ Hợp. Trong chuỗi số liệu tính tần suất (32 năm), năm nào cũng xuất hiện nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 38oC. Khoảng 10 năm, trạm lặp lại giá trị nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ 41.7oC. Trong khi đó, tại trạm Quỳ Châu, với tần suất 1%, ứng với 100 năm mới xuất hiện nhiệt độ tối cao 43.1oC. Trong chuỗi số liệu tính tần suất, năm nào cũng xuất hiện nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 37.5oC. Khoảng 10 năm, trạm lặp lại giá trị nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ 41.6oC.

Theo tính toán thì với tần suất 1%, ứng với 100 năm mới xuất hiện nhiệt độ tối cao 43.1 đến 43.8oC tại các trạm Con Cuông và Tương Dương. Trong chuỗi số liệu tính tần suất (32 năm) tại Con Cuông và Tương Dương, năm nào cũng xuất hiện nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 38oC. Khoảng 10 năm, hai trạm lặp lại giá trị nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ khoảng 41.6oC.

Bảng 3.7: Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối cao tuyệt đối tại trạm Con Cuông và Tương Dương

Trạm Tần suất

(%)

Con Cuông

(oC)

Tương Dương

(oC)

Trạm Tần suất (%)

Con Cuông (oC)

Tương Dương

(oC)

1 43.8 43.1

3 42.7 42.4 50 39.8 40.4

5 42.3 42.1 60 39.6 40.2

10 41.6 41.6 70 39.3 40.1

20 40.9 41.1 80 39.0 39.8

30 40.4 40.8 90 38.7 39.7

40 40.1 40.6 99 38.0 39.2

Bảng 3.8: Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối cao tuyệt đối tại trạm Hương Sơn và Hương Khê

Trạm Tần suất (%)

Hương Sơn (oC)

Hương Khê (oC)

Trạm Tần suất (%)

Hương Sơn (oC)

Hương Khê (oC)

1 42.2 43.6

3 41.5 42.5 50 39.0 39.6

5 41.1 42.1 60 38.7 39.4

10 40.6 41.4 70 38.4 39.1

20 40.0 40.7 80 38.1 38.8

30 39.6 40.2 90 37.6 38.5

40 39.3 39.9 99 36.7 37.9

Theo tính toán thì với tần suất 1%, ứng với 100 năm mới xuất hiện nhiệt độ tối cao 42.2oC tại Hương Sơn. Trong chuỗi số liệu tính tần suất, năm nào cũng xuất hiện nắng nóng với nhiệt độ trên 36.7oC. Khoảng 10 năm, trạm lặp lại giá trị nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ 40.6oC. Trong khi đó, tại

Hương Khê, ứng với 100 năm mới xuất hiện nhiệt độ tối cao 43.6oC tại Hương Khê. Trong chuỗi số liệu tính tần suất (32 năm), năm nào cũng xuất hiện nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 37.9oC. Khoảng 10 năm, trạm lặp lại giá trị nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ 41.4oC.

Bảng 3.9: Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối cao tuyệt đối tại trạm Tuyên Hóa và Khe Sanh

Trạm Tần suất (%)

Tuyên Hóa (oC)

Khe Sanh (oC)

Trạm Tần suất (%)

Tuyên Hóa (oC)

Khe Sanh (oC)

1 43.2 40.1

3 42.2 39.1 50 39.3 36.4

5 41.7 38.7 60 39.0 36.2

10 41.0 38.0 70 38.8 36.0

20 40.3 37.4 80 38.5 35.7

30 39.9 37.0 90 38.2 35.4

40 39.6 36.7 99 37.6 34.8

Theo tính toán thì với tần suất 1%, ứng với 100 năm mới xuất hiện nhiệt độ tối cao 43.2oC tại Tuyên Hóa, trong khi đó Khe Sanh giá trị này chỉ khoảng 40.1oC. Nhiệt độ tối cao tại Khe Sanh nhỏ hơn so với Tuyên Hóa, cụ thể năm nào Tuyên Hóa cũng có nhiệt độ đạt nắng nóng gay gắt trên 37oC, trong khi đó con số này với Khe Sanh chỉ là xấp xỉ 35oC. Với tần suất 10 năm một lần, Tuyên Hóa có nhiệt độ đặc biệt gay gắt, lên đến 41.0oC, trong khi đó với Khe Sanh chỉ là 38.0oC.

Bảng 3.10: Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối cao tuyệt đối tại trạm A Lưới và Nam Đông

Trạm Tần suất (%)

A Lưới (oC)

Nam Đông (oC)

Trạm Tần suất (%)

A Lưới (oC)

Nam Đông (oC)

1 37.1 41.7

3 36.5 41.0 50 34.8 39.1

5 36.2 40.7 60 34.6 38.9

10 35.8 40.3 70 34.5 38.7

20 35.4 39.8 80 34.3 38.6

30 35.1 39.5 90 34.1 38.3

40 34.9 39.25 99 33.8 37.9

Theo tính toán thì với tần suất 1%, ứng với 100 năm mới xuất hiện nhiệt độ tối cao 41.7oC tại Nam Đông, trong khi đó A Lưới giá trị này chỉ khoảng 37.1oC. Nhiệt độ tối cao tại A Lưới nhỏ hơn nhiều so với Nam Đông, cụ thể năm nào Nam Đông cũng nhiệt độ đạt nắng nóng gay gắt trên 37.9oC , trong khi đó con số này với A Lưới chỉ là 33.8oC. Với tần suất 10 năm một lần, Nam Đông có nhiệt độ đặc biệt gay gắt, lên đến 40.3oC, trong khi đó với A Lưới chỉ là 35.8oC. Tại A Lưới, trong năm hầu như ít xảy ra nắng nóng, tổng số ngày có nhiệt độ lên trên 35oC chỉ từ 1 đến 2 ngày/năm và nếu có sẽ xảy ra từ tháng 3 đến tháng 5.

Hình 3.3: Biểu đồ phân bố nhiệt độ tối cao tuyệt đối ứng với mức lịch sử và tần suất 1% tại vùng núi bắc Trung Bộ.

Như vậy, theo hình 3.3, tần suất 1% (ứng với 100 năm mới xuất hiện một lần), nhiệt độ tối cao tại vùng núi bắc Trung Bộ có thể lên đến 43.8 đến 43.9oC; riêng Khe Sanh và A Lưới, con số này dao động từ 37.1 đến 40.1oC.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của áp thấp nam á và áp cao thái bình dương đến nắng nóng ở khu vực bắc trung bộ (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)