CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2 Cơ sở thực tiễn
Theo thông kê (2016), tổng đàn lợn cả nước có 29,1 triệu con; bằng 104,8% so với cùng kỳ năm trước. Chăn nuôi lợn phát triển nhanh, giá thịt lợn hơi trên thị trường duy trì ở mức ổn định, người chăn nuôi có lãi nhất là những hộ chăn nuôi qui mô gia trại và trang trại. Theo kết quả chăn nuôi, đàn lợn cả nước có 29,1 triệu con tăng 4,8%
so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, việc chăn nuôi ở nước ta diễn ra dưới quy mô nhỏ lẻ cộng với việc bất cập trong khâu giống, phát triển vùng nguyên liệu cho chế biến thức ăn, thiếu thông tin thị trường và chính sách đầu tư kỹ thuật chăn nuôi... là rào cản rất lớn để ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam phát triển bền vững. Hiện nay, vi rút tai xanh vẫn tồn tại trong môi trường chăn nuôi kết hợp với những diễn biến phức tạp của thời tiết ảnh hưởng xấu đến đàn lợn dễ làm phát sinh dịch bệnh.
Hiện giá lợn xuống rất thấp, có nơi dưới 30.000 đồng/kg, chưa có dấu hiệu hồi phục, gây thua thiệt cho người chăn nuôi, nhất là những hộ chăn nuôi lợn thịt phải mua con giống giá cao và phụ thuộc thức ăn chăn nuôi bên ngoài. Nếu tình hình này kéo dài, các hộ chăn nuôi như thế này sẽ khó có thể tồn tại được.
Từ quy mô chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, cộng với việc bất cập trong khâu giống, kỹ thuật chăn nuôi chưa theo chu trình khép kín, tập trung từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, nhất là còn phụ thuộc lớn vào nguyên liệu đầu vào chế biến thức ăn gia súc của thế giới đã đẩy giá thành chăn nuôi lợn ở nước ta cao hơn so với các nước khác, dẫn đến tính cạnh tranh thịt lợn còn thấp. Vì thế, dù Việt Nam là một nước “có tên tuổi”
trong ngành chăn nuôi khi đứng thứ 4 thế giới về số lượng thịt lợn nhưng ngành chăn nuôi chỉ có nhập khẩu thịt là chính, còn xuất khẩu lại không nhiều.
Để ngành chăn nuôi lợn phát triển ổn định, có chiều sâu, theo các chuyên gia, trước mắt phải tái cấu trúc lại quy hoạch vùng chăn nuôi lợn tập trung theo hướng an
Đại học kinh tế Huế
toàn sinh học, khép kín từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Cùng với đó, cần quy hoạch lại vùng nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi để không phụ thuộc vào nguyên liệu của thế giới. Đồng thời áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng để hạ giá thành sản phẩm... Giải quyết được những vấn đề này, chăn nuôi lợn ở Việt Nam mới hy vọng cạnh tranh được với các nước trên thế giới.
1.2.2 Thực trạng ngành chăn nuôi lợn tại Nghệ An
Nghệ An là tỉnh có tiềm năng, điều kiện để phát triển chăn nuôi. Trong thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, chính quyền các địa phương và đặc biệt nỗ lực của người dân nên ngành chăn nuôi của Nghệ An đã thu được nhiều thành công đáng kể. Cùng với ngành trồng trọt, chăn nuôi trở thành cột trụ mang lại giá trị sản xuất trong phát triển nông nghiệp tỉnh nhà.
Hiện nay, Nghệ An là tỉnh có tổng đàn lợn đứng thứ 5 toàn quốc, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp ngày càng cao, thu nhập ngành chăn nuôi hiện chiếm 41,5%
tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Sản lượng thịt gia súc năm sau luôn tăng hơn so với năm trước, tổng sản lượng thịt lợn tăng 1,06%.(chi cục thông kê Nghệ An, 2016)
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có rất nhiều hãng thức ăn chăn nuôi có sản phẩm bán trên thị trường, việc kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng không diễn ra thường xuyên, đặc biệt các đại lý thức ăn chăn nuôi vùng sâu, vùng xa nên sẽ khó khăn trong giám sát chất lượng.
Quản lý giết mổ và kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm đang gặp nhiều khó khăn bất cập. Mặc dù có những điểm sáng về giết mổ gia súc tập trung tại Đô Lương, Nam Đàn, Diễn Châu, Yên Thành…nhưng nhìn chung tình trạng giết mổ gia súc trên địa bàn toàn tỉnh vẫn không kiểm soát được, chủ yếu người dân vẫn giết mổ tại nhà, lò mổ tập trung chưa phát huy hiệu quả. Cũng do không có các khu giết mổ tập trung nên công tác kiểm tra vệ sinh thú y còn nhiều hạn chế. Việc kiểm tra vệ sinh thú y hầu hết chỉ diễn ra tại các chợ, tụ điểm mua bán sản phẩm động vật, việc kiểm tra được động vật trước khi giết mổ hầu như không xảy ra.
Để ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển mạnh và phát triển bền vững trong thời gian tới cần phải có định hướng và giải pháp thực hiện quyết liệt của lãnh đạo các cấp, các ngành chuyên môn, các địa phương. Để khuyến khích chăn nuôi phát triển, Uỷ ban
Đại học kinh tế Huế
nhân dân Tỉnh cần tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ ngành chăn nuôi như đã tiến hành trong thời gian qua, nhưng cần rà soát lại theo hướng tập trung vào những sản phẩm, khâu đột phá mũi nhọn trong chuỗi sản xuất sản phẩm chăn nuôi để phát huy hiệu quả.
Bên cạnh duy trì và phát triển tổng đàn cần tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm thịt. Giám sát phương thức chăn nuôi của người dân, kiểm tra tồn dư chất kháng sinh, chất cấm có trong thịt để từ đó xây dựng các biện pháp sản xuất thịt lợn đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
1.2.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp
1.2.3.1 Nghiên cứu về chuỗi giá trị
1/ Đề tài “Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng đồng bằng sông cửu long” năm 2011 của tác giả Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Sơn, Trường Đại Học Cần Thơ.
Nghiên cứu đã đi sâu phân tích chuỗi giá trị lúa gạo nội địa và chuỗi giá trị lúa gạo xuất khẩu, phân tích kinh tế chuỗi nhấn mạnh phân phối lợi ích, chi phí, giá trị gia tăng cũng như tổng lợi nhuận của mỗi tác nhân và toàn chuỗi, phân tích hậu cần, rủi ro và chính sách hỗ trợ có liên quan, phân tích SWOT liên quan đến mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ cũng như xác định các vấn đề về chất lượng sản phẩm của chuỗi.
2/ “Nghiên cứu chuỗi giá trị cà phê của huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum” năm 2014,nghiên cứu về chuỗi giá trị cà phê trên địa bàn tỉnh Kon Tum nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của chuổi giá trị và hài hoà lợi ích-chi phí cũng như tạo thêm giá trị sản xuất và giá trị gia tăng cho cà phê tỉnh Kon Tum.
3/ Tác giả Nguyễn Thị Bình (2010).“Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng lợn thịt huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã phân tích mối quan hệ nhiều chiều giữa các tác nhân trong nghành hàng thịt lợn và đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình phát triển chuỗi.
1.2.3.2 Nghiên cứu về chuỗi cung ứng
1/ Dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững ở Việt Nam” được Liên minh Châu Âu (EU) hỗ trợ thông qua chương trình EU SWITCH-ASIA từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2017 với mục tiêu nâng cao tính cạnh tranh của ngành cá tra Việt
Đại học kinh tế Huế
Nam trên thị trường thế giới, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và thúc đẩy sản xuất có trách nhiệm tại Việt Nam.
2/ Dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng và bao tiêu sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế” Vì mục tiêu phát triển thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bền vững, hiện đại, an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế, ngày 30/12/2016 tại Hà Nội , Liên hiệp Hợp tác xã tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam (Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) và Phòng Thương mại Công nghệ Israel tại Đông Nam Á cùng Tập đoàn IVA Israel ký kết hợp tác toàn diện, xây dựng và phát triển các Dự án nông nghiệp sạch áp dụng công nghệ Israel, xây dựng chuỗi cung ứng và bao tiêu sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.
3/ Đề tài “Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ an” năm 2012 của tác giả Trần Văn Long, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã đề cập đến các vấn đề đầu vào, đầu ra, rủi ro trong sản xuất và sự liên kết giữa các tác nhân tham gia trong sản xuất và tiêu thụ thịt lợn tại huyện Anh Sơn. Đồng thời đưa ra các giải pháp để tạo sự liên kết, thống nhất và chặt chẽ giữa các nhà cung ứng từ đầu vào sản xuất cho tới nhà phân phối sản phẩm tới khách hàng cuối cùng.
4/ Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ“Nghiên cứu chuỗi cung thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An” của TS.Nguyễn Thị Minh Hòa, trường Đại Học Kinh Tế- Đại Học Huế đã nghiên cứu chi tiết về chuỗi cung thịt lợn trên địa bàn NA giúp cho những nhà hoạch định của NA có những đinh hướng đúng đắn trong phát triển chăn nuôi lợn và giúp người chăn nuôi lợn tạo công ăn việc làm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, qua đó nâng cao thu nhập.
Đại học kinh tế Huế