CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG THỊT LỢN Ở THÀNH PHỐ VINH
3.1 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với chuỗi cung thịt lợn ở thành phố Vinh
3.1.1Điểm mạnh
Thành phố Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, là trung tâm tổng hợp của tỉnh Nghệ An, trung tâm kinh tế, văn hóa vùng, đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các vấn đề trọng điểm về kinh tế của Nghệ An và vùng Bắc trung bộ. Thành phố Vinh nằm trong hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền Myanma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông. Nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế. Với vị trí đó, thành phố Vinh - Nghệ An đóng vai trò quan trọng trọng giao lưu: kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá với cả nước và các nước khác trong khu vực.
Thành phố Vinh có tổng quy mô dân số tại thời điểm năm 2015 là 315.421 người. Với tổng diện tích đất là 105,07 km2 thì mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 3002 người/km2. Thành phố Vinh có 21 chợ (2 chợ to, 16 chợ vừa và 3 chợ sép) và 50 điểm bán lẻ nhỏ, đây là một thị trường tiệu thụ thịt lợn tiềm năng.
Các quy trình chăn nuôi lợn được các cán bộ thú y thực hiện chặt chẽ, theo quy trình đã quy định sẵn, việc kiểm soát gắt gao nên có thể phòng tránh được dịch bệnh, chất lượng thịt được đảm bảo an toàn vệ sinh thú y.
Sự tham gia của các thành phần kinh tế vào khai thác kinh doanh chợ bước đầu phát huy hiệu quả. Đơn cử như chợ đầu mối nông sản TP.Vinh, sau hơn 1 năm đi vào hoạt động đã trở thành đầu mối tiêu thụ nông sản cho nông dân trên địa bàn; giải quyết địa điểm kinh doanh cho 700 hộ tiểu thương.
3.1.2 Điểm yếu
Thành phố Vinh đang hướng tới đô thị hóa, chỉ tập trung phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ nên diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp vì vậy, người dân trong thành phố không có đất để chăn nuôi.
Đại học kinh tế Huế
Giai đoạn 2011 - 2016, nhất là 3 năm lại đây, tốc độ thu hồi đất nông nghiệp ở thành phố Vinh diễn ra khá mạnh. Năm 2016, đất nông nghiệp giảm từ 4.700 ha xuống còn khoảng 4.000 ha.
Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được triển khai mạnh, đất nông nghiệp của thành phố Vinh lại đang bị bỏ hoang khá nhiều.
Quy mô chăn nuôi lợn ở Vinh chủ yếu theo hình thức nhỏ lẻ, tận dụng. Qui mô chăn nuôi trang trại đang được phát triển, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ ít. Tiếp cận khoa học kỹ thuật còn thấp chủ yếu chăn nuôi theo kinh nghiệm và phương thức truyền thống. Điều này khó khăn trong việc ký hiệp đồng với doanh nghiệp, vừa dẫn đến hiện tượng ép giá trong mua bán sản phẩm.
Giống lợn chủ yếu là các giống lợn lai, lợn nội...các giống lợn ngoại còn ít.
Nguồn giống cung cấp giống chủ yếu của các hộ là từ các hộ chăn (tại chợ) và dân ở vùng khác. Chất lượng giống không đảm bảo sẽ khiến cho lợn dễ mắc bệnh bệnh dịch, sức khỏe không đảm bảo ảnh hưởng đến người chăn nuôi và người tiêu dùng trên thị trường.
Các lò giết mổ tập trung chưa được xây dựng theo đúng quy trình nên việc giết mổ tại các lò nhỏ lẻ hay tại nhà cấc hộ giết mổ sẽ gây khó khăn cho các cán bộ thú y trong việc kiểm dịch, kiểm tra chất lượng thịt.
Trình độ hiểu biết về kiến thức chăn nuôi và mức độ cập nhật thông tin thị trường của hộ chăn nuôi còn hạn chế, thiếu sự phản hồi từ người tiêu dùng đến khâu chăn nuôi. Thông tin phản hồi chưa được tiếp nhận bởi thế gây khó khăn cho những hộ chăn nuôi.
3.1.3 Cơ hội
Việt Nam đang dần hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đây là cơ hội đối với ngành chăn nuôi lợn thịt ở thành phố Vinh trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, hội nhập sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhiều du khách đến với Việt Nam nên khối lượng thịt lợn sẽ được tiêu thụ nhiều hơn. Ngành chăn nuôi lợn ở thành phố Vinh sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển, tăng tổng số đầu lợn sản xuất.
Đại học kinh tế Huế
Hội nhập, nền kinh tế phát triển, thu nhập đầu ở VN đang ngày càng tăng lên, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Thịt lợn là nguyên liệu chế biến thức ăn truyền thống của hầu hết người Việt Nam, khi thu nhập tăng lên thì nhu cầu tiêu thụ thịt lợn không những tăng lên. Đây là cơ hội cho ngành chăn nuôi lợn thịt ở Vinh phát triển, đặc biệt phát triển lợn thịt có hàm lượng tỷ lệ nạc cao.
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh nên thành phố Vinh sẽ là trung tâm thu hút khách du lịch, vốn đầu tư nước ngoài. Đây là cơ hội cho ngành chăn nuôi ngày càng phát triển.
Khu kinh tế Đông Nam ở thành phố Vinh đang được hình thành và xây dựng tạo điều kiện cho các ngành công, nông nghiệp, dịch vụ thương mại và xây dựng phát triển, điều này tạo cơ hội cho việc mở rộng và tăng khối lượng tiêu thụ thịt lợn trong thành phố.
3.1.4 Thách thức
Trong quá trình hội nhập, thịt lợn ở các vùng, các nước sẽ nhập vào và bán trên thị trường Việt Nam làm cho cạnh tranh trên thị trường thịt lợn sẽ trở nên gay gắt hơn, đây là một thách thức không nhỏ đối với chăn nuôi và kinh doanh lợn thịt, thịt lợn ở Vinh để cạnh tranh tốt, thành công trên thị trường Việt Nam và tỉnh nhà.
Khi thu nhập tăng, nhu cầu và yêu cầu của người tiêu dùng trong việc đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ ngày càng cao. Đây là điểm áp lực lớn cho thịt lợn ở TP.Vinh khi hộ chăn nuôi chỉ với qui mô nhỏ, giống nội là chủ yếu, chăn nuôi theo hình thức tận dụng, hoạt động giết mổ tại nhà.
Giá cả trên thị trường biến động thường xuyên tạo ra nhiều khó khăn cho cả hộ chăn nuôi và các tác nhân trong chuỗi cung ứng khi sản xuất và kinh doanh.
Giá cả thức ăn chăn nuôi thường xuyên biến động và tăng cao gây bất lợi cho người dân trong chăn nuôi.
Dịch bệnh lây lan nhanh trên cả nước với tình hình ngày càng phức tạp và khó kiểm soát.
Đại học kinh tế Huế
3.2 Giải pháp